Vết Cắt, Vết Xước, Vết Sẹo ... Thói Quen Tốt để Tăng Tốc độ Phục Hồi

Skip to main content
  • Trang chủ
  • Thấu hiểu làn da
  • Da bị tổn thương, kích ứng
  • Cách trị vết thương nhanh chóng không để lại sẹo

Mua hàng online thông qua một trong những đối tác

Chọn một trong những đối tác của chúng tôi để mua hàng online. Chúng tôi sẽ chuyển bạn đến trang chủ của các sản phẩm BIODERMA.

Bandage on the hand

Lời khuyên hàng ngày

Cách trị vết thương nhanh chóng không để lại sẹo

Các vết thương khác nhau cần các phương pháp điều trị khác nhau để thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi riêng. Ngay sau khi da bị tổn thương bởi những nguyên nhân như bị trầy xước, bỏng, tiểu phẩu, lột da, điều trị bằng laser, v.v., hậu quả các tổn thương có thể gây ra là sự khó chịu, đau đớn hoặc cảm giác ngứa ngáy. Trong tất cả những trường hợp này, mức độ phục hồi của da ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sẹo mờ đi.

Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một loại chấn thương làm rách mô bên ngoài cơ thể, thường là da. Các vết thương hở có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như ngã, tai nạn với vật sắc nhọn, hoặc tai nạn xe. Những dấu hiệu của vết thương hở bao gồm chảy máu, sưng tấy đỏ xung quanh vết thương, và cảm giác đau đớn.

Cơ chế chữa lành của da hoạt động như thế nào?

Damaged skin - Scars

Da có vai trò điều hoà nhiệt độ và bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài. Khi da bị thương, cơ thể sẽ tự động kích hoạt một hiện tượng sinh học tự nhiên là: cơ chế chữa lành.

Đây là một quá trình phục hồi phức tạp mà cơ thể cần cầm máu và bảo vệ, làm sạch và đóng miệng vết thương. Mô bị thương phải được xây dựng lại sao cho giống với mô ban đầu nhất có thể.

Các giai đoạn chữa lành

Step 1

Giai đoạn 1: Hàn gắn (kéo dài từ hai đến bốn ngày)

Đầu tiên, máu đông hình thành giúp cầm máu vết thương. Sau đó, rất nhanh chóng, cơ thể sẽ tự chuẩn bị để chống lại sự nhiễm trùng và bảo vệ mình trước các vi khuẩn và dị vật. Các mô tổn thương bị phá hủy nhờ được các tế bào đặc biệt hấp thụ. Các mao mạch máu dễ thấm hơn và thúc đẩy sự di chuyển của huyết tương cùng với các tế bào miễn dịch (ví dụ: kháng thể) đến vùng bị chấn thương.

Step 2

Giai đoạn 2: Phục hồi (kéo dài từ 10 đến 15 ngày)

Các mạch máu nhỏ bị tổn thương trong quá trình chấn thương da sẽ dần dần tự xây dựng lại. Cơ thể bắt đầu lấp đầy mô đã mất bằng một mô mới thông qua việc tổng hợp các sợi collagen với nguyên bào sợi.Biểu mô hình thành ở lớp trên cùng của da. Đồng thời, vết thương sẽ co lại, cho phép các mép vết thương di chuyển lại gần nhau đến khi miệng vết thương khép lại hoàn toàn. Nhiều tế bào và phân tử được kích hoạt. Giai đoạn này rất quan trọng để ngăn ngừa những tổn thương về mặt thẩm mỹ, hãy nhớ rằng cách những vết thương của chúng ta lành lại không giống nhau. Khi da bạn càng tối màu và bạn càng trẻ thì nguy cơ xuất hiện sẹo càng cao. Hơn nữa, việc chữa lành kém hiệu quả ở một số bộ phận trên cơ thể, bao gồm ngực, xương ức, lưng và các khớp.

Step 3

Giai đoạn 3: Phát triển (kéo dài từ hai tháng đến hai năm)

Trong giai đoạn này, các sợi collagen và elastin sẽ trở nên dày đặc và phát triển để tạo nên cấu trúc của da. Mạng lưới mạch máu cũng sẽ chuẩn bị quay về trạng thái “bình thường”. Kết quả là, sức đề kháng của da sẽ tăng lên và độ đàn hồi của da cũng vậy, cho phép da trở nên săn chắc hơn. Vị trí được lành lại vẫn mỏng manh trong hai năm nữa, trong khi da đã khôi phục lại trạng thái cân bằng ban đầu.

Vì sao cần chăm sóc vết thương ngay từ đầu?

Vết thương khi không được chăm sóc và điều trị sớm sẽ dễ hình thành sẹo, khi đó cấu trúc da xung quanh sẹo đã phát sinh và ổn định nên việc loại bỏ sẹo sẽ không dễ dàng như ban đầu. Vì vậy, bạn cần chăm sóc và chữa lành vết thương càng sớm càng tốt.

Tổn thương có thể được phân loại dựa trên các đặc điểm sinh học và lâm sàng của chúng: độ ẩm / dinh dưỡng và độ bít tắc chúng cần là bao nhiêu. 

