Cách Cầm Máu Vết Thương Bằng Cây Cỏ Thiên Nhiên - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.Dùng một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu... Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.
Cây sống đời. |
Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:
Bài 1: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông thật kín để nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non.
Cây cỏ mực. |
Bài 2: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni - lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Bài 3: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Cây cẩu tích. |
Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.
Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.
Theo Sức khỏe đời sống
Theo Đăng lạiTừ khóa » Cây Cỏ Trị Cầm Máu
-
Các Cây Thuốc Và Vị Thuốc Có Tác Dụng Cầm Máu - Sở Y Tế Bạc Liêu
-
Cây Cỏ Cầm Máu Nhanh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Cỏ Mực - Thuốc Cầm Máu Nổi Tiếng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Cây Cỏ Có Công Dụng Cầm Máu - NTO
-
Một Số Cây Thuốc Có Tác Dụng Cầm Máu - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Cầm Máu Nhanh Bằng Hoa Cỏ Quanh Nhà - Tiền Phong
-
Một Số Loại Thảo Dược Quen Thuộc Giúp Bạn Cầm Máu Cực Tốt
-
Cây Thuốc Và Vị Thuốc Cầm Máu - Dieutri.Vn
-
Cây Cỏ Cầm Máu Nhanh - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
Cỏ Thuốc Hàn Giúp Cầm Máu Hiệu Quả - Báo Hậu Giang
-
Chất Gì Giúp Cây Nhọ Nồi Cầm Máu được? - Vinmec
-
Cỏ Mực - Vị Thuốc Cầm Máu Hiệu Quả - Báo Thanh Niên
-
Cỏ Nhọ Nồi (Cỏ Mực): Loại Dược Thảo Lành Tính Có Tác Dụng Cầm Máu