Móng Nhà 2 Tầng Cách Chọn Móng Nhà Theo Địa Chất
Có thể bạn quan tâm
Kết cấu móng nhà 2 tầng như thế nào? Cách thiết kế móng nhà 2 tầng ra sao? Một số công trình tốt chắc chắn không thể thiếu sự lựa chọn thông minh tại phần móng. Một phần móng tốt sẽ giúp toàn bộ công trình bề vững và trường tồn cùng thời gian. Và ngược lại, nếu như nền móng không phù hợp sẽ khiến cho công trình này bị xuống cấp nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng nhé.
Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng
Kết cấu móng nhà 2 tầng ( móng nền, nền móng ) là phần kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình với công năng đảm bảo độ chịu lực, tải trọng của công trình vào nền đất dưới sức ép của các tầng không bị nứt hoặc đổ vỡ công trình. Móng của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của khu đất và tuỳ thuộc vào độ cao, tải trọng của công trình bên trên. Khi công trình nằm trên khu đất mềm hoặc khi công trình có một độ cao nhất định thì nền móng phải có hình dạng to ngang và sâu để phần diện tích tiếp xúc với đất được nhiều.
Các loại móng nhà 2 tầng được sử dụng : móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc, tuy nhiên, trong các kết cấu móng nhà 2 tầng này, móng băng và móng cọc được đánh giá phù hợp với địa chất đất nhiều vùng miền trên toàn quốc và tiết kiệm chi phí nhất so với những loại móng nhà 2 tầng còn lại.
Móng bè
Móng bè cũng là loại phổ biến có tác dụng làm giảm tải trọng của nhà 2 tầng. Kết cấu móng này hay được sử dụng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thi công trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ sử dụng cho những công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.
Móng đơn
Kiểu móng này có tác dụng chịu tải trọng nhẹ và kết cấu đơn giản, chỉ sử dụng cho những mẫu thiết kế nhà có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được lựa chọn cho các mẫu thiết kế nhà nói chung.
Những trường hợp nào sử dụng móng đơn?
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng dễ thi công và phù hợp với nhiều loại địa chất đất như đất thịt, đất cát, đất thịt. Khi những cột hoặc hàng tường có đủ cả hai phương thì phần dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ ngay trên phần mặt bằng. Móng băng tại phần hồi nhà chủ yếu thường được dùng tại phần móng băng tường ngăn, móng băng dọc nhà. Thường thì, các đơn vị thiết kế chủ yếu đặt phần móng băng cùng chiều sâu nên phần móng băng tại hồi nhà thường rộng hơn.
Thiết kế móng nhà 2 tầng bằng móng băng chủ yếu bao gồm các loại như móng cứng, móng mềm, móng kết hợp.
Lưu ý: Tại phần móng băng sử dụng loại móng cứng thì có chiều sâu đặt móng lớn thì tốt nhất nên thay bằng phần móng mềm. Điều này sẽ mang đến tác dụng lớn trong việc giúp làm giảm được chiều sâu đặt móng để giúp tiết kiệm chi phí và kinh tế hơn. Móng thường chủ yếu được làm bằng móng bê tông kết thép và khi đó, phần cốt thép sẽ được liên kết thêm với phần thép móng.
Bản vẽ kết cấu móng băng thể hiện chi tiết thông số kỹ thuật thi công
Khi thiết kế móng nhà 2 tầng, kích thước chiều cao dầm móng là rất quan trọng, chiều cao của dầm móng cần phải có chiều dài bằng 1/10 chiều dài nhịp lớn nhất. Chẳng hạn như, bước gian lớn nhất trong toàn bộ ngôi nhà là 5m thì phần chiều cao móng băng nhà sẽ được tính trong khoảng là 1/10*5m = 0.5m, phần chiều rộng của móng băng là 330cm. Như vậy, kích thước của dầm móng băng sẽ là 33x50 và bề rộng của móng băng sẽ nằm trong khoảng dao động từ 1-1,2m, phụ thuộc vào từng điều kiện địa chất.
