KHI NÀO CAI SỮA CHO CON LÀ TỐT NHẤT, 15 DẤU HIỆU NHẬN ...
Có thể bạn quan tâm
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Từ việc giảm chi phí y tế, ít khả năng bị hen suyễn, nhiễm trùng tai, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), và những vấn đề không lường trước được. Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vậy khi nào cai sữa cho con ổn nhất.
Tuy nhiên, giống như tất cả những điều tốt đẹp khác, cũng phải đến lúc cho bé cai sữa mẹ. Từ việc mẹ phải đi làm trở lại đến việc phải bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn cho con. Có rất nhiều hoàn cảnh (rất buồn cười hay rất khó khăn) khi các mẹ nên bắt đầu cai sữa cho bé hoặc ngừng cho con bú sữa mẹ.
Khi nào cai sữa cho con?
Mỗi trẻ sinh ra sẽ có những mốc phát triển khác nhau. Và việc cho con bú sữa mẹ cũng không nằm ngoài số đó. Một số mẹ có thể cho con bú sữa mẹ trong nhiều năm. Trong khi các mẹ khác có thể cảm thấy họ không thể nào cho con bú sữa mẹ lâu hơn vài tuần. Bất kể thời điểm nào, cai sữa cho bé là một quá trình có thể mất hàng tuần. Để đảm bảo em bé có thể chuyển sang một cách cho ăn khác.
Trong khoảng thời gian này, mẹ cũng thường tìm những cách mới để gần gũi và ôm ấp con thay vì cho con bú sữa mẹ.
Có mẹ sẽ có những lý do chính đáng và nhận thấy các dấu hiệu cho biết thời điểm phù hơp để cho con ngừng bú mẹ. Một số mẹ khác thì lại không thấy. Điều này có thể do mẹ bị áp lực từ bạn bè, gia đình, hoặc thậm chí là đồng nghiệp hoặc sếp. Quyết định ngừng cho con bú nên được thực hiện bởi người mẹ (và đôi khi, con của mẹ).
Đọc thêm: Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Các Mẹ Thường Dùng
15. CON KHÔNG CÒN THÍCH BÚ MẸ
Con không còn thích bú mẹ có thể là dấu hiệu để cai sữa cho con
Đôi khi trẻ có thể là “tự cai sữa”. Một số tín hiệu cho trẻ có thể tự cai sữa như bé bắt đầu giảm bú mẹ. Hoặc có vẻ thích uống bằng ly hoặc thích thức ăn dặm. Trẻ thường sẽ không tự cai sữa cho đến khi trẻ hơn 1 tuổi, có thể đến 2 tuổi.
Có một số lý do khác khiến em bé có thể tự cai sữa. Có thể do lượng sữa của mẹ còn ít quá. Trẻ có thể ngừng bú vì trẻ thấy việc bú sữa mẹ không hiệu quả. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể đến giai đoạn khủng hoảng sữa mẹ (Nursing Strike). Rất dễ bị hiểu lầm là con không còn thích bú sữa mẹ. Nursing Strike thường xảy ra khi em bé đến một số cột mốc nhất định. Ví dụ như bò, đi bộ hoặc mọc răng. Đôi khi trẻ lớn hơn trở nên “năng động” hơn và không chịu ngồi một chỗ đủ lâu để bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, nếu mẹ đã kiểm tra tất cả các khả năng trên mà trẻ vẫn không thích bú sữa mẹ nữa. Và có thể là sữa mẹ không còn phù hợp với con nữa.
14. BỊ ĐAU KHI CHO CON BÚ SỮA MẸ
Mẹ có thể xem xét cho con ngưng bú nếu bị đau kéo dài khi cho con bú
Thường thì việc cho con bú sữa mẹ không được làm mẹ đau. Và luôn có một tư thế mà bé có thể bú mà không làm mẹ đau. Nhưng đôi khi một số mẹ sẽ không thể tìm ra được tư thế cho con bú nào mà không đau. Cho con bú có thể gây đau đớn. Núm vú bị nứt, núm vú bị nhiễm trùng, núm vú phồng rộp, nấm, tắc tia sữa, và áp xe vú,v.v.
