Kỹ Thuật Trồng Cây Trong Chậu đúng Cách - Phương Trung Green
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng cây trong chậu đúng cách
Chuẩn bị đất và trồng cây:
Đầu tiên ta cần làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe cút kít rồi trộn đều.
Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.
Lưu ý: Không nên cho đất vào đầy chậu, vì khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
Sau khi bố trí vị trí cây cảnh trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu.
Những lưu ý khi tưới nước cho cây như sau:
- Kích thước của chậu, bồn trồng: Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần
- Yêu cầu của cây: Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, xương rồng thì không yêu cầu tưới nước nhiều như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.
- Nếu muốn hạn chế sinh trưởng của cây, lá thì chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.
- Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không dùng để tưới. Các nước mày và nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoan từ sâu cần phải để ngoài trời 1-2 ngày mới tưới cho cây.
- Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h của ngày. Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới nên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.
> Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục cây thiếu nước
Bón phân cho cây:
Có 2 phương pháp bón phân cho cây là bón vào đất và bón thông qua nước để thấm vào lá.
Bón hòa tan vào nước:
Với mục đích cung cấp khoáng để cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu cảnh, phân bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhanh phân giải và cây mau chóng sử dụng được.
Đây được gọi là phương pháp bón thúc cho cây.
Ngoài các yếu tố đa lượng người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thông qua việc tan vào nước phun hoặc tưới và chăm sóc cây.
Phân bón vào đất:
Liều lượng bón cho cây phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng và khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như kích thước của chậu trồng cây.
Tuy nhiên lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu.
- Đối với đạm 1 kg đất không nên bón quá 10g đạm.
- Đối với phân lân là 2,5g lân nguyên chất
- Kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón.
Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình.
Các loại phân thường dùng là đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 dùng kết hợp với phân vi lượng.
Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hoa quả thì việc bón chú ý không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15-20 ngày, thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn.
Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây. Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất.
Phòng bệnh cho cây:
Nếu là cây cảnh dùng bày trí trong nhà thì không được dùng thuốc trừ sâu, mà chúng ta có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu.
Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Phục hồi cây bị khô héo:
- Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống.
- Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.- Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
- Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng cây trong chậu đúng cách, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
PHƯƠNG TRUNG GREEN
Hotline: 0961.110.546 - 0974.222.759
Email: canhquanphuongtrung@gmail.com
Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Hồ Chí Minh.
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cây Cảnh Trong Chậu
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Trong Bồn Chậu Và Chăm Sóc Cây Sau Trồng
-
Bài 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU Pdf | Dolatrees
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu đúng Cách
-
BÀI 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU
-
Bài 28 KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU Pdf - Tài Liệu Text
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Trong Chậu
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Trong Chậu Cảnh Chuẩn Nhất
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu - TaiLieu.VN
-
Cách Trồng Cây Trong Chậu Chỉ Trong 5 Bước- Đơn Giản Và Thuận Tiện
-
Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu Luôn Tươi Tốt
-
Chăm Sóc Cây Cảnh - Kỹ Thuật Làm đất Trồng Cây Trong Chậu - YouTube
-
Kỹ Thuật Duy Trì Cây Cảnh Trồng Chậu
-
Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu - Trồng Rau Làm Vườn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Cảnh Trong Chậu?