Có ba loại tổn thương:

Tổn thương rỉ dịch: các tổn thương ngậm nước cần được làm khô bằng sản phẩm không bịt kín cho phép không khí đến vết thương

  • Hăm tã,
  • Tổn thương tại nếp gấp da,
  • Thủy đậu với các tổn thương chảy dịch, và
  • Các vết phồng rộp.

 

Tổn thương không rỉ dịch: các tổn thương từ nông đến trung bình cần độ ẩm từ sản phẩm thoáng khí bịt kín một phần tổn thướng

  • Sau một cuộc phẫu thuật (ví dụ như vết khâu);
  • Vết cắt, vết xước và các vết thương hàng ngày khác sau khi vết thương đã khô;
  • Thủy đậu trong giai đoạn lành bệnh;
  • Sau một thủ thuật thẩm mỹ (ví dụ: lột da, điều trị bằng laser, triệt lông vĩnh viễn, xăm và xóa hình xăm);
  • Hăm tã không có dịch; và
  • Xạ trị.

 

Tổn thương không rỉ dịch: tổn thương từ trung bình đến nghiêm trọng cần dưỡng chất bổ sung lipid từ một sản phẩm bịt kín tổn thương tạo thành hàng rào bảo vệ

  • Nứt nẻ, mảng khô, viêm tủy răng, v.v ...;
  • Bỏng;
  • Trầy xước; và
  • Điều trị bằng laser mài mòn.

Dấu hiệu vết thương đang lành

Hầu hết các vết thương đang lành hoặc tiến triển tốt đều có những dấu hiệu sau:

  1. Đóng vảy: Thông thường sau khi vết thương chảy máu, giai đoạn tiếp theo là đông máu và đóng vảy như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian bạn thấy vết thương không đóng vảy, thậm chí bị chảy nước vàng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn. Sau vài ngày đến vài tuần khi vết thương đóng vảy, vết thương sẽ lành. 
  2. Sưng tấy (diễn ra trong khoảng 5 ngày): Khi thấy dấu hiệu này, có nghĩa là các tế bào trong cơ thể đang dần chữa lành vết thương. Lúc này, các mạch máu nở ra để vận chuyển nhiều máu, oxy và chất dinh dưỡng hơn đến nuôi dưỡng các mô tổn thương.
  3. Tăng trưởng mô (diễn ra trong vài tuần): Khi vết thương đã hết sưng tấy, bạn có thể thấy các tế bào da mới hình thành trên bề mặt vết thương.
  4. Có sẹo: Đây là dấu hiệu vết thương đã lành, lớp vảy dần bong ra và để lại sẹo. Nếu chăm sóc cẩn thận, vết sẹo này sẽ dần biến mất. Ngược lại, nếu chăm sóc sai cách và ăn những thực phẩm không phù hợp, sẽ dẫn đến sẹo lồi.

Những yếu tố nào đóng vai trò trong quá trình chữa lành?

Body areas

Trước hết, điều cần thiết là phải xác định địa hình của vết sẹo. Một số vùng trên cơ thể sẽ không lành lại như những vùng khác.

Ví dụ, có nguy cơ các mép của vết thương nằm ở lưng hoặc ngực sẽ tách rời nhau, gây ra nguy cơ sẹo phì đại hoặc sẹo lồi.

Các vết thương ở đầu gối hoặc mắt cá chân thường sẽ cần rất nhiều thời gian để lành lại. Điều quan trọng là phải theo dõi chúng cẩn thận và chăm sóc chúng một cách thường xuyên để thúc đẩy quá trình chữa lành thích hợp.

Di truyền cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Bạn nên tham khảo các vết sẹo của mình trong quá khứ để đánh giá nguy cơ của việc tổn thương lành không đúng cách. Luôn nhớ rằng quá trình chữa lành sẽ không kết thúc khi vết sẹo đã liền lại. Chữa lành là một vấn đề của nhiều tháng trời và có sự thay đổi đa dạng từ người này sang người khác.

Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy quá trình chữa lành thích hợp?

Hour

Khi vết sẹo đã liền lại, bạn sẽ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trong vài tháng. Tùy thuộc vào vị trí của vết sẹo trên cơ thể, bạn cần lưu ý không tạo áp lực quá lớn lên đó (ví dụ: không mang vác vật nặng nếu vết sẹo ở lưng) vì điều này làm tăng nguy cơ các mép sẹo sẽ tách nhau, làm vết khâu bị tháo rời.Vết sẹo phải tiến triển một cách tự nhiên nhất có thể, tuy nhiên cũng có một số sản phẩm có thể hạn chế đóng mài, cũng như cảm giác ngứa và đau, tác động tốt đến chất lượng của quá trình lành sẹo.