Nếu mẹ đã uống thuốc kháng sinh nhiều lần hoặc núm vú của mẹ bị chảy máu. Thì việc cho con bú sữa mẹ có thể càng tạo thêm cho mẹ cảm giác sợ hãi.
Nếu cho con bú gây đau, có một vài cách mà mẹ có thể thử. Gặp bác sĩ hoặc dùng các loại kem có thể bôi được trên núm vú để bảo vệ và chữa lành vú.
Ngoài ra, một số trẻ em bị dính lưỡi và không thể tạo chuyển động lưỡi đủ để bú sữa mẹ. Đây là một trường hợp đơn giản, hãy đến ngay bác sĩ nhi để có thể điều trị cho con sớm.
Dùng máy hút sữa là một giải pháp tốt nếu mẹ muốn tiếp tục duy trì cho con bú sữa mẹ. Nhưng mẹ lại có thêm thời gian để làm lành vết thương.
Đọc thêm: Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Các Mẹ Thường Dùng
13 MẸ QUÁ MỆT MỎI
Cai sữa nếu mẹ quá mệt mỏi khi cho con bú
Nhiều người ví sữa là “máu trắng” và em bé là “ma cà rồng”. Đối với một số mẹ, việc cho con bú có thể làm cho mẹ cảm thấy kiệt sức. Như thể vừa kết thúc một cuộc chạy marathon và sinh con, tất cả cùng một lúc. Cho con bú có thể làm cho mẹ rất mệt mỏi.
Một số mẹ có thể sắp xếp đủ thời gian trong ngày để ăn uống đủ chất và lượng để tạo sữa mẹ cho con. Mặc dù mẹ mới sinh con nên ưu tiên thời gian cho việc cho con bú. Nhưng thực tế cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào mẹ cũng có thể.
Mẹ cũng có thể thức dậy suốt đêm để hút sữa mẹ và có thể làm mẹ kiệt sức hoàn toàn. Ngoài ra, việc cho con bú có thể làm giảm lượng vitamin và khoáng chất của mẹ. Ví dụ như canxi.
Theo một báo cáo, cơ thể mẹ có thể mất từ 3 đến 5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, mẹ sẽ hồi phục lại khối lượng xương này sau khi cai sữa cho con.
12. BÉ CẦN BỔ SUNG THÊM SẮT
Nếu bé thiếu sắt thì mẹ có thể xem xét bổ sung từ bên ngoài thay cho sữa mẹ
Cơ thể của bé cần sắt để tạo các tế bào hồng cầu mới và vận chuyển oxy. Đôi khi bé sinh non hoặc thiếu cân, có thể không có đủ thời gian để tạo lượng sắt dự trữ cần thiết trong những tháng đầu đời. Trong trường hợp này, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn có thể không đủ để bổ sung lượng sắt của bé.
Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh sinh thường và được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng đầu tiên ít có khả năng bị thiếu máu.
Có những cách cho ăn khác – ví dụ như bổ sung sắt lỏng hoặc cho con ăn các thức ăn có giàu sắt. Thừa sắt cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy điều quan trọng là mẹ phải cho con ăn vừa phải.
Nhưng thiếu lượng sắt dự trữ có thể là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy đã đến lúc ngừng cho con bú.
11 MẸ ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ Y TẾ
Mẹ uống thuốc lâu ngày nên xem xét cho con ngưng bú để an toàn cho con
Chắc chắn là mẹ không nên cho con bú. Điều này bao gồm việc dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể đi vào sữa mẹ. Có khả năng gây tác dụng phụ cho em bé.
Các loại thuốc không an toàn cho em bé và cho con bú bao gồm aspirin, codeine (có thể làm em bé bị an thần), pseudoephedrine (có thể làm giảm lượng sữa), phenylephrine, phenylpropanolamine, guaifenesin. Và các loại thuốc khác gây tác dụng phụ làm buồn ngủ. Ngoài ra, cơ thể của con không thể lọc các loại thuốc như cơ thể người lớn. Nên có thể các loại thuốc này tồn tại lâu hơn trong cơ thể của con, gây các hậu quả không tốt.
Do sữa được cơ thể mẹ sản xuất ra theo quy luật cung – cầu. Nên nếu sức khỏe mẹ vẫn đảm bảo thì nên vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa để duy trì nguồn sữa mẹ. Đợi khi mẹ khỏe mạnh có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ.
Đọc thêm: Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Các Mẹ Thường Dùng
10. CON THÍCH THỨC ĂN HƠN
Nếu con thích ăn hơn thích bú thì mẹ có thể ngưng cho con bú sữa mẹ
Đôi khi em bé có thể bắt đầu ăn thức ăn dặm và “thích ngay”. Con không phải vất vả bú mẹ để no bụng – khi ăn dặm thức ăn được đặt ngay trước mặt. Nếu sau khi cho con ăn dặm và con không chịu bú sữa mẹ nữa. Đó có thể là dấu hiệu hiểu rằng không cần cho con bú sữa mẹ nữa.
Biểu hiện này có thể là một ví dụ khác về việc tự cai sữa khi trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể bắt đầu thích đồ ăn hơn là bú sữa mẹ.
Mặc dù mẹ có thể bắt đầu việc cai sữa nếu trẻ thích thức ăn dặm. Trẻ vẫn cần sữa bột và các nguồn hydrat hóa khác. Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ nhi khoa không khuyên mẹ nên cho con uống sữa bò. Cho đến khi con được 12 tháng tuổi.
9. BÉ ÍT NHẤT TRÊN 6 THÁNG TUỔI
Mẹ nên cho con bú tối thiểu 6 tháng để cho con những lợi ích tối đa từ sữa mẹ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ trong thời gian tối thiểu này. Bé sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích từ việc bú sữa mẹ. Bao gồm việc giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Mặc dù không phải khi đến cột mốc 6 tháng này mẹ ngay lập tức cai sữa cho con. Nếu những yếu tố khác trong cuộc sống có nghĩa là cho con bú không phải là giải pháp tốt như trước đây. Cô ấy đã tạo cho con mình một khởi đầu tuyệt vời .
8. MẸ KHÔNG THỂ VỪA ĐI LÀM VỪA CHO CON BÚ
Nếu không đảm bảo công việc, mẹ có thể xem xét cai sữa cho con
Cố gắng làm tất cả và mong rằng tất cả đều có thể tốt là một việc dễ gây sự thất vọng. Sự hoàn hảo là kẻ thù. Trong khi ở một thế giới hoàn hảo. Một người mẹ mới có thể cân bằng giữa việc hoàn thành công việc của công ty với một kế hoạch cho con bú. Đôi khi điều đó là không thể.
Nếu không thể cho con bú sữa mẹ khi mẹ đi làm trở lại. Điều quan trọng là mẹ không cảm thấy bị thua kém so với các mẹ khác. Đảm bảo công việc và chuẩn bị thức ăn cho con là mục tiêu quan trọng hơn giúp con khỏe mạnh.
Khi đi làm nếu mẹ có thể sắp xếp thời gian có thể dùng máy hút sữa để hút kích thước trước lúc đi làm và khi chuẩn bị ngủ. Hoặc nếu được mẹ có thể hút ở nơi làm việc. Như vậy nguồn sữa mẹ sẽ được duy trì tốt hơn, vẫn đủ cho con bú dù mẹ đã đi làm.
Đọc thêm: Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Các Mẹ Thường Dùng
KHÓ KHĂN KHI CAI SỮA CHO CON
Một khó khăn các mẹ thường gặp khi phải cai sữa cho con là hiện tượng căng tức sữa, tắc tia sữa. Đặc biệt là các mẹ đi làm sớm mà cơ địa lại có nhiều sữa. Khi con không bú hoặc lấy sữa ra kịp thời, mẹ sẽ bị cương tức, rất khó chịu, có thể gây ra tắc tia sữa. Khi đó mẹ nên mang theo máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện đến công ty để hút sữa. Mang sữa về cho con và giảm căng tức. Tuy nhiên máy hút sữa thường khá ồn ào. Và sử dụng tốn khá nhiều công sức để lắp ráp và vệ sinh sau sinh sử dụng.
Một cách khác thường được các mẹ nhiều sữa đi làm là dùng cốc hứng sữa silicon NatureBond. Cốc hứng sữa có ưu điểm hơn so với máy hút sữa là rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Cốc hứng sữa chỉ có một phần duy nhất là cái cốc, do đó sử dụng và vệ sinh rất nhanh chóng. Sử dụng lực chất chân không tự nhiên nên không cần động cơ, mẹ cũng không cần phải bóp tay như máy hút sữa bằng tay. Thêm nữa, cốc hứng sữa bám chặt vào ngực mẹ, mẹ không phải giữ tay, mẹ hoàn toàn rảnh tay khi sử dụng. Do đó, mẹ vừa có thể sử dụng cốc để hút sữa. Vừa có thể tranh thủ nghỉ ngơi tại công ty hoặc giải trí khi hút sữa.
Tìm hiểu thêm về Cốc hứng sữa Silicon NatureBond.
Tham khảo thêm các bài viết:
- MẸ ĐI LÀM ÍT SỮA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ NGUỒN SỮA MẸ KHI ĐI LÀM?
- CẨM NANG TRỊ TẮC TIA SỮA
- SỮA MẸ ÍT PHẢI LÀM SAO?
- 9 HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
- 111 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
- KHI NÀO CAI SỮA CHO CON LÀ TỐT NHẤT, 15 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT (Phần 2)
Có rất nhiều lý do và dấu hiệu để nhận biết khi nào cai sữa cho con là tốt nhất. Mỗi mẹ sẽ có những hoàn cảnh riêng của mình để tìm được một thời điểm phù hợp nhất để ngưng cho bé bú sữa mẹ. Tuy nhiên sữa mẹ luôn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên nếu điều kiện cho phép việc nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất. Sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho con ở hiện tại và tương lai dài hạn.
Tài liệu “Tư Thế Bú Đúng và Khớp Ngậm Đúng” Của Chuyên Gia Tư Vấn Sữa Mẹ Quốc Tế IBCLC
__________________
Nguyễn Thanh Mai | Lena Nguyễn
MILENA – Mẹ sữa hạnh phúc!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube
Có liên quan
Từ khóa » Khi Nào Nên Cai Sữa Bột Cho Bé
-
Thời điểm Nào Nên Cai Sữa Cho Bé? | Vinmec
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé? | Vinmec
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé? Cách Cai Sữa Cho Bé?
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé Là Thời điểm Tốt Nhất? | Huggies
-
ĐỪNG VỘI CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ!
-
Cách Cai Sữa Cho Bé Dễ Dàng Và Hiệu Quả - Mẹo Hay Nên áp Dụng
-
Nên Cai Sữa Cho Bé Khi Nào Và Cần Lưu ý Gì? - Earthmama
-
Cách Cai Sữa Cho Bé Khoa Học, An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Mẹ Bỉm ...
-
Trẻ Sơ Sinh Nên Cai Sữa Mẹ ở Giai đoạn Nào Là Tốt Nhất? - Vinamilk
-
Khi Nào Thì Nên Cai Sữa Cho Bé? - YouTube
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé? Dấu Hiệu Cho Thấy Bé Có Thể Cai Sữa
-
Những điều Mẹ Cần Biết Khi Cai Sữa Cho Bé
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé Và Tại Sao Bé Lại Cần Phải Cai Sữa?
-
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Cai Sữa Mẹ Chuẩn để Bé Phát Triển Toàn Diện