Cách Chọn Sơ Bộ Tiết Diện Cột, Dầm, Sàn, Móng BTCT - Vnbuilder
Có thể bạn quan tâm
Trong cấu kiện bê tông cốt thép, thì bê tông có khả năng chịu nén tốt hơn nhiều so với thép vì vậy, chọn sơ bộ tiết diện cột, dầm, sàn, móng cấu kiện bê tông là bước cơ bản đầu vào để thiết kế ra khả năng chịu lực giữa bê tông và cốt thép, từ đó chọn kích thước cấu kiện và hàm lượng cốt thép chính xác hơn và tiết kiệm hơn. Dưới đây là công thức lựa chọn sơ bộ các cấu kiện bê tông cốt thép theo đúng tiêu chuẩn và theo kinh nghiệm thực tế
Nội dung bài viết
Những lưu ý khi lựa chọn kích thước sơ bộ cấu kiện btct
Khi thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép chúng ta nên để ý những vấn đề sau:
Phối hợp với bản vẽ kiến trúc lựa chọn kích thước dầm, sàn, cột sao cho mang tính thẩm mỹ, phù hợp với công năng sử dụng của căn phòng ( ví dụ: lựa chọn chiều rộng b của dầm, cột trùng với chiều rộng của bức tường xây, để tránh dầm cột hở ra gây chướng mắt, mất thẩm mỹ)
Lựa chọn sơ bộ kích thước cột, dầm sao cho tiết kiệm, đảm bảo yếu tố chịu lực, tránh chọn tiết diện cột dầm, sàn thừa quá gây lãng phí dẫn đến tải trọng tác dụng lên móng phía dưới tăng lên, dẫn đến chi phí của móng cũng sẽ tăng theo
Các bước cột dầm không nên xa quá vượt tiêu chuẩn thiết kế, dẫn đến kích thước của các cấu kiện cũng sẽ tăng theo, không đảm bảo độ võng cũng như yếu tố chịu lực của kết cấu.
Quan niệm khung bê tông cốt thép là kết cấu siêu tĩnh bậc cao. Nội lực trong khung không chỉ phụ thuộc vào sơ đồ, tải trọng tác dụng mà còn phụ thuộc vào độ cứng của các cấu kiện khung. Vì vậy khi tính toán khung cần biết trước kích thước của các tiết diện dầm và cột. Việc chọn sơ bộ kích thước các tiết diện dầm và cột tốt nhất là dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế trên cơ sở các kết cấu tương tự đã xây dựng, tuy nhiên một cách gần đúng ta có thể xác định kích thước như dưới đây
Cách chọn sơ bộ tiết diện cột btct
Trong tính toán lựa chọn sơ bộ kích thước của cột bê tông cốt thép, ta coi cột như chịu nén đúng tâm, công thức chọn sơ bộ diện tích tiết diện của cột như sau
Fb=kN/Rn
Trong đó
- Fb: diện tích tiết diện cột, từ diện tích này ta lựa chọn được kích thước sơ bộ cho chiều rộng b và cao h của cột
- k: hệ số kể tới momen uốn, k=1,1 đối với cột trong nhà, k =1,3 đối với cột biên, k=1,5 đối với cột góc
- N: nội lực tính toán sơ bộ của trọng lượng bản thân, hoạt tải từ bản sàn, dầm, tường truyền xuống cột
- Rn: cường độ chịu nén của bê tông
Sau khi lựa chọn kích thước sơ bộ cho cột ta kiểm tra điều kiện ổn định cột theo công thức như sau:
Đối với tiết diện vuông, chữ nhật: λ = l0/b ≤ 30
Trong đó:
- λ: độ mảnh của cột
- b: bề rộng cột
- l0 = 0,5H (liên kết 2 đầu ngàm, với H chiều dài của cột)
- l0 = 0,7H (liên kết 1 đầu ngàm, 1 đầu khớp)
- l0 = 2H (liên kết 1 đầu ngàm, 1 đầu tự do)
Trong thực tế kích thước cột sẽ thay đổi liên tục theo từng tầng, nếu công trình có nhiều tầng thì cứ 2 đến 3 tầng thay đổi tiết diện cột một lần
>> Bài viết liên quan:
Cốt đai là gì? Cách bố trí cốt đai trong cột, dầm
Cách chọn sơ bộ kích thước dầm
Trong kết cấu hệ dầm sàn bê tông cốt thép toàn khối khung chịu lực, với hệ kết cấu dầm chính và dầm phụ. Có 2 cách để xác định sơ bộ tiết diện dầm btct như sau:
Cách 1:
Tách riêng từng phần dầm xem như là dầm đơn giản chịu tác dụng của tải trọng tính toán q=g+p (kg/m2), xác định theo diện tích truyền tải của sàn, tường, với momen lớn nhất M0=ql2/8. Mô men tính toán M= (0,6-0,7)M0, chọn trước bề rộng dầm là b thì chiều cao của dầm xác định như sau
Cách 2:
Cách này thường dùng hơn, chọn kích thước dầm sơ bộ theo công thức sau:
Với chiều cao tiết diện dầm:
Trong đó
- ld: là nhịp của dầm đang xét đến
- md: hệ số, với dầm chính md = 8 ÷ 12, với dầm phụ md = 12 ÷ 20, với đoạn dầm công xôn md = 5 ÷ 7
Với kích thước bề rộng dầm b ta chọn trong khoảng b = (0,3 ÷ 0,5)h
