Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu Luôn Tươi Tốt
Có thể bạn quan tâm
Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu Luôn Tươi Tốt
Trồng cây xanh trong chậu là hình thức phổ biến được sử dụng hiện nay, đáp ứng nhu cầu trang trí cho không gian nội thất của con người hiện nay. Phương Trung mách bạn cách chăm sóc cây cảnhtrong chậu luôn tươi tốt, đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây xanh.
Chọn chậu cây và vị trí đặt chậu cây cảnh hợp lí
Chậu, bồn trồng có kích thước như thế nào là do loại cây trồng mà bạn chọn lựa, có loại lớn, loại trùng bình và loại nhỏ. Chậu càng nhỏ thì càng phải tưới nước nhiều, châu lớn thì cần tưới chậm để nước thẩm thấy và không bị tràn ra ngoài…
Vị trí chậu cây cảnh trong nhà sẽ quyết định đến sự phát triển của cây xanh. Một vị trí đảm bảo tốt các yếu tố như nguồn nước, ánh sáng, độ ẩm thì cây mới sinh trưởng tự nhiên được.
Tìm hiểu xem loại cây nào phù hợp với nhà mình, với sự thay đổi theo mùa của từng loại cây. Cây xanh sẽ khó thích nghi với môi trường sống nếu như bạn thay đổi vị trí thường xuyên hay vị trí cua chậu không ổn định.
Để chăm sóc cây cảnh tốt, bạn không nên đặt cây xanh dưới ngay điều hòa, nơi nhiều gió, ánh sáng mạnh vì sẽ làm cây dễ bị héo, bị chết. Nên đặt cây nơi có đủ ánh sáng để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Phương pháp tưới nước cho chậu cây luôn tươi tốt
Nguồn nước tưới cho các chậu cây xanh đảm bảo là nguồn nước sạch, hoặc nước đã qua xử lí. Sau đó, bạn cần xác định lượng nước tưới phù hợp cho từng chậu cây, từng loại cây cảnh.
Lượng nước phải đảm bảo đủ cho nước từ mặt chậu đến xuống đáy chậu, tạo độ ẩm cho bộ rễ để rễ cây hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cay quang hợp. Trong chăm sóc cây, bạn không được để chậu cây bị khô hạn kéo dài hoặc tưới quá nhiều là chậu cây bị ngập úng, vì đều sẽ làm cây bị tổn hại và có thể bị chết.
Nên tưới nước vào buổi sáng từ 7h-8h hoặc chiều từ 16h-17h, không tưới nước vào lúc chiều tối, vì nước đọng trên hoa qua đêm sẽ gây nhiều mầm nấm bệnh như gây vàng lá, thối úng rễ.
Tưới nước bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ như vò sen, máy phun áp lực… tưới đều trên tán lá. Nên đảm bảo cho chậu cây thoát nước dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể dùng cách tưới thấm thông qua lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu.
Nếu không tưới nước, cây sẽ bị chết nhanh, nhất chậu đặt ngoài trời, trên sân thượng, ở ban công, khung cửa sổ. Còn nếu tưới nước quá nhiều cũng làm cây trồng trong chậu chết. Do đó, bạn cần chú ý tưới nước đây đủ, phù hợp, đây là khâu quan trọng trong cách chăm sóc cây cảnh được tươi tốt.
Bón phân hợp lí, đúng và đủ liều lượng
Việc bón phân cho cây xanh trong chậu cần chú ý đến thời kỳ, thời gian và lưu lượng bón cho từng loại cây cảnh. Có 2 phương pháp bón phân cho cây trong chậu là bón rãi vào đất mặt chậu và bón thông qua tưới phun nước cho toàn bộ lá cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới áp dụng nhiều đối với cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp.
Muốn xác định lượng phân bón cần bón cho cây, bạn phải dựa vào các tiêu chí như nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng…
Với mục đích cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng, công việc bón phân là vô cùng quan trọng trong chăm sóc cây cảnh. Bón đủ và đúng liều lượng sẽ giúp chậu cây phát triển ổn định, giữ được dáng cây. Không được bón quá ít hoặc quá nhiều so với mức quy định. Ví dụ:
- Phân hạt như NPK, DAP, Dynamic, Ure, phân dơi, phân bò hoai, bánh dầu khô: Dựa vào kích thước chậu cảnh để bón (chậu nhỏ 3-5gam/lần bón; chậu lớn hơn thì 5-10gam/lần bón…)…
- Phân Atonik, Vitamin B1, Phân Cá, 30.10.10 TE, 20.20.20 TE, 10.20.30, 10.15.30, KNO3, MK: Bón kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật để bổ sung vi lượng, các loại khoáng chất cho cây tăng sức đề kháng dưới thời tiết và sâu bệnh hại cây.
