Cách Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Tiên: Những Nguyên Tắc "Vàng"
Có thể bạn quan tâm
Khi bé bước vào giai đoạn tháng thứ 6, sữa mẹ đã bắt đầu loãng dần và ít đi, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Vậy nên, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Ăn dặm sẽ bù đắp cho bé những nguồn dinh dưỡng thiếu hụt và giúp bé phát triển toàn diện. Vậy ắt hẳn nhiều bố mẹ còn bỡ ngỡ về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên lắm nhỉ? Hãy để Góc của mẹ giúp bố mẹ giải đáp được vấn đề này nhé!
Xem thêm: Bé ăn dặm: 10 luật bất thành văn mẹ không thể bỏ qua
Mục lục
- 1. Thời điểm “Vàng” cho bé bắt đầu ăn dặm
- 2. Chú ý đến các dấu hiệu muốn ăn dặm của bé
- 3. Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé yêu
- 2. Bé nên bắt đầu bằng những thực phẩm ăn dặm nào?
- 3. Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên
- 3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách và khoa học
- 4. Một số mẹo để mẹ cho bé ăn dặm
1. Thời điểm “Vàng” cho bé bắt đầu ăn dặm
Xem thêm: Thời điểm “Vàng” cho bé bắt đầu ăn dặm – Mẹ không nên bỏ lỡ
Đây là một câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết lúc nào là thích hợp để cho con bắt đầu ăn dặm. Trên thực tế, không có câu trả lời nào chính xác 100% cho vấn đề này. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến khích cho trẻ ăn dặm khi được 180 ngày tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn không phải sữa mẹ. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé nữa.
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 17 tuần tuổi và ăn muộn sau 26 tuần tuổi. Nếu như ăn dặm sớm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đủ để hấp thụ các thức ăn mới. Ngoài ra, bé bú sữa mẹ ít đi cũng là một vấn đề vì trong sữa mẹ vẫn có những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Còn nếu ăn dặm muộn sau 26 tuần tuổi, khả năng cao bé sẽ bị suy dinh dưỡng do sữa mẹ không còn bảo đảm lượng dinh dưỡng đầy đủ cho bé nữa. Mẹ hãy lưu ý điều này nhé!
2. Chú ý đến các dấu hiệu muốn ăn dặm của bé
Xem thêm: Mẹ làm thế nào để biết bé muốn ăn dặm?
Thông thường, theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, từ 6 tháng tuổi trở lên là khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm. Thời điểm ăn dặm cũng phụ thuộc vào thể trạng và sự phát triển của bé. Ngoài ra mẹ còn có thể biết khi nào bé sẵn sàng ăn dặm qua các dấu hiệu nhận biết. Mẹ nên tham khảo một số dấu hiệu muốn ăn dặm của bé dưới đây:
- Cân nặng bé tăng nhanh.
- Trẻ biết tự ngồi, đầu thẳng đứng.
- Lưỡi của bé ra vào nhiều, bé nhai chóp chép.
- Tỏ ra thích thú khi nhìn người lớn ăn, muốn cần thức ăn.
- Bé bú nhiều hơn bình thường.
- Bé hoạt động nhiều và mạnh hơn.
- Hay mút tay, gặm cắn đồ chơi, đòi ăn thêm.
3. Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé yêu
Xem thêm: Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé – Những ưu đãi đầy bất ngờ
Các dụng cụ được sử dụng để tập cho trẻ ăn dặm sẽ phụ thuộc vào từng phương pháp cho ăn của mỗi bà mẹ. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, trước khi cho trẻ tập ăn dặm, các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các loại dụng cụ sau để việc cho ăn trở nên dễ dàng hơn:
- Ghế cao dành cho trẻ ăn dặm
- Nồi chuyên nấu bột cho trẻ
- Bát, đĩa, cốc, muỗng (nên chọn loại khó vỡ)
- Dụng cụ chia thức ăn
- Máy xay
- Yếm cho trẻ, hoặc khăn ướt để lau miệng cho trẻ.
2. Bé nên bắt đầu bằng những thực phẩm ăn dặm nào?
Đây là một câu hỏi khiến nhiều mẹ đau đầu suy nghĩ không biết nên cho bé ăn gì đầu tiên. Thực phẩm ăn dặm lí tưởng nhất cho bữa ăn dặm đầu tiên của bé là rau củ quả. Đây là những thức ăn lành tính, dễ ăn và ngon miệng, nhiều dưỡng chất. Mẹ có thể đơn giản cho bé ăn chuối, xoài, bơ… nghiền nát.
Sau đây là danh sách 10 loại thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé. Mẹ hãy tham khảo mẹ nhé
- Bơ
- Chuối
- Quả việt quất
- Bông cải xanh
- Đậu lăng
- Thịt
- Mận khô
- Khoai lang
- Bí đỏ
- Sữa chung
3. Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Xem thêm: Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch
Trong lần đầu ăn dặm, liệu mẹ có biết cho bé ăn dặm đúng cách không? Mẹ hãy bắt đầu bằng việc giúp con làm quen với thức ăn trước mẹ nhé. Hãy cho bé bắt đầu ăn dặm với 1-2 muỗng cà phê thức ăn. Sau đó tăng dần để bé có thể quen và ăn nhiều hơn mẹ nhé! Lưu ý cho bé bắt đầu ăn dặm với những thức ăn mềm, nhuyễn để giúp bé làm quen mẹ nhé!
Sau khi bé đã bắt đầu quen với thức ăn, mẹ hãy dần đổi món mới sau mỗi 3-4 ngày nhé. Mẹ vừa có thể theo dõi được bé có bị dị ứng đồ ăn nào không mà còn giúp bé không bị chán ăn mẹ nhé! Lưu ý hãy cho bé bắt đầu ăn dặm từ món ngọt rồi mới chuyển dần sang mặn mẹ nhé! Vì sữa mẹ có vị ngọt nhẹ nên nếu cho bé làm quen sớm với các món mặn như thịt, cá sẽ bị mặn so với khẩu vị của bé đó!
Xem thêm: Gia vị cho bé ăn dặm: 6 Loại hạt nêm cho bé mẹ cần biết
Tuy vậy, mẹ cần lưu ý rằng ăn dặm chỉ là bữa phụ và bé vẫn cần được bú sữa mẹ thường xuyên cho tới 12 tháng tuổi. Những ngày đầu bạn có thể cho trẻ ăn 2 bữa bột/ngày, và cho bú ít nhất từ 3-4 lần/ngày; sau đó tần suất cho trẻ ăn bột có thể tăng dần lên 3-4 lần/ngày khi trẻ gần 12 tháng tuổi.
3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách và khoa học
- Lựa chọn đúng thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn bắt đầu ăn dặm của các bé sẽ khác nhau do thể chất khác nhau. Tuy nhiên tốt nhất nên cho bé ăn dặm vào khoảng 5 – 6 tháng tuổi. Ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé chán sữa và không tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn dặm quá muộn lại làm bé bị suy dinh dưỡng, chán ăn, còi xương, chậm phát triển.
- Ăn ít lúc đầu và tăng dần khẩu phần ăn. Việc cho bé ăn quá nhiều ngay giai đoạn đầu tập ăn sẽ khiến dạ dày bé quá sức. Mẹ nên bắt đầu từ khẩu phần nhỏ rồi tăng dần lên cho tới khi bé có thể ăn 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh.
- Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên chế biến đa dạng các loại thực phẩm để bé được hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Thức ăn của bé cần có đầy đủ các chất: tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo. Kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé sẽ được phát triển mọt cách toàn diện.
- Không ép bé ăn. Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ cần tạo hứng thú cho bé trong việc ăn dặm. Vì vậy đừng cố bắt ép bé ăn thứ bé không thích. Việc này có thể gây ra ác cảm cho bé trong việc ăn dặm và làm bé sợ hãi. Hãy để bữa ăn thật vui vẻ và khiến bé thấy thích thú, mong chờ để được ăn.
4. Một số mẹo để mẹ cho bé ăn dặm
- Mẹ nên chuẩn bị ghế ăn và đồ dùng ăn dặm riêng cho bé. Việc này sẽ khiến bé nhận thức được đồ dùng để làm gì. Khi mẹ đặt bé vào ghế ăn, bé sẽ biết đó là lúc chuẩn bị được ăn dặm.
- Chế biến đồ ăn phong phú và nhiều màu sắc sẽ khiến bé hứng thú hơn. Lúc này bé rất thích những đồ màu sắc tươi sáng.
- Cho bé ăn dặm vào khoảng sau 10h sáng sẽ giúp bé ăn tốt hơn. Khi đó bé đã đói sau khi thức dậy nên sẽ mong chờ được ăn.
- Không nêm thêm đường nhân tạo hay muối vào đồ ăn của bé. Việc này không tốt cho sức khỏe bé sơ sinh.
Ăn dặm lần đầu tuy còn khó khăn với nhiều mẹ nhưng nếu mẹ tìm hiểu kĩ lưỡng, nó sẽ thật dễ dàng. Hãy để bữa ăn dặm của bé thật vui vẻ và ngon miệng. Hy vọng sau bài viết này, mẹ sẽ biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên tốt nhất. Chúc mẹ thành công!
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Xem thêm:
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
Vệ sinh thực phẩm ăn dặm cho bé – Những điều mẹ vô tình bỏ quên
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?
Từ khóa » Bột Cho Bé ăn Dặm Lần đầu
-
Thực đơn Và Cách Nấu Cháo Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Tiên
-
Hướng Dẫn Về Lần đầu Tiên Cho Bé ăn Thức ăn đặc - Vinmec
-
Những Lưu ý Khi Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Mẹ Không Nên Bỏ Qua
-
Cách Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Tiên: 8 Nguyên Tắc Vàng Mẹ Nên Nhớ!
-
Cách Cho Trẻ ăn Dặm đúng Cách - Mẹ Chuẩn Bị Gì Khi Cho Bé ăn Dặm ...
-
Gợi ý Cách Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Tiên - Dạy Con Kiểu Nhật
-
Bỏ Túi Bí Kíp Bữa ăn Dặm đầu Tiên Của Bé - Kids Plaza
-
Bé Bắt đầu ăn Dặm Nên ăn Bột Gì - Tin Tức VNShop
-
Cách Cho Bé Ăn Dặm Lần Đầu Tiên Như Thế Nào? Ăn Thức ăn đặc Gì ...
-
Cách Pha Bột Cho Bé ăn Dặm Lần đầu Hết Sạch Bát Chỉ Sau 5 Phút
-
Ăn Dặm Lần đầu - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bé ăn Dặm – Bữa ăn đầu Tiên Của Bé - Earthmama
-
Những điều Mẹ Cần Lưu ý Khi Cho Bé ăn Dặm Lần đầu
-
Mách Mẹ 7 Cách Nấu Bột ăn Dặm Buổi Sáng Cực Nhanh Mà đủ Chất