Cách Chăm Sóc Heo Nái đẻ, Lợn Nái Trước Và Sau Sinh Nở

Lợn nái trước và sau sinh cần được chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách. Phải có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì heo nái mới chăm con hiệu quả và duy thể trạng cho các lứa tiếp theo.

Cách chăm sóc nái mang thai:

Heo nái đang trong thời kỳ mang thai cần được nuôi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn sinh học. Thời gian mang bầu của nái khoảng 114-116 ngày, được chia làm 2 chu kỳ:

  • Chu kì 1: Bắt đầu phối đến 85 ngày

Cho ăn 2kg cám bầu/ ngày, không nên cho ăn nhiều cám vào giai đoạn này.  Kết hợp với trộn Beta-Glucan, men vào cám cho ăn.

Như chúng ta biết, heo mẹ quyết định rất nhiều tới sức khỏe và năng xuất chăn nuôi của đang heo con, mẹ khỏe con khỏe, vì vậy cần chăm sóc cho đàn nái có một sức đề kháng tốt thì bầy heo con mới khỏe và đề kháng bệnh tật tốt.

Beta-Glucan giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, hình thành 1 hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột; ức chế mầm bệnh và giảm tác hại của độc tố nấm mốc trong đường ruột, thúc đẩy vi sinh vật có lợi trong đường ruột.  Kích thích miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng cho con mẹ, từ đó đề kháng từ mẹ sẽ được truyền sang cho con con thông qua sữa đầu.

Men giúp cung cấp hệ vi sinh vật có lợi và hỗn hợp vitamin, acid amin giúp kích thích tăng trưởng bào thai, hấp thu tối đa lượng dinh dưỡng có trong công thức cám để nuôi cơ thể và con trong bụng. Đồng thời kích thích tiêu hóa, tăng tính thèm ăn, giảm mùi hôi của phân và giảm các bệnh về đường tiêu hóa.

  • Chu kì 2: Từ 85 đến 114 ngày

Ăn 2,5 kg cám bầu/ ngày. Trong thời gian này heo mẹ ăn hầu hết để phát triển heo con. Ngoài cám, ta phải bổ sung thêm khoáng, canxi, Beta-Glucan cho nái. Vì trong giai đoạn này cơ thể heo con đang phát triển mạnh. Nái cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như dưỡng chất tốt nhất để nuôi bào thai nhỏ, tránh trường hợp heo con đẻ ra bị thiếu canxi, hay heo mẹ bị bại liệt trước và sau đẻ. Heo mẹ khỏe và đầy đủ dưỡng chất thì mới sinh ra một bầy heo con có bộ khung cứng cáp, từ đó tầm vóc tốt thì tăng trưởng mới tốt.

Khoảng 5-7 ngày trước đẻ, chúng ta thấy bầu vú chưa căng, tuyến vú chưa phát triển, nhăn nheo. Ta chuyển từ cám bầu sang cám sữa cho ăn, bên cạnh đó vẫn cần thường xuyên cho ăn thêm men tiêu hóa để tránh hiện tượng táo bón ở heo bầu. Nếu thời tiết nóng bức nên cho ăn thêm điện giải để làm mát và cân bằng điện giải trong cơ thể tránh hiện tượng suy nhược sau khi mang thai và nuôi con. Giảm khẩu phần ăn xuống 1,5-2kg/ ngày, cho ăn thành nhiều bữa. Vì lúc này thai to, đè chèn ép lên dạ dày, cho ăn nhiều khó tiêu hóa thức ăn.

Trước khi đẻ 2-3 ngày, tắm sạch sẽ nhất là vùng âm hộ, bầu vú, đuôi. Vệ sinh sát trùng cũi nái đẻ sạch sẽ, sát trùng dụng cụ, an toàn nhất nên dùng iodin. Cắt sạch lông đuôi cho heo nái.

Quy trình chăm sóc heo nái đẻ:

Cách phát hiện heo nái sắp đẻ:

  • Bồn chồn đi lại không yên, ỉa đái nhiều lần, không kiểm soát.
  • Nặn núm vú xuất hiện 1 vài giọt sữa non tầm 6-8 tiếng mới đẻ.
  • Vuốt bầu vú mà sữa non chảy thành tia tầm 1-2 tiếng đẻ
  • Nhìn hoa thấy nước nhờn, thấy viên cứt su chảy ra cùng nước ối 30’- 1 tiếng mới đẻ.
  • Nằm nghiêng 1 bên, chân co lên, bụng gồng lên, đuôi ngoắc lên theo từng đợt cơn rặn đẻ. Vài phút nữa đẻ.

Heo mẹ sẽ đẻ trung bình tầm 15-20 phút ra 1 con. Tùy từng con, thể trạng, có thể đẻ liên tục 2-3 con xong ngừng… Quan sát, heo có tình trạng đẻ khó cần có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để phòng viêm cho nái: trước đẻ 1 ngày tiêm 1 mũi penbex; sau khi đẻ xong tiêm tiếp mỗi ngày 1 mũi nữa cho đủ 3 ngày kháng viêm.

Khi đẻ ta tiêm 1 mũi Gluco-KC cho nó vì trong thành phần có vitamin K giúp bền vững thành mạch cho heo nái và một số tá dược đặc biệt giúp con mẹ nhanh chóng hồi phục sau khi sinh

Đến ngày đẻ, chưa đẻ ta tiêm mũi hẹn đẻ (hanprost) cho nó. Chỉ để chậm một ngày, tránh chậm quá nhiều ngày, ảnh hưởng đến mẹ và con.

Chăm nái nuôi con:

Thời kì này nái cần lượng sữa rất nhiều để nuôi con. Vì vậy cần tăng lượng thức ăn, dinh dưỡng cho heo nái.

Heo nái sinh xong sẽ tiết sữa và nuôi bầy heo con trong 21 đến 28 ngày tuổi. Trong giai đoạn này cần cho heo mẹ chuyển qua ăn cám đẻ, từ 4-6kg/ ngày (tùy số lượng con, nuôi nhiều ăn nhiều, nuôi ít ăn ít). Nên kết hợp trộn: Beta-Glucan, men tiêu hóa, selenvit, biotin.

Selenvit: Thành phần gồm selen và các vitamin E, H, B 12… khiến tăng tỉ lệ sữa, chất lượng sữa trên heo nái. Giúp heo nái mau lên giống, tăng tỉ lệ đậu thai, ngừa khô thai,

Biotin: có tác dụng tăng quá trình mọc lông, móng cứng chắc hơn, tránh nứt móng

Bổ sung định kỳ ADE dạng tiêm nếu cần đối với những heo mẹ có nội tiết và hooc môn sinh sản kém, khó lên giống sau khi cai sữa, lên giống không đều, thu thai đạt ít con.

Khi bổ sung đầy đủ cho nái, nái tiết ra sữa cho con bú khiến con con khỏe mạnh, phát triển tốt.

Ngoài ra trong thời kì mang thai, cho con bú ta nên tiến hành tiêm một sốt loại vắc xin để phòng bệnh.

Lịch vắc xin cho heo nái:
  • Heo nái mang thai 10 tuần: Tiêm vắc xin dịch tả ngoại phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển
  • Heo nái mang thai 12 tuần: Tiêm Ecoli nái+ clostridium lần 1 phòng bệnh tiêu chảy
  • Heo nái mang thai 14 tuần: Tiêm Ecoli nái+ clostridium lần 2 phòng bệnh tiêu chảy
  • Heo nái sau sinh 2 tuần: Tiêm vắc xin khô thai phòng sảy thai truyền nhiễm
  • Heo nái sau sinh 3 tuần: Tiêm vắc xin lở mồm long móng
  • Heo nái sau sinh 4 tuần: Tiêm vắc xin tai xanh

Từ khóa » Chăm Sóc Heo đẻ