- Phân K-humat, vitamin B1, Atonik, Rong biển, 30.10.10, 20.20.20: Tháng phun hai lần lúc chiều mát với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì…
Trước khi bón phân gốc cần tưới nước nhiều, bón phân lá thì cần đợi cho lá khô. Cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
Với cây còn non, ít tuổi thì sẽ bón phân nhiều lần trong năm, còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn. Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho chậu cây cảnh đúng cách
Việc bón phân lá kết hợp với thuộc BVTV như trình bày trên sẽ giúp các chậu cây ít bị sâu bệnh hơn. Để cây sinh trưởng tốt trong môi trường mới, bạn nên phun một đợt phân bón lá với thuốc kháng sinh giúp cây thích nghi dần và không bị sâu bệnh hại tấn công.
Cây cảnh trong chậu thường bị nhiều các loại sâu bệnh như con mọt, các loại ruồi nhỏ tấn công, có thể xuất hiện nấm cây, sâu bọ... Do đó, bạn cần xác định loại bệnh hại cây rồi tìm phương án xử lí và cách chăm sóc cây cảnh trong chậu thích hợp.
Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng cho lần phun đầu tiên như 20.20.20, vitamin B1, thuốc bệnh kháng sinh sinh học Valivithaco hay Kasumin…, bạn sẽ bón dưới dạng tưới nước cho hết tán lá và gốc chậu cây, sau khoảng 10 ngày thì phun lại 1 lần nữa. Không để rễ cây ở chậu treo bị dư nước dẫn đến úng nhũn, bắt và tiêu diệt những con ốc sên nhỏ li ti cắn rễ cây...
Chăm sóc chậu cây đạt thẩm mỹ, chất lượng
Công việc này là nhặt bỏ hết lá khô vàng, cánh hoa tàn, cắt tỉa các nhánh cây bị chết…một cách thường xuyên để duy trì màu xanh và sự tươi tốt của cây xanh, giữ dáng cây được ổn định để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây cảnh.
Ngoài ra, quan sát sự phát triển của cây, nhất là bộ rễ cây để lựa chọn thay thế chậu cây có kích thước phù hợp. Với chậu treo, bạn cần cung cấp độ ẩm thường xuyên bằng việc tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý không làm văng đất trong chậu.
Vệ sinh chậu cây, lá cây những lúc rãnh rỗi là cách giúp hạn chế tối đa những mầm bệnh có thể xuất hiện cho cây.
Trên đây là một số cách chăm sóc cây cảnh trong chậu mà Phương Trung đã chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực cây xanh thì có thể nhờ hỗ trợ từ các công ty dịch vụ cây xanh hiện nay.
Đội ngũ nhân viên gồm những chuyên gia trong bảo dưỡng và chăm sóc cây xanh chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Liên hệ Phương Trung để biết thêm thông tin chi tiết.
LIÊN HỆ TƯ VẤN 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179 canhquanphuongtrung@gmail.comHoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
Chia sẻ: Tin liên quan- Bí Quyết Chăm Sóc Cây Xanh Trong Nhà Luôn Xanh Tươi (14.07.2018)
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cây Cảnh Trong Chậu
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Trong Bồn Chậu Và Chăm Sóc Cây Sau Trồng
-
Bài 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU Pdf | Dolatrees
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu đúng Cách
-
BÀI 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU
-
Bài 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU Pdf - Tài Liệu Text
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Trong Chậu
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Trong Chậu đúng Cách - Phương Trung Green
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Trong Chậu Cảnh Chuẩn Nhất
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu - TaiLieu.VN
-
Cách Trồng Cây Trong Chậu Chỉ Trong 5 Bước- Đơn Giản Và Thuận Tiện
-
Chăm Sóc Cây Cảnh - Kỹ Thuật Làm đất Trồng Cây Trong Chậu - YouTube
-
Kỹ Thuật Duy Trì Cây Cảnh Trồng Chậu
-
Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu - Trồng Rau Làm Vườn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Cảnh Trong Chậu?