Cách Chăm Sóc Cây Bạch Mã Hoàng Tử - Gspace

Cây bạch mã hoàng tử mang đến may mắn, tài vận tốt, được nhiều người sử dụng trong trang trí sân vườn, nhà ở, khách sạn, văn phòng, nhà hàng,...Tuy được sử dụng khá rộng rãi nhưng không phải ai cũng am hiểu cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử. Gspace xin chia sẻ đến bạn đọc cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử.

Đặc điểm cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum. Cây cao từ 0.4-1.5m, cây mọc thành bụi, cây vươn thẳng, thân có màu trắng ngà, lá có hình bầu dục thuôn nhọn phần đầu, lá có màu xanh và các sọc màu trắng theo gân lá. Cây được trồng trong sân vườn ít nắng, hoặc đặt trong nhà, hành lang, lối đi, nhà hàng, quán café

Điều kiện sinh trưởng của cây bạch mã hoàng tử

Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng bán phần, không chịu được ánh nắng trực tiếp, nắng gắt làm lá cây bị rũ, cháy lá.

Nhiệt độ: Thích hợp 18-24 độC, cây không chịu được nhiệt độ quá cao, thích thời tiết mát mẻ.

Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm vừa, đất hơi se khô, cây không chịu được độ ẩm cao, đất nhão, ngập úng. Cây dễ bị thối gốc, thân nếu đất quá ẩm lâu ngày.

Đất trồng: Cần lựa chọn loại nước dễ thoát nước, tơi xốp gồm: đất thịt, xơ dừa, trấu hun, sỉ than, phân vi sinh, phân trùng quế,....

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Về ánh sáng, Cây cần đặt tại vị trí cửa sổ, cửa kính nhận ánh sáng mặt trời gián tiếp, hoặc dưới đèn điện được chiếu sáng 6-8 tiếng/ngày. Khi cây có biểu hiện thiếu ánh sáng (lá dễ vàng, thưa lá, búp cây thui đen) cần di chuyển cây đến vị trí nhận nhiều ánh sáng hơn. Không đặt cây nơi có nắng gắt, khi bị nắng nóng gắt cây có biểu hiện cháy lá, héo rũ

Về độ ẩm, tưới nước cho cây 1-2 lần/ tuần. hoặc có thể kiểm tra đất để tưới cho cây, khi mặt đất hơi se khô cần tưới ẩm bề mặt, tránh tưới nhiều gây úng, đất nhão.

Về dinh dưỡng, bón phân NPK định kì 2 lần/tháng, bổ sung phân vi lượng 1 lần/2 tháng. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế; B1 cho cây để cây phát triển tốt hơn. Sau 6-10 tháng trồng trong chậu nên đảo đất hoặc thay đất đảm bảo đất luôn tơi xốp.

Nên thường xuyên lau lá loại bỏ bụi bẩn trên lá giúp mặt lá xanh bóng.

Sâu bệnh hại trên cây bạch mã hoàng tử

Bệnh thối rễ, thân

Đây là bệnh phổ biến trên cây bạch mã hoàng tử, khi cây bị đen thân, gãy thân, lá héo xanh cần kiểm tra đất, kiểm tra khả năng toát nước của chậu. Đảm bảo chậu cây có khả năng thoát nước tốt, đất không bị ẩm nhão. Tưới thuốc trị nấm phòng trừ cho cây.

Bệnh khô héo

Cây bị khô héo thường do điều kiện ngoại cảnh: chịu ánh nắng gắt, nhiệt độ môi trường cao. Cần đặt cây nơi râm mát dưới gốc cây to hoặc trong nhà.

Bệnh rệp sáp Rệp sáp thường xuất hiện ở bẹ lá hoặc dọc theo gân lá hút dinh dưỡng, ngăn cây phát triển, khiến cây không thể phát triển, héo rụng và chết.

Để được hỗ trợ thêm về kĩ thuật chăm sóc cây hãy liên hệ với chúng tôi, tại đây.

Từ khóa » Cây Bạch Mã Hoàng Tử Bị Vàng Lá