Sun

Cuối cùng, bạn nhất định phải chọn một sản phẩm bảo vệ quang học tối ưu với chỉ số bảo vệ cao và sử dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả bảo vệ chống tia UV lâu dài. Da bị tổn thương tiếp xúc với tia UV có nhiều khả năng bị tăng sắc tố sau sẹo. Bảo vệ bản thân là việc cần làm không phải chỉ trong mùa hè; Vì tia UV làm tổn hại đến bạn quanh năm, thậm chí còn có thể xuyên qua các đám mây, cửa sổ, kính chắn gió và hơn thế nữa. Nguy cơ tăng sắc tố sẹo thường kéo dài sáu tháng, nhưng có thể tiếp tục lên đến hai năm. Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn đánh giá xem liệu rủi ro có giảm bớt hay không.

Những dấu hiệu thường thấy khi vết thương đang lành

Hầu hết các vết thương đang lành hoặc tiến triển tốt đều có những dấu hiệu sau:

  1. Đóng vảy: Sau khi vết thương chảy máu, quá trình đông máu và đóng vảy sẽ diễn ra. Nếu sau một thời gian mà vết thương không đóng vảy hoặc chảy nước vàng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  2. Sưng tấy (khoảng 5 ngày): Sưng tấy là dấu hiệu cho thấy các tế bào trong cơ thể đang chữa lành vết thương. Các mạch máu nở ra để vận chuyển nhiều máu, oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các mô tổn thương.
  3. Tăng trưởng mô (vài tuần): Khi vết thương hết sưng tấy, bạn sẽ thấy các tế bào da mới hình thành trên bề mặt vết thương.
  4. Có sẹo: Đây là dấu hiệu vết thương đã lành. Lớp vảy dần bong ra, để lại một vết sẹo. Nếu chăm sóc cẩn thận, vết sẹo sẽ dần biến mất. Ngược lại, nếu chăm sóc sai cách hoặc ăn thực phẩm không phù hợp, có thể dẫn đến sẹo lồi.

Dấu hiệu của quá trình chữa lành không đúng cách là gì?

Một số người có xu hướng gặp khó khăn trong việc làm lành các tổn thương. Sẹo phì đại là một vết sẹo động, nó sưng lên từ sáu tuần đến ba tháng rồi sau đó sẽ chuyển thành màu đỏ. Sẹo phì đại có thể từ từ tiến triển thành sẹo lồi. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bất thường khi các dòng chảy của tế bào và mạch máu tiếp tục phát triển bên cạnh khối máu đông.Trong mọi trường hợp, Bioderma khuyên bạn nên kiểm tra vết sẹo trong vòng ba tháng sau quá trình vết thương hồi phục và đến gặp chuyên gia y tế nếu vết sẹo của bạn sưng lên hoặc bị đỏ.

Weakened skin

Bạn nên làm gì trong quá trình vết thương đang lành?

MỖI NGÀY

Bảo vệ vùng bị tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đó là một tổn thương nhỏ mà bạn không đến gặp bác sĩ để kiểm tra, bạn nên bắt đầu bằng cách sát trùng vết thương, sau đó chọn sản phẩm điều trị phù hợp với loại tổn thương mà bạn mắc phải. Liên hệ dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Nếu vùng da bị tổn thương phải tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, bạn nên bảo vệ vùng da đó khỏi tia UV bằng cách sử dụng sản phẩm bảo vệ quang học cho đến khi da được phục hồi hoàn toàn để tránh tình trạng tăng sắc tố có thể để lại vết thâm vĩnh viễn.

LÀM SẠCH

Điều quan trọng là bạn phải làm sạch và sát trùng tất cả các vết thương trước khi bôi sản phẩm điều trị.

CHĂM SÓC DA

Ba loại tổn thương chính được nêu ở trên cần các phương pháp điều trị khác nhau để có thể tạo ra một môi trường thúc đẩy quá trình tái tạo da và giải quyết các nhu cầu cụ thể của chúng: làm khô, dưỡng ẩm, nuôi dưỡng phục hồi, v.v. Chọn phương pháp điều trị phục hồi có chứa các thành phần hoạt tính nhẹ nhàng để làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa thường xuyên trong giai đoạn chữa lành. Các phương pháp đó cũng cần có các hoạt chất chống vi khuẩn để ngăn vi khuẩn sinh sôi. Tất cả những sản phẩm này được thiết kế với mục đích sử dụng cho những tổn thương nhỏ hoặc cho sau khi bạn hoàn thành liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chúng sẽ giúp tối ưu hóa quá trình tái tạo và phục hồi.

Tìm hiểu thêm

Children weakened skin Tìm hiểu làn da

Bị bầm tím nên làm gì? Các cách tan vết bầm nhanh chóng

Đọc thêm Bandage on the hand Lời khuyên hàng ngày

Cách trị vết thương nhanh chóng không để lại sẹo

Đọc thêm Patient applying a repairing cream Daily advices

Top 10 kem dưỡng phục hồi da treatment hiệu quả

Đọc thêm

Liên hệ

Cần giúp đỡ

Bạn có thắc mắc về làn da?

Mail

Thứ hai đến Thứ sáu, 9h-18h

Messenger

Tìm điểm bán hàng

Từ khóa » Có Nên Lột Mài Vết Thương