Phần thép dầm móng băng sẽ có kích thước khoảng từ 6D18-6D20 là hợp lý nhất.
Lưu ý: Sử dụng loại thép móng băng là D10 chạy dọc băng, thép chạy ngang băng là D12 hoặc có thể dùng đều từ D12 1 lớp đan A15cm.
Cách tính chi phí xây nhà 2 tầng
Kết cấu móng cọc nhà 2 tầng
Móng cọc là loại móng được đặt tại phần đầu cọ để tạo thành những nhóm cọc liên kết với nhau bằng đài và giằng móng để tạo khối móng vững chắc nhất. Khác với kết cấu móng băng nhà 2 tầng, móng đợc sử dụng dành cho khu vực xây dựng nhà có địa hình phức tạp cùng nền đất yếu, chẳng hạn như đất mượn, đất vườn, ao hồ….
Cách tính số lượng cọc thi công móng nhà 2 tầng
Thông thường, khi thiết kế các công trình nhà 2 tầng là nhà dân sẽ không có kết quả khảo sát địa chất nên việc lựa chọn toàn bộ số lượng cọc sao cho thật chính xác, không bị lãng phí là vấn đề rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố về kỹ thuật và kinh tế của chủ nhà. Số lượng cọc trên đài phụ thuộc vào phần tải trọng truyền vào độ sâu, đầu cột chôn móng.
Tuy vậy, độ sâu phần móng không bị ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính số lượng cọc sẽ được chủ đầu tư lựa chọn như sau:
Cộng tổng tất cả các tải trọng bao gồm tải trọng tường, sàn, động trong khi sử dụng bằng 1,2-1.5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số mô men 1.2 x số tầng.
Ví dụ về cách tính số cọc cho phần móng cọc nhà 2 tầng: tính số cọc 200x200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*1.2*2*20=57.6 tấn/20 = 2.88 cọc => chọn 3 cọc.
Chọn máy ép cọc cho công trình:
Khi lựa chọn máy ép cọc thì lực ép của máy ép cần phải lớn hơn 15% so với tải trọng động, ít nhất máy ép cọc phải lớn hơn hoặc bằng 75 tấn. Đầu cọc chịu được tải trọng tĩnh, ít nhât là 20 tấn và phần tải trọng động dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, thông thường phải bằng 2-3 ần tải trọng tĩnh. Sức chịu tải của cọc 200x200=20T. Cách tính phần trọng tải động ép lên đầu cọc sẽ là 200*200 là 20*2-20*3T= 40-60T. Nếu như ép cọc cần phải có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ sổ trên đồng hồ là cũng có thể giám sát được công trình đang thi công.
Cách làm móng nhà 2 tầng chuẩn 9 bước
Khi thực hiện thiết kế móng nhà 2 thà 2 tầng bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước như sau:
- Bước 1: Đóng cọc
- Bước 2: Đào hố móng ( kiểm tra địa hình đất của công trình_
- Bước 3: Làm phẳng tại phần mặt hố móng
- Bước 4: Kiểm tra tại phần độ cao của lót móng
- Bước 5: Đổ phần bê tông lót và cắt đầu cọc
- Bước 6: Ghép phần cốt pha móng
- Bước 7: Đổ móng và đổ bê tông tại phần móng
- Bước 8: Tháo phần cốp pha móng
- Bước 9: Bảo dưỡng phần bê tông móng sau khi đổ xong
6 Lưu ý trước khi thi công móng
Từ những kinh nghiệm xây dựng chúng tôi đưa ra 6 lời khuyên để giúp bạn tránh được những sai sót khi thi công móng nhà 2 tầng :
- Khảo sát về địa chất: Đây là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi lựa chọn đất để phù hợp với thi công và xây dựng tại móng nhà. Tốt nhất là nên thực hiện tại phần đất khô ráo, đất chặt, kiên cố.
