Cây Bạch Mã Hoàng Tử Bị Vàng Lá Nguyên Nhân Và Khắc Phục

Cây Bạch Mã Hoàng Tử là một trong những cây cảnh nội thất được nhiều gia chủ yêu thích. Chẳng những mang nét đẹp trang nhã và có nhiều tác động tốt tới sức khỏe con người. Xét về phong thủy, cây này còn giúp hóa dữ thành lành, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Vậy cụ thể, cây có những đặc điểm gì, hợp mệnh nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

  • Tên thường gọi: cây bạch mã hoàng tử, cây bạch mã
  • Tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, thuộc họ Araceae (Ráy).
  • Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử cao 25-60cm trang trí nội thất

Cây Bạch Mã Hoàng Tử làm xanh mát không gian sống

Đặc điểm của cây bạch mã hoàng tử

Cây Bạch Mã hoàng tử là cây thân thảo, sống theo bụi, có nhiều lá. Lá cây màu xanh lơ có những đường gân màu trắng xen kẽ. Lá có hình bầu dục nhọn ở phần đầu toát lên vẻ sang trọng quý phái.

Lá cây Bạch Mã Hoàng Tử màu xanh lơ xen gân trắng

Lá cây Bạch Mã Hoàng Tử bầu dục xanh lơ đẹp mắt

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có hoa không?

Hoa Bạch Mã thường sẽ tập trung thành cụm màu trắng ngả vàng được bao bọc bởi mô hoa trắng buốt. Đặc biệt, cây Bạch Mã rất hiếm khi ra hoa. Do đó, khi cây trổ hoa là dấu hiệu của sự tài lộc và may mắn, cũng như cuộc sống tốt đẹp sắp đến với gia chủ.

Hoa cây Bạch Mã Hoàng Tử trắng ngà hiếm khi nở

Hoa cây Bạch Mã Hoàng Tử, dấu hiệu của tài lộc

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc không?

Bạch Mã Hoàng Tử là loài cây có chứa độc tố nhẹ không đáng ngại đối với người trưởng thành. Riêng gia đình có trẻ nhỏ thì tuyệt đối đừng để bé đến gần cây.

Độc tố mà cây phát ra nhằm tránh sự tấn công của các loài côn trùng, sâu hại. Độc tố chứa trong quả và trong mủ của cây. Thường vào tháng 7, cây sẽ xuất hiện những quả mọng màu đỏ. Nếu vô tình ăn phải quả hay tiếp xúc với mủ cây thì dễ bị trúng độc.

Bạch Mã Hoàng Tử có mấy loại?

Nếu xét về giống cây thì cây Bạch Mã ở nước ta chỉ có duy nhất một loại. Tuy nhiên, cây được trồng ở các môi trường khác nhau trong thời gian dài thì lá có thể sẫm hơn hoặc nhạt hơn do đột biến, thực tế thì các cây này là một loại.

Giống cây Bạch Mã tuy chỉ có một nhưng lại có đến hai cách trồng, hai kiểu cách cây, do đó nếu nói đây là hai loại cây khác nhau thì cũng không sai.

♦ Dựa vào kích thước cây và đặc điểm lá ta chia làm 2 loại: tiểu bạch mã và bạch mã. Tiểu bạch mã thường cao 20-30cm, thân nhỏ, lá nhỏ hơn, lá thường xanh đậm hơn cây bạch mã

♦ Dựa vào phương thức trồng ta chia làm 2 loại: trồng trong đất kiểu truyền thống và trồng trong nước hay còn gọi là trồng thủy sinh.

Cây Tiểu Bạch Mã Hoàng Tử cao 20-30cm trang trí nội thất

Cây Tiểu Bạch Mã Hoàng Tử phù hợp không gian nhỏ

Cây Bạch Mã trồng trong môi trường nước

Cây Bạch Mã trồng thủy sinh bằng cách trồng hoàn toàn trong nước, rễ cây hút dinh dưỡng từ nước để phát triển. Kiểu trồng thủy sinh này hiện đang rất thịnh hành, vì dụng cụ trồng cây là bình trong suốt có thể nhìn rõ ràng cả bộ rễ của cây rất độc đáo.

Cách trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử thủy sinh trong nước

Trồng thủy sinh cây Bạch Mã Hoàng Tử trong bình trong suốt

Tác dụng cây bạch mã hoàng tử

Trong đời sống hàng ngày, cây Bạch Mã có nhiều tác dụng như trang trí nội thất, làm đẹp sân vườn, làm sạch môi trường,…

Cây Bạch Mã được nhiều người ưa chuộng và dùng để trang trí nội thất, làm cho không gian nhà cửa và phòng làm việc thêm sang trọng. Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng làm quà tặng trong những dịp sinh nhật, khai trương hay lễ nhận chức thay cho lời chúc tốt lành gửi đến người nhận.

