Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại gia đình 08:14 AM 18/08/2017 Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn chưa có dấu hiện dừng lại, khiến hầu hết các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm trên địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng. Các bác sĩ phải sàng lọc, trường hợp nào có dấu hiệu cảnh báo mới được nhập viện. Vì vậy việc chăm sóc và điều trị tại nhà cho người bệnh rất quan trọng. Vấn đề cốt lõi là hạ sốt và bù dịch SXH trong 3 ngày đầu có phản ứng sốt cao như sốt vi-rút thông thường khác và thường chưa có biến chứng nên điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát (có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng), uống nước có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2 lít/ngày), uống nước hoa quả, sinh tố, bổ sung vitamin C, B1 và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp… Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên, vì vậy phải tìm mọi cách để làm cho cơ thể tỏa nhiệt ra bằng cách uống thuốc paracetamol hạ sốt kết hợp với chườm nước mát ở vị trí nách, bẹn và các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Khi toàn thân được lau bằng nước ấm, giúp nhiệt độ cơ thể tỏa ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần chú ý cho bệnh nhân (BN) mặc quần áo thoáng bởi khi BN sốt cao, lúc ấy cơ thể thường có cảm giác ớn lạnh thì nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho BN, càng làm hạn chế việc tỏa nhiệt của cơ thể. Người bệnh SXH, tuyệt đối không được dùng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt mà chỉ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C với liều paracetamol 10-15mg/kg/lần, có nghĩa là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần và người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách 4-6h uống 1 lần kết hợp với hạ sốt bằng phương pháp vật lý như kể trên. Trong ngày thứ 4-7, người nhà đặc biệt chú ý, khi BN có dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh… cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị ngăn ngừa biến chứng. Những khuyến cáo khi chăm sóc người bệnh SXH Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại vi-rút. Nhưng nhiều BN tìm mọi cách hạ sốt tới nhiệt độ bình thường do đó lạm dụng paracetamol liều cao, dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hoặc pha oresol không đúng liều lượng, bởi nhiều người có quan niệm oresol là thuốc nên BN chỉ cần uống 2 gói pha trong ít nước là đủ mà không hề nghĩ như vậy sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể. Hoặc có trường hợp không uống đủ nước trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều nước trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước có thể phù phổi cấp, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, BN không nên sốt ruột, khi thực hiện tốt việc bù dịch bằng đường uống, các triệu chứng sau 5-7 ngày BN giảm thì người bệnh sẽ ăn ngon miệng và thời gian hồi phục sẽ mất 1 tuần sau đó. Chú ý cho BN ăn thức ăn có chứa nhiều đạm, vitamin như trứng, sữa, thịt cá, nước sinh tố như đu đủ và cam… đặc biệt chú ý không ăn thức ăn nhiều mỡ và gia vị./. Một số người thường có suy nghĩ cần phải truyền dung dịch muối, dung dịch sinh tố hay truyền đạm sau khi BN ra viện để bồi bổ sức khỏe là không nên vì giai đoạn này cơ thể tái hấp thu dịch, nguy cơ thừa dịch là rất nguy hiểm. Đặc biệt, việc truyền dịch tại gia đình hoặc cơ sở y tế tư nhân khi chưa có kiến thức sâu về bệnh SXH, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. TS. Nguyễn Đăng Mạnh Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Tự điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
-
8 Cách điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà - Bệnh Viện Quận 11
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
-
Khuyến Cáo Khi điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà | Vinmec
-
Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc ...
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết | Hapacol
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
-
Tự điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà, Nam Bệnh Nhân Nhập Viện Trong ...
-
Những Nguyên Tắc Vàng điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Tránh Biến ...
-
Hướng Dẫn điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả - YouTube
-
Hướng Dẫn Phòng Và điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết DENGUE
-
Cảnh Báo Không Tự điều Trị Bằng Thuốc Giảm đau Khi Bị Sốt Xuất Huyết
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Của Cha Mẹ Khi Trị Sốt Xuất Huyết
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa