Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Công Trình Nhà Phố 2022
Có thể bạn quan tâm
Bộ phận kết cấu của móng nhà 2 tầng là bộ phận kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm bên dưới cùng của công trình & là công đoạn thi công xây dựng quan trọng đầu tiên trong quá trình tiến hành trong thi công xây dựng. Có nhiệm vụ bảo đảm tải trọng trực tiếp cho công trình vào nền đất, chịu được sức ép của các tầng được thi công xây dựng phía trên. Trong xây dựng hiện nay có khá nhiều các phương pháp thiết kế xây dựng móng, tuy nhiên đối với mỗi kết cấu móng lại phù hợp với một nền đất khác nhau. Do vật mà phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng sẽ được tính toán và căn cứ trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như mỗi 1 công trình cụ thể.
Những loại kết cấu móng nhà 2 tầng thông dụng hiện nay 2021
Móng băng
Đây là phương án xây dựng móng điển hình của các mẫu thiết kế xây dựng nhà nói chung cũng như mẫu thiết kế nhà 2 tầng nói riêng. Móng băng là kiểu móng có phần chân đế mở rộng & chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc. Phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu, hoặc cũng có thể áp dụng cho những khu vực có địa chất thông thường. Móng băng thường có 3 loại như: Móng băng kết hợp, Móng băng cứng và Móng băng mềm Chọn lựa kiểu móng băng cụ thể nào thì sẽ còn phụ thuộc cụ thể vào nền đất cũng như là phương án thiết kế cụ thể của KTS đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất & đánh giá tình trạng chung.
Móng bè
Móng bè cũng là loại móng được dùng phổ biến, có tác dụng làm giảm trọng tải của nhà 2 tầng. Kết cấu móng này hay được dùng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thiết kế xây dựng trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho phần công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ sử dụng cho các công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.
Móng đơn
Kiểu móng này có tác dụng chịu trọng tải nhẹ cùng với kết cấu đơn giản, chỉ dùng cho những mẫu thiết kế nhà phố có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được chọn lựa cho những mẫu thiết kế nhà nói chung. Nhìn chung trong 4 loại móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến & được dùng nhiều nhất trong các mẫu thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.
Móng cọc
Kết cấu móng này được thi công xây dựng trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng & cọc thi công. Chúng tạo kết cấu vô cùng vững chắc. Loại móng này thường được dùng cho những địa hình đất yếu, dễ sụt lún, hoặc ao hồ, có địa hình phưc tạp. Số lượng cọc thi công sẽ còn phụ thuộc vào trọng tải công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn & được tính theo công thức: Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào dùng tổng cộng vào khoảng 1.2 đến 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)
Một số kinh nghiệm khi chọn thi công kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay 2021
Thứ 1: Khảo sát thực trạng địa hình
Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như chọn lựa phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng của ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán trọng tải đều căn cứ dựa trên nền địa chất thực tế này.
Thứ 2: Chọn lựa phương án thiết kế thi công móng phù hợp
Nếu như nền đất bình thường thì bạn nên chọn lựa các mẫu móng như là móng băng. Nếu nền đất cứng chắc khá tốt thì có thể sử dụng phương án kết cấu mong đơn. Còn nếu như công trình xãy dựng năm trên ao hồ, nơi có địa chất yếu, hay bị lún nền thi bắt buộc phải thiết kế kết cấu mong cọc cho công trình xây dựng. Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi đã được khảo sát thực trạng địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm thi công xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.
Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế
Sau khi khảo sát địa chất & đã chọn lựa được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Thi công đúng như thiết kế để bảo đảm tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình nhà.
Thứ 4: Chọn lựa nguyên vật liệu thi công móng tốt
Kết cấu móng nhà 2 tầng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của toàn bộ công trình. Do đó chất lượng nguyên vật liệu thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, và sỏi… nên dùng những loại có chất lượng từ khá trở lên để bảo đảm tuyệt đối chịu trọng tải. Bới phần móng là phần tuy không nhìn thấy những lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của 1 căn nhà đẹp.
Thứ 5: Chọn lựa nhà thâu thi công chuyên nghiệp – uy tín
Sự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề cùng chất lượng trình độ của đội ngũ thi công xây dựng. Các bạn không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của đơn vị nhà thầu thi công xây dựng trên thị trường. Nếu không mọi hậu quả sau này sẽ khó khắc phục & sẽ đội chi phí cải tạo, sửa chữa rất nhiều.
Một vài những lưu ý trước khi thi công xây dựng móng
Từ những kinh nghiệm chúng tôi đưa ra 6 lời khuyên để giúp bạn tránh được một số sai lầm khi thi công móng nhà 2 tầng:
- Lựa chọn thiết kế nhà phố phù hợp: Tìm hiểu loại móng nào phù hợp nhất với từng loại nhà xem phần đất đó có phù hợp hay không.
- Móng băng kết hợp
- Khảo sát về địa chất: Đây là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi lựa chọn đất để phù hợp với công trình thi công & xây dựng tại móng nhà. Tốt nhất là nên thực hiện tại phần đất khô ráo, đất chặt & kiên cố.
- Thi công đảm bảo: Nếu như việc thi công xây dựng không đảm bảo sẽ dẫn đến những ảnh hưởng và tác hại nghiêm trọng đến công trình như thấm sàn, hoặc nứt sàn bê tông… Do đó, tốt hơn hết là bảo đảm chất lượng công trình, thiết kế khoa học, và tính toán kỹ lưỡng.
- Chọn lựa nguyên vật liệu xây dựng tốt nhất để đổ móng
- Chọn lựa đơn vị nhà thầu có kinh nghiệm, & cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng
- Phải chú ý giám sát đến quá trình thi công xây dựng xem hoạt động có hợp ý với mình hay không.
Tìm hiểu về kết cấu móng băng nhà 2 tầng qua việc chọn loại móng
Việc chọn loại móng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Khi tìm hiểu cách xây móng nhà 2 tầng thì điều kiện nền & tải trọng là yếu tố quan trọng nhất.
- Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt: Có thể sử dụng móng gạch xây, đá xây, hay bê tông đá hộc.
- Nếu nền móng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường sử dụng móng bè cùng với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không sử dụng cách làm chặt đất trên mặt), không sử dụng đệm cát, đệm đất.
- Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hay làm chặt đất trên mặt rồi xây móng cọc tre, cọc tràm.
- Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Chỉ nên thi công xây nhà 2 tầng và dùng móng bè.
Nhà 2 tầng ứng dụng thiết kế kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Thiết kế biệt thự 2 tầng ta phải chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất. Ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ căn nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng sẽ được tính là 1/10*5m = 0.5m, Chiều rộng của móng băng là 0.33m. Như vậy dầm móng băng sẽ có kích thước là 33×50, và bề rộng cánh móng băng dao động từ 1 đến 1.2m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18-6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hay dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.
Công thức tính số lượng chịu tải trọng móng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Chọn số lượng đóng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Số lượng cọc trên một đài sẽ phụ thuộc vào trọng tải truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng. Tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên số lượng cọc được tính toán như sau: Tải trọng lượng, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng. Ví dụ tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) suy ra số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc. Ta chọn 8 cọc.
Chọn máy ép cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là trọng tải dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. Do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T.
Các bước thi công làm móng trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Khi xây móng nhà 2 tầng ta đi theo lần lượt những bước sau:
- Công tác đóng cọc.
- Công tác đào hố móng.
- Công tác làm phẳng mặt hố móng.
- Công tác kiểm tra cao độ lót móng.
- Đổ bê tông lót & cắt đầu cọc.
- Tiến hành ghép cốp pha móng.
- Công tác đổ bê tông móng.
- Công tác tháo cốp pha móng.
- Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
Thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng đã được Công Ty Thiết Kế Xây Dựng giới thiệu phía trên. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho các bạn. Nếu bạn còn vướng mắc cũng như có thắc mắc hay cần tìm một công ty thiết kế xây dựng uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công Ty Thiết Kế Xây Dựng để nhận được sự tư vấn tốt nhất có thể cho ngôi nhà của mình nhé! >> Xem thêm: Kết Cấu Móng Nhà 3 Tầng Và Những Thông Tin Liên Quan 2021
5/5 - (6000 bình chọn)Từ khóa » Kết Cấu Thép Móng Nhà 2 Tầng
-
Kết Cấu Móng Đơn Nhà 2 Tầng Và Thông Tin Cần Biết 2022
-
Kết Cấu Móng Băng Nhà 2 Tầng đẹp Chất Lượng đảm Bảo An Toàn
-
4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Phổ Biến Và Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi ...
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Wedo
-
Xây Nhà 2 Tầng Nên Làm Móng Gì ? Cách Lựa Chọn Móng Chuẩn
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
-
Tiêu Chuẩn Bản Vẽ Móng Băng Nhà 2 Tầng Và Quy Trình Làm Móng
-
Thi Công Móng Nhà 80m2 Kết Cấu 2 Tầng |vietnam Travel - YouTube
-
Móng Nhà 2 Tầng Cách Chọn Móng Nhà Theo Địa Chất
-
Cách Làm Móng Nhà 2 Tầng Mà Chủ đầu Tư Nhất định Phải Biết
-
Góc Tư Vấn: Thiết Kế Thi Công Móng Nhà 2 Tầng An Toàn
-
Móng đơn Nhà 2 Tầng, Cấu Tạo Và Thi Công Móng đơn Nhà 2 Tầng
-
Xây Nhà 2 Tầng Sử Dụng Loại Móng Gì?