Cây Bạch Mã có khả năng thanh lọc không khí, giúp không gian sống trở nên xanh, sạch hơn. Cây có thể hút được những khí độc hại như benzen, bụi bẩn xung quanh làm môi trường trong lành hơn.

Trồng thủy sinh cây Bạch Mã Hoàng Tử trong bình trong suốt

Cây Bạch Mã Hoàng Tử thanh lọc không khí, làm đẹp không gian sống

Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã

Theo các chuyên gia phong thủy, Bạch Mã Hoàng Tử được xem là loài cây mang đến sự may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống cho gia chủ. Cây toát ra vẻ sang trọng như một Hoàng Tử, là biểu hiện của sự may mắn, sung túc cũng như sự vươn lên tiến tới cho người trồng.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa phong thủy của cây bạch mã hoàng tử? Hãy khám phá thêm tại bài viết này: Cây bạch mã hoàng tử trong phong thủy.

Trang trí phòng với cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử tạo không gian phòng sang trọng

Vị trí đặt cây Bạch Mã phù hợp

Những cây có kích thước nhỏ có thể đặt trên bàn học, bàn làm việc, bàn uống nước, hoặc trong phòng họp. Ngoài ra, bạn có thể trồng cây trước sân nhà, chúng sẽ làm căn nhà của bạn nổi bật hơn. Cây cũng có thể được trồng trang trí ngoài vườn hoặc công viên để cho cảnh quan thêm sinh động, thu hút hơn.

Đối với cây Bạch Mã trồng theo phong thủy, nên đặt ở nơi có ánh sáng tốt để cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt và truyền nguồn năng lượng đó cho bạn. Nếu cây đặt ở những nơi có ít ánh sáng tự nhiên, thì bạn phải mang cây ra ban công ít nhất một tuần một lần để cây quang hợp và hấp thụ nguồn năng lượng tốt.

Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phòng hợp phong thủy

Đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử ở vị trí hợp phong thủy

Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Cây Bạch Mã là cây ưa bóng râm nên trồng ở nơi mát mẻ, có nhiệt độ từ 18 – 24°C. Đất trồng cây nên chọn loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên chú ý tưới nước cho cây thường xuyên nhưng chỉ với hàm lượng vừa đủ tránh ngập úng.

Nếu trồng cây trong môi trường thủy sinh, cần rửa sạch đất bám trên rễ cây, kết hợp vệ sinh cành lá và thân. Sau đó cho nước vào chậu thủy tinh, đặt cây vào và chú ý bổ sung nước cho cây.

Nếu bạn đang tìm cách chăm sóc cây đúng chuẩn, hãy xem thêm hướng dẫn chi tiết tại đây: Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Cách trồng và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử chi tiết

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử đơn giản

Cách nhân giống bạch mã hoàng tử

Cây Bạch Mã có thể dễ dàng nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Bạn chỉ cần chọn những bụi cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh.

Sau đó bạn dùng dao thật bén tách cây con mọc bên cây mẹ, cây con phải có từ 3 – 4 lá. Tiếp theo bạn bọc chỗ cắt lại bằng rễ lục bình, rồi trồng cả cây con với rễ lục bình xuống đất đã chuẩn bị trước đó.

Cây bạch mã hoàng tử mua ở đâu TP.HCM? Giá bao nhiêu?

Tại Hồ Chí Minh cây Bạch Mã Hoàng Tử có giá dao động từ 150.000 – 180.000 đồng. Tùy thuộc vào kích thước và độ tuổi mà cây sẽ có mức giá khác nhau. Bạn đang có nhu cầu mua cây cảnh trang trí văn phòng, trang trí quán cà phê, hay làm đẹp không gian nhà cửa thì hãy liên hệ ngay Cây cảnh Việt.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có sẵn tại shop Cây Cảnh Việt

Cây Bạch Mã Hoàng Tử luôn có sẵn tại shop Cây Cảnh Việt

Ngoài cây Bạch Mã Hoàng Tử, bạn có thể tham khảo thêm các loại cây trong nhà nổi bật khác như Cây Oai Hùng, Cây Tỷ Phú để làm đẹp không gian và mang lại may mắn.

Cây Cảnh Việt là nơi cung cấp đa dạng các loại cây cảnh nội thất, cây hoa, cây công trình.. và cây giống chất lượng cao. Và đã trở thành địa chỉ mua cây cảnh đáng tin cậy của nhiều hộ gia đình trên cả nước.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

♦ Địa chỉ: 18/200A TCH36, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM.

♦ Hotline: 0977.48.1919

♦ Email: info@caycanhviet.vn

♦ Website: https://caycanhviet.vn

Từ khóa » Cây Bạch Mã Hoàng Tử Bị Vàng Lá