Đồng thời kích thước dầm nên lấy theo số chẵn để dễ dàng thi công, ví dụ chiều cao h lấy theo bội số của 50, 100; chiều rộng b lấy theo các kích thước 110, 150, 180, 200, 220, 250…, b lớn hơn nữa thì lấy theo bội số của 50
Chú ý: sau khi đã chọn kích thước dầm cột, sẽ tiến hành tính toán nội lực, tính cốt thép cho từng cấu kiện, sau đó kiểm tra lại kích thước tiết diện đã chọn, dựa vào hàm lượng cốt thép µ ≤ µmax, nếu không thỏa mãn phải thay đổi kích thước tiết diện và tính toán lại
Hướng dẫn chọn sơ bộ chiều dày bản sàn
Việc chọn chính xác chiều dày bản sàn có ý nghĩa rất quan trọng vì khi thay đổi chỉ một vài centimet thì khối lượng bê tông của toàn sàn cũng thay đổi đáng kể. Chọn chiều dày sàn phụ thuộc vào nhịp và tải trọng tác dụng, chúng ta có thể xác định chiều dày sơ bộ bản sàn hs theo công thức sau
Trong đó:
- l: là nhịp của bản sàn theo phương chịu lực
- D = 0,8 ÷ 1,4 phụ thuộc vào tải trọng
- m = 30 ÷ 35 đối với bản loại dầm
- m = 40 ÷ 45 đối với bản kê bốn cạnh
- m = 10 ÷ 18 đối với bản công xôn
Đồng thời chọn hs là một số nguyên theo cm, và phải đảm bảo điều kiện theo cấu tạo hs ≥ hmin
hmin = 5cm đối với mái bằng, hmin = 6cm đối với sàn nhà dân dụng, và bằng 7cm đối với sàn nhà công nghiệp
Dowload file excel tính toán chọn sơ bộ tiết diện cột, dầm sàn dưới đây nhé
Chọn sơ bộ kích thước đài cọc và số lượng cọc
Diện tích sơ bộ của đài cọc xác định theo công thức sau
Trong đó:
- Nott – tải trọng tính toán xác định đến đỉnh đài
- n – hệ số vượt tải n=1,1
- h – chiều sâu chôn đế đài
- γtb – trọng lượng thể tích bình quân của đài và đất trên đài, có thể lấy bằng 20KN/m3
Với P – sức chịu tải của cọc
d – đường kích cọc tròn hoặc kích thước cạnh cọc vuông
Số lượng cọc trong móng sơ bộ theo công thức
Trong đó:
- Nott – tải trọng tính toán xác định đến đỉnh đài
- Nđtt – trọng lượng sơ bộ của đài cọc và đất trên các bậc đài Nđtt = n.Fđ.h.γtb
Chiều cao đài móng xác định theo điều kiện chọc thủng, công thức như sau:
Trong đó:
- Pct – lực chọc thủng lấy bằng tổng phản lực của các cọc nằm ngoài phạm vi đáy tháp chọc thủng
- Rk – cường độ chịu kéo tính toán của bê tông
- btb – trung bình cộng chu vi đáy trên và đáy dưới tháp chọc thủng
Đồng thời diện tích đài cọc, chiều cao đài cọc phải thỏa mãn điều kiện cấu tạo theo tiêu chuẩn đề ra
Trên đây là một số cách chọn sơ bộ tiết diện cột, dầm sàn, móng bê tông cốt thép, chúng ta nên lưu ý ngoài cách lựa chọn kích thước theo công thức như trên, thì kinh nghiệm của người thiết kế là rất quan trọng, những kích thước trên chỉ là sơ bộ không mang tính tuyệt đối chính xác, là yếu tố đầu vào giả thiết để tính toán ra kết cấu đảm bảo an toàn, tiết kiệm, sau khi có kết quả thì phải kiểm tra lại xem có phù hợp không, từ đó có phương án chấp nhận kết quả hoặc tính toán lại.
Quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế kết cấu công trình liên hệ với đội ngũ chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Xem thêm dưới đây
- Dịch vụ thiết kế kết cấu công trình chuyên nghiệp uy tín
Từ khóa » Diện Tích Chịu Tải Của Cột
-
[PDF] 1. TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN CỘT BTCT.pdf - Cdct..vn
-
Tìm Hiểu Về Chọn Sơ Bộ Tiết Diện Cột Bê Tông Cốt Thép
-
Công Thức Tính Kích Thước Cột Nhà Dân Dụng đúng Tiêu Chuẩn
-
Hướng Dẫn Cách Tính Kích Thước Cột Bê Tông Nhà Dân Chính Xác
-
Chọn Sơ Bộ Tiết Diện Cột? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng
-
KẾT CẤU CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP - Blog Xây Dựng
-
Tính Toán Tiết Diện Cột BTCT-Nguyễn Đình Cống - SlideShare
-
Đối Với Cột: B*h = (1.2 ~... - Diễn đàn Xây Dựng Việt Nam | Facebook
-
THIẾT KẾ SƠ BỘ KẾT CẤU 1: Chọn Sơ Bộ Tiết Diện Cột
-
[PDF] Một Số Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu Cột Bê Tông
-
Cách Xác định Kích Thước Cột Nhà Dân Dụng - Thợ Xây
-
[PDF] Bài Giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ Chương 6. Tính Toán Cấu Kiện Chịu Nén
-
Công Thức Tính Toán Các Cấu Kiện Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép | Xemtailieu