- Lựa chọn thiết kế nhà phù hợp: Tìm hiểu loại móng nào phù hợp nhất với từng loại nhà xem phần đất đó có phù hợp hay không.
- Thi công đảm bảo: Nếu như việc thi công không đảm bảo sẽ dẫn đến những ảnh hưởng và tác hại nghiêm trọng đến công trình như thấm sàn, nứt sàn bê tông… Vì thế, tốt hơn hết là đảm bảo chất lượng công trình, thiết kế khoa học, tính toán kỹ lưỡng.
- Lựa chọn nguyên vật liệu thi công tốt nhất để đổ móng
- Lựa chọn đơn vị nhà thầu có kinh nghiệm, cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng
- Phải chú ý giám sát đến quá trình thi công xem công cuộc thi công có phù hợp và hợp ý với mình hay không.
Thiết kế móng nhà 2 tầng đã được chúng tôi giới thiệu phía trên, hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.
Các tin bài khác
- 20 Mẫu phòng ngủ chung cho bố mẹ và con ấm cúng thoáng mát (24/12/2023)
- 115+ Mẫu cổng đẹp hiện đại sang trọng 2024 (24/12/2023)
- Cách làm nến ly trang trí noel tại nhà đẹp (21/12/2023)
- Hướng dẫn leo núi trong nhà (Rock Climbing) đúng kỹ thuật 2024 (24/12/2023)
- Hợp đồng thiết kế thi công nội thất 2024 (24/12/2023)
- Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng đơn giản áp dụng cho năm 2024 (25/12/2023)
- 99 Mẫu nhà 3 gian truyền thống hiện đại đẹp 2024 (24/12/2023)
- Tải hợp đồng xây nhà trọn gói miễn phí năm 2024 (26/12/2023)
- Quy trình thiết kế nhà ở Kiến Trúc An Nhiên (24/12/2023)
- Biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật 100% năm 2024 (24/12/2023)
- Cách tính diện tích mái nhà đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
- Móng đơn là gì? Cách xử lý khi thi công móng đơn ngập nước (24/12/2023)
- Top 10 công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp năm 2024 (24/12/2023)
- Thi công simili lót sàn đẹp giá rẻ năm 2024 (24/12/2023)
- Cách tính mét vuông xây dựng đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
- Các loại móng nhà 3 tầng kèm bản vẽ kỹ thuật (24/12/2023)
- Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 năm 2024hết bao nhiêu tiền? (25/12/2023)
- Kích thước bể phốt 3 ngăn bể phốt 2 ngăn khi xây nhà (24/12/2023)
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đầy đủ gồm những gì? (24/12/2023)
- Kỹ Thuật Đổ Bê Tông Sàn ( Móng ) Dầm Cột Đạt Tiêu Chuẩn (24/12/2023)
Từ khóa » Kết Cấu Thép Móng Nhà 2 Tầng
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Công Trình Nhà Phố 2022
-
Kết Cấu Móng Đơn Nhà 2 Tầng Và Thông Tin Cần Biết 2022
-
Kết Cấu Móng Băng Nhà 2 Tầng đẹp Chất Lượng đảm Bảo An Toàn
-
4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Phổ Biến Và Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi ...
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Wedo
-
Xây Nhà 2 Tầng Nên Làm Móng Gì ? Cách Lựa Chọn Móng Chuẩn
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
-
Tiêu Chuẩn Bản Vẽ Móng Băng Nhà 2 Tầng Và Quy Trình Làm Móng
-
Thi Công Móng Nhà 80m2 Kết Cấu 2 Tầng |vietnam Travel - YouTube
-
Cách Làm Móng Nhà 2 Tầng Mà Chủ đầu Tư Nhất định Phải Biết
-
Góc Tư Vấn: Thiết Kế Thi Công Móng Nhà 2 Tầng An Toàn
-
Móng đơn Nhà 2 Tầng, Cấu Tạo Và Thi Công Móng đơn Nhà 2 Tầng
-
Xây Nhà 2 Tầng Sử Dụng Loại Móng Gì?