Cách Cai Sữa Cho Bé Khoa Học, An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Mẹ Bỉm ...

Để cai sữa cho bé thành công, mẹ cần trang bị cho mình những nguyên tắc và kiến thức để quá trình cai sữa diễn ra dễ dàng và khoa học nhất. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Điện máy XANH để biết được thời điểm cũng như cách cai sữa hiệu quả cho bé nhé!

1 Khi nào nên cai sữa cho bé?

Bé cần bú mẹ tối thiểu bao nhiêu tháng?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có chứa các chất quan trọng như đạm (protein), carbohydrate, chất béo lipid, vitamin và muối khoáng hỗ trợ bé phát triển não bộ, tăng nhận thức cũng như xây dựng hệ miễn dịch chống lại chứng tiêu chảy, bệnh hô hấp, dị ứng và nhiều bệnh khác.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ nếu điều kiện cho phép. Sau 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên, dinh dưỡng từ sữa mẹ không thể đáp ứng được nữa mới bắt đầu bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài.

Cần cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Thời điểm vàng nên cai sữa cho bé

Dưới đây là 5 thời điểm vàng mà bạn càng lưu ý để cai sữa cho bé:

Thời điểm thứ nhất: Đây là thời điểm mà bé gần 1 tuổi và có thể tự ngồi thẳng, hệ thần kinh cũng như hệ vận động đang phát triển và dần trở nên cứng cáp hơn. Như vậy ta có thể thấy, nếu "cách ly" khỏi sữa mẹ thì bé vẫn tự trang bị được sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân bên ngoài.

Thời điểm mà bé đã gần 1 tuổi và đã có thể ngồi thẳng

Thời điểm thứ hai: Đây là giai đoạn mà hệ thần kinh não bộ của bé phát triển mạnh mẽ, bé đang bập bẹ nói và các giác quan như vị giác, thính giác, thị giác cũng hoàn thiện và phát triển hơn. Ở giai đoạn này, bạn cần bổ sung cho bé nhiều loại thực phẩm và tăng mức sữa ngoài lên khoảng từ 500 - 600 ml.

Thời điểm thứ ba: Đây thời điểm mà bé đang ở 1,5 - 2 tuổi, hệ tiêu hóa đang hoàn thiện và phát triển mạnh, đồng thời đã có thể ăn được cháo hoặc cơm nhão. Lúc này, bạn có thể cho bé sử dụng ghế ngồi ăn dặm và thắt chặt tình cảm bằng cách cho bé tham gia bữa ăn chung với gia đình.

Bé đã có thể ăn được cháo hoặc cơm nhão

Thời điểm thứ tư: Đây là giai đoạn mà nhận thức của bé phát triển mạnh và bé đã có thể phân biệt được màu sắc. Lúc này, bạn có thể thay đổi màu sắc núm vú để khiến cho bé không còn nhận ra núm vú của mẹ, từ đó bé sẽ dần cảm thấy màu sắc cũng như hình dáng của bầu vú mẹ không còn quen thuộc và sẽ ngưng bú.

Thời điểm thứ năm: Đây là giai đoạn mà bé đang ở mức gần 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi, cơ thể đã cứng cáp và tham gia được nhiều hoạt động như đi, chạy, leo hay bò lên cầu thang.

Lưu ý: Nếu người mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, bệnh phải sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh liên quan đến bầu ngực hoặc đầu ngực thì cần cai sữa ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

2 Cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học

Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Để cai sữa cho trẻ, bạn không nên đột ngột dừng hẳn mà cần lên kế hoạch cho bé bú bỏ cữ hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Nếu bình thường, khoảng cách mỗi lần bú của bé là khoảng 3 tiếng thì ở tháng thứ 9 của bé, bạn nên kéo dài khoảng cách mỗi lần bú cách nhau khoảng 4 - 5 tiếng và kết hợp rút ngắn thời gian cho bé bú.

Bạn không nên đột ngột bỏ bú bé vì sẽ dễ khiến bé bị ốm, gặp vấn đề về hô hấp hay nhiễm trùng tai. Bên cạnh việc gây ra nhiều vấn đề không tốt cho tâm lý bé, mẹ cũng sẽ dễ bị căng tức cho nhiều sữa.

Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Tăng cường bữa ăn dặm

Việc tăng cường thức ăn dặm sẽ tăng nguồn cung dinh dưỡng cho bé, giúp bé tập làm quen với thức ăn ngoài và no lâu hơn, từ đó làm giảm cảm giác đói bụng và thèm sữa, giảm được tần suất bú của trẻ. Để kích thích bé ăn ngon miệng hơn, bạn có thể tham khảo các công thức nấu thức ăn dặm, làm phong phú hơn thực đơn cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tăng cường thêm bữa ăn dặm cho bé

Tập quen với việc không ti mẹ

Trong giai đoạn này, người mẹ cần kiên trì để giúp bé thích nghi bằng cách đánh lạc hướng bé bằng các đồ chơi, đẩy xe đi dạo, cho bé chơi đùa cùng mọi người. Như vậy, bé sẽ dễ dàng xao lãng và hạn chế đòi mẹ cho bú hơn.

Kết hợp ăn thêm sữa ngoài

Trong quá trình cai sữa cho trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể kết hợp cho trẻ ăn sữa ngoài đan xen với sữa mẹ. Bạn có thể chọn lựa các loại sữa hộp phù hợp với độ tuổi của bé hay các loại sữa bột, sữa đặc, sữa bò, sữa hạt,... tùy theo sự yêu thích của bé. Việc sử dụng kết hợp sữa ngoài sẽ giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng và đặc biệt là giảm bớt được tần suất cho bé bú trong ngày.

Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa bột dành cho bé uy tín được các mẹ tin dùng như Enfa, sữa Abbott Grow, sữa bột Nutifood,...Kết hợp cho trẻ ăn thêm sữa ngoài

Sử dụng ti giả để quên ti mẹ

Bạn có thể chọn mua các loại ti giả cho bé sử dụng để đánh lừa cảm giác của bé, từ đó bé sẽ quên ti mẹ và không thường xuyên đòi bú nữa. Bạn nên đặc biệt lưu ý khi chọn mua các loại ti giả để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá lạm dụng ti giả vì việc này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.

Xem thêm:
  • Ti giả là gì? Tác dụng của ti giả đối với bé?
  • Lợi và hại khi cho trẻ ngậm ti giả mẹ cần lưu ý

3 Những lưu ý khi cai sữa cho bé

Lưu ý cho mẹ

- Khi cai sữa cho trẻ, bạn không nên dừng quá đột ngột mà nên cắt giảm dần thời gian cũng như tần suất cho bú để đạt hiệu quả cao nhất.

- Trong suốt giai đoạn cai sữa cho trẻ, bạn có thể gặp các trường hợp ngực bị căng tức do sữa nhiều. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng khăn thấm nước hoặc dùng tay mát-xa ngực hay dùng máy hút sữa để hút bớt sữa ra ngoài.

- Thời gian mà các chuyên gia khuyến cáo cai sữa cho trẻ là khi trẻ ở 24 tháng tuổi. Chính vì vậy mà bạn không nên cai sữa trẻ quá sớm nếu không cần thiết vì sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá giúp trẻ phát triển mạnh mẽ ở cả trí tuệ và thể lực.

- Người mẹ cũng cần chú tâm đến thời gian nghỉ ngơi, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để mau chóng thích nghi với những thay đổi tâm sinh lý của mình.

- Nếu có thể, bạn hãy nhận sự giúp đỡ từ một người khác, nhờ bố hay người nhà bé chơi đùa và đánh lạc hướng bé trong quá trình cai sữa, giúp bé tạm quên đi cơn thèm sữa mẹ và bỏ bú dễ dàng hơn.

 Người mẹ cũng cần chú tâm đến sức khỏe của bình để thích nghi với những thay đổi của tâm sinh lý

Lưu ý cho bé

- Trong quá trình cai sữa, bé có thể sẽ cáu kỉnh hoặc quấy khóc nhiều do không được bú mẹ thường xuyên, vì vậy mà bạn cần kiên nhẫn dỗ dành và chơi đùa thường xuyên với trẻ.

- Chỉ nên cai sữa khi trẻ có sức khỏe ổn định, không có bệnh.

- Chọn thời tiết phù hợp trong quá trình cai sữa để đạt hiệu quả tốt, tránh thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh để giúp bé không bị ốm bệnh.

Trong quá trình cai sữa, bé có thể sẽ cáu kỉnh hoặc quấy khóc nhiều

Xem thêm:

  • Khi nào cho bé dùng bình tập uống? Bí quyết giúp trẻ tập uống dễ dàng
  • Khi nào nên cho bé cai bình sữa? 6 mẹo giúp bé cai bình sữa đơn giản
  • Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ

Với các thông tin cũng như bí quyết được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bạn đã tìm được cách giúp trẻ cai sữa nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Từ khóa » Khi Nào Nên Cai Sữa Bột Cho Bé