Chọn sơ bộ tiết diện cột? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Chọn sơ bộ tiết diện cột? Trong thiết kế nhà BTCT đổ toàn khối , các bác có kinh nghiệm gì về chọn sơ bộ kích thước cột không ??? Nếu là dầm thì còn biết là chọn là 1/8 -1/10 bước cột, chứ còn nếu cột tính như các phương pháp trong sách thì toàn ra tiết diện quá bé Cám ơn các bác nhiều Có 51 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng được xây nhiều nhất từ đầu năm đến nay! |
| thường trong sgk y/c đối với dầm chinh là 1/8-1/12 nhịp dầm(lưu ý không phải là bước cột nhé???!!!!).dầm phụ 1/12-1/20 nhịp Còn cột công thức diện tích tiết diện cột chọn sơ bộ: Fc = k(N/Rn) N:là tổng tải truyền xuống cột trong phạm vi cột. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đó là sơ bộ ,và trong điều kiện lý tưởng nhất(trong đồ án).nhưng thực tế do yêu cầu kiên trúc(chủ đầu tư)mà bạn không thể tuân theo những yêu cầu cứng nhắc đó được mà phải ứng xử cho linh hoạt.Và đương nhiên khi đó giải pháp kc mới là quan trọng. vài dòng! | Marcunst | |
| Đây là sơ bộ, bác có đem thiết kế đâu mà quá bé với quá lớn---tính ra mới biết. Theo kinh nghiệm thì ko sài có công thức tính chọn sơ bộ . Người có kinh nghiệm nhìn vào là biết nên chọn tiết diện bao nhiêu. Sau đó giải đi giải lại mới có được kết quả gần chính xác | taolaai | |
| Cái này thì tôi đồng ý với bác! | terrydoa | |
| """cái đũa khá bé nhưng đố ai vác cây đũa trên vai đi được 1km""" làm xiếc còn làm được huống chi là vác. Bác học lại tiếng việt thực hành mấy lần rồi> > | tungch46 | |
| chọn tiết diện cột thì tính như sau (1.2->2)*S*1.3*1.1*n = N F=N/Rn vậy là tạm xem tiết diện cột thính theo thế này để nhập vào mô hình ; sau đó tăng giảm tiết diện cho hợp lý | Happyspringla2007 | |
| Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. | Luckyman | |
| n :Em đoán là số tầng sàn bên trên tiết diện cần tính toán 1,2->2 là tải bình quân(Chính xác hơn là 1,4->1,6 T/m2) 1,3:hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen(lấy từ 1,2-1,5) thế còn 1,1 nghĩa là gì? Trong nhà cao tầng người ta còn kể đến hệ số giảm tải của hoạt tải nữa.Nếu như công thức trên thì cái nhà khoảng 20 tầng ,lưới cột 8,4x7,5m thì cột tâng dưới cùng sẽ rất lớn.bác cứ thử xem! | Edwandhext | |
| [QUOTE=manvuxd] Trích: n :Em đoán là số tầng sàn bên trên tiết diện cần tính toán | Em cg nghĩ vậy! Trích: 1,2->2 là tải bình quân(Chính xác hơn là 1,4->1,6 T/m2) | Còn tùy nữa chứ anh! Anh ksminh lấy tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông bản sàn từ 1.2 -> 2 là bao quát hết rùi (bề dày sàn, tường xây bên trên, kích thước dầm cột...) Trích: 1,3:hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen(lấy từ 1,2-1,5) | Em xin bổ xung thêm: cái hệ số này xét đến ảnh hưởng của mô ment uốn, h lượng cốt thép, độ mảnh của cột. Theo kinh nghiệm của ng thiết kế --> chọn ra hệ số phù hợp! Trích: Em cg ko hiểu? Trích: Trong nhà cao tầng người ta còn kể đến hệ số giảm tải của hoạt tải nữa.Nếu như công thức trên thì cái nhà khoảng 20 tầng ,lưới cột 8,4x7,5m thì cột tâng dưới cùng sẽ rất lớn.bác cứ thử xem! | Cg ko sao, theo tôi bước này chỉ là chọn sơ bộ. Và kích thước này có hợp lý về mặt chịu lực hay ko --> phải tính toán, bố trí thép và dựa vào hàm lượng nữa! | RobertDum | |
| 1.1 là bác minh đưa hệ số rủi ro dzô đó mấy chú. Sơ bộ nhà cao tầng thì nên đơn giản thế này thôi lấy 1-1.2 T/m2 * số tầng. bỏ qua ảnh hưởng moment do tĩnh tải chất đầy sớt qua rồi mấy chú. khỏi lòng vòng công thức của bác KSminh | con voi con | |
| Nên xét đến cả môment nếu tải trọng gió lớn (nhà cao tầng), thiết nghĩ 1-1.2 T/m2 thì hơi bé (hàm lượng thép ra kô đẹp). | MaroldPl | |
| Trong kết cấu nhà nhiều tầng, việc đảm bảo điều kiện về độ cứng của công trình quan trọng hơn nhiều so với hàm lượng cốt thép "đẹp" | muadem116 | |
| Để đảm bảo độ cứng, dễ thi công (như anh ksminh, việc uốn những cây thép lớn là khó khăn trong thi công) -->cốt thép cột những tầng trên có thể < 0! Ko biết thực tế bên ngoài các bác có để xảy ra điều này ko? | thuymo | |
| Nếu trường hợp cột chịu mô ment lớn -->có hệ số xét đến ảnh hưởng của mô ment rùi! Còn tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông bản sàn 1-1.2T/m2 cug ko quan trọng lắm. Công trình có nhiều vách, chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột chủ yếu theo đk chịu tải trọng đứng, lấy hệ số xét đến ảnh hưởng của môment nhỏ (1.1). Công trình tôi làm ĐA tốt nghiệp: Nhà 20 tầng, cột tầng dưới cùng 90x90 -->OK! | hoangthienthu | |
| Đấy là chuyện bình thường, khi đó diện tích cốt thép bố trí phải thoả mãn yêu cầu về cấu tạo | AlfomzoMl | |
| Xin hỏi các bác là có cách nào tính sơ bộ tiết diện cột sau khi đã có kích thước của nhịp dầm và các loại tải trọng không ạ ? Ý tôi là làm sao đó để độ mảnh của cột tương thích với chiều dài nhịp dầm. Chẳng hạn nhịp dầm là 15m và tổng tải trọng là 290 tấn thì tiết diện cột chọn là thế nào ? Nghĩa là việc tìm ra công thức (có thể là sơ bộ) về mối tương quan giữa tiết diện cột (=> độ mảnh) và độ dài nhịp dầm bắc lên đầu cột đó ! | CharlesEn | |
| 1,1 theo tôi là :hệ số kể đến đô lẹch tâm cột. | thanhthuonghm | |
| công thức đó chưa kể đến sự có mặt của cốt thép,đó chỉ là chọn sơ bộ,sau đó còn tính toán,kiểm tra chán mới ra kết quả cuối cùng,bạn yên tâm. | ao anh xa | |
| the S la ji | mucangchai | |
| vớ va vớ vẩn...vớ va vớ vẩn...vớ va cớ vẩn...hahaha vớ va vớ vẩn. Say rồi, say thật rồi. | thanhvu | |
| Tôi thấy thường công thức chọn tiết diện sơ bộ chỉ để tham khảo thôi. Vì chưa quan tâm đến cường độ của thép và chỉ dựa vào cường độ của bê tông nên tiết diện thường ra tương đối lớn. | profil7 | |
| Chú này dạo này chém gió hơi bị nhiều nhé, coi chừng bị min,mod để ý đấy Công thức chọn sơ bộ tiết diện cột ấy lợi hại lắm nhé các bạn! Ai mà chọn khéo là trúng luôn đó, ko cần phải chọn lại đâu. | Winmordbet | |
| Anh Sơn có thể nói rõ không? Cụ thể tôi thấy công thức chọn sơ bộ tiết diện cột với cái hệ số K quá lung tung, có sách lấy 0,9->1,5 như sách của Thầy Phan Quang Minh, Nguyễn Đình Cống. Còn sách của thầy Võ Bá Tầm thì lấy 0,8->1,0 (nén đúng tâm) và 1,0->1,5 (nén lệch tâm). Anh Sơn lấy với k bằng bao nhiêu thì gần đúng với sơ bộ! Thanks anh nhiều! | lightzar | |
| hà hà, bạn Việt khiêm tốn thế. Thật ra thì trong công thức chọn sơ bộ cