Cách Chăm Sóc Vết Thương Mau Lành, Không để Lại Sẹo
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Cách làm vết thương mau lành, không để lại sẹo và các lưu ý
Dược sĩ Trần Minh Nhật
Chuyên khoa: Dược
Dược sĩ Trần Minh Nhật, chuyên khoa Dược. Hiện đang là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Các vết thương ngoài da dù nông hay sâu nếu không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ bị nhiễm trùng, chậm lành và dễ để lại sẹo. Cùng tìm hiểu cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo qua bài viết nhé!
1 Các yếu tố làm vết thương lâu lành
Nhiều yếu tố có thể gây cản trở sự phục hồi phần mô bị tổn thương làm cho vết thương lâu lành, chẳng hạn như:
- Tuổi: tuổi càng lớn vết thương càng chậm lành.
- Bất động (không vận động): gây hạn chế sự lưu thông mạch máu đến vùng bị tổn thương dẫn đến chậm phục hồi.
- Vết thương sâu và rộng: cần thời gian phục hồi lâu hơn.
- Nhiễm trùng: làm nặng thêm tình trạng tổn thương và cản trở quá trình lành vết thương.
- Bệnh nền: như tiểu đường, bệnh lý mạch máu...[1]
Không vận động lâu ngày có thể làm cho vết thương chậm lành
2Một số biến chứng khi vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Khi vết thương bị nhiễm trùng có thể để lại một số biến chứng như:
- Viêm mô tế bào: xảy ra khi nhiễm trùng sâu hơn ở phần mô dưới da, gây sưng, nóng, đỏ, đau ở vết thương có thể kèm theo sốt.
- Viêm tủy xương: do vi khuẩn xâm nhập vào tủy xương gây sưng, nóng, đỏ và đau tại mô bị tổn thương và vùng xung quanh, thường kèm theo biểu hiện sốt cao và mệt mỏi.
- Nhiễm trùng huyết: là biến chứng cấp tính và nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu của người bệnh.
- Viêm cân mạc hoại tử: thường hiếm gặp, gây hoại tử và tổn thương da nghiêm trọng và lan rộng, cần cấp cứu y tế.[2]
Vệ sinh vết thương không đúng cách có thể gây nhiễm trùng
3Cách làm vết thương mau lành, không để lại sẹo
Rửa sạch vết thương
Để vệ sinh vết thương đúng cách, bạn nên lưu ý một số điểm như:
- Rửa sạch và lau khô tay hoặc mang găng tay sạch trước khi rửa vết thương.
- Rửa vết thương thông thường bằng nước muối sinh lý hoặc povidine.
- Tránh dùng các dung dịch có tính sát khuẩn mạnh như cồn 70 độ, thuốc tím, Chlorhexidin đậm đặc rửa trực tiếp lên vết thương thông thường vì có thể gây tổn thương cả tế bào lành lân cận và làm vết thương chậm lành.[3]
Dưỡng ẩm vết thương
Vết thương bị khô và đóng vảy khiến cho người bệnh đau khi thay băng và làm vết thương chậm lành. Dưỡng ẩm vết thương giúp vết thương không bị khô và không đau mỗi lần thay băng, đồng thời giúp cho vết thương mau lành hơn.[4]
Băng vết thương và thay băng thường xuyên
Băng vết thương sau khi rửa sạch và lau khô vết thương giúp tạo ra một lớp bảo vệ phần mô bị tổn thương với môi trường bên ngoài tránh nhiễm khuẩn và va chạm. Việc vệ sinh và thay băng vết thương, gạc nên được thực hiện hàng ngày hoặc ít nhất 2 ngày 1 lần.
Dùng băng silicon
Băng silicon được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp vết thương mau lành và ngừa hình thành sẹo. Ngoài ra, băng silicon cũng có tác dụng giảm sẹo lồi, sẹo thâm.[5]
Dùng băng silicon giúp vết thương mau lành và ít để lại sẹo
Không bóc vảy vết thương
Quá trình hồi phục vết thương gồm các giai đoạn: cầm máu, viêm, tái tạo mô và hình thành sẹo. Sự hình thành lớp vảy trên miệng vết thương là dấu hiệu của giai đoạn cầm máu, khởi đầu của quá trình làm lành vết thương. Nếu liên tục bóc vảy vết thương sẽ làm gián đoạn sự phục hồi và chậm lành vết thương, để lại sẹo xấu.[6]
Bóc vảy làm gián đoạn sự phục hồi của vết thương
Điều trị sẹo
Nếu các biện pháp ngừa sẹo không hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để xóa hoặc làm mờ sẹo:
- Dùng gel, thuốc bôi sẹo, miếng dán trị sẹo...
- Tiêm filler làm đầy sẹo đối với sẹo lồi.
- Can thiệp thủ thuật: làm mịn da, liệu pháp laser...
- Phẫu thuật loại bỏ sẹo.
Sử dụng kem chống nắng
Mô tổn thương trong giai đoạn tái tạo khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên dễ làm sẹo sạm màu. Dùng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, bôi thường xuyên có hiệu quả làm mờ sẹo nhanh hơn.[4]
Bạn nên dùng kem chống nắng cho vùng da sẹo vì chúng dễ bị sạm màu
4Cách làm lành vết thương bằng nguyên liệu tự nhiên
Lô hội
Lô hội là chất nhầy trong suốt được lấy từ lá cây nha đam có tác dụng giảm viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, dùng lô hội bôi lên vết thương còn giúp vết thương mau lành và ngừa hình thành sẹo.
Lô hội có tác dụng giảm viêm và giúp vết thương mau lành
Mật ong
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Sau mỗi lần vệ sinh vết thương bạn có thể bôi lên một lớp mỏng mật ong trước khi băng lại có thể giúp giảm sưng, phù nề và mau lành.
Xem thêm: Tác dụng làm đẹp và bí quyết dưỡng da bằng mật ong bạn nên bỏ túi ngay
Mật ong chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên
Nghệ
Trong thành phần của nghệ chứa curcumin có vai trò giúp tăng sinh tế bào và tổng hợp collagen tại vết thương. Điều này giúp cho vết thương mau lành và tránh để lại sẹo.[7]
Nghệ chứa curcumin giúp tăng sinh tế bào và tổng hợp collagen tại vết thương
Tỏi
Tỏi chứa hợp chất allicin tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Bạn có thể giã tỏi hoặc dùng dầu tỏi sau đó bôi lên vết thương, điều này giúp vết thương mau lành và giảm sưng nề.
Dùng dầu tỏi thoa lên vết thương giúp ngừa nhiễm khuẩn
Dầu dừa
Hợp chất monolaurin trong dầu dừa là một loại axit béo có khả năng kháng khuẩn. Do đó, khi bôi dầu dừa lên vết thương có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hợp chất monolaurin trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn
5Lưu ý khi chăm sóc vết thương
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn giàu protein, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung như thịt gà, ngũ cốc, trái cây, sữa chua, phô mai, đậu phụ...[8]
Xem thêm: Bị trầy xước da nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau lành?Thịt gà cung cấp nhiều protein thúc đầy quá trình phục hồi vết thương
Chế độ sinh hoạt
Để vết thương mau lành và không để lại sẹo người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt như:
- Giữ vết thương không bị ướt khi tắm.
- Không làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc tự ý dùng các hóa chất tẩy khử khuẩn mạnh như cồn 70 độ, thuốc tím, Chlorhexidin đậm đặc rửa trực tiếp lên vết thương.
- Tránh va chạm, ma sát hay tì đè lên vết thương.
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhất là ở người bệnh tiểu đường.
- Băng vết thương, không để vết thương hở để tránh nhiễm trùng và va chạm.
- Nếu phát hiện có các dấu hiệu như vết thương nung mủ, loét, chảy dịch bất thường hoặc sốt... người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.[9]
Vệ sinh và băng vết thương hàng ngày giúp ngừa nhiễm khuẩn và va chạm
Xem thêm- Trầy xước da: Cách xử trí khi bị vết trầy xước ngoài da
- Bị sẹo kiêng ăn gì và nên ăn gì để tránh gây sẹo lồi, thâm sẹo
- Sử dụng nghệ trị sẹo có thật sự hiệu quả không?
Chăm sóc vết thương đúng cách giúp vết thương mau lành và ngừa hình thành sẹo. Bạn hãy chia sẻ bài viết này tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!
Nguồn tham khảo
Wounds - how to care for them
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/wounds-how-to-care-for-themHow to recognize and treat an infected wound
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325040
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/cach-lam-vet-thuong-mau-lanh-khong-de-lai-seo-va-cac-luu-y-d87981.html
Từ khoá: cách làm vết thương mau lành không de lại sẹo cách để vết thương không để lại sẹo làm sao để vết thương không để lại sẹo cách trị vết thương mau lành cách làm vết thương nhanh lànhCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ & Bệnh
Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang
Bác sĩ CKI Nguyễn Phước Lộc
2 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế
Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu
3 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!
Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc
3 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
14 cách làm ấm cơ thể nhanh chóng, đơn giản trong những ngày lạnh
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng
3 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Có Nên Lột Mài Vết Thương
-
Có Nên Tự ý Gỡ Mài Vết Thương? - AloBacsi
-
Cách Không để Lại Sẹo Giúp Vết Thương Mau Lành, Ngừa Thâm
-
Bí Quyết Trị Vết Thương Mau Lành, Không để Lại Sẹo - - Dizigone
-
Làm Thế Nào để Liền Vết Thương Nhanh? | Vinmec
-
Quá Trình Liền Vết Thương Diễn Ra Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Chăm Sóc Vết Thương Không để Lại Sẹo
-
Để Vết Thương Mau Lành - Tuổi Trẻ Online
-
Vết Cắt, Vết Xước, Vết Sẹo ... Thói Quen Tốt để Tăng Tốc độ Phục Hồi
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất
-
Những Cách Giúp Vết Thương Mau Lành Bạn Có Thể Thử Ngay
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước Da
-
Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Bạn Chăm Sóc Da Non Không đúng Cách
-
Những Lưu ý Khi Xử Trí Vết Thương Chảy Mủ
-
Bôi Nghệ Lên Vết Thương Khi Nào? - Báo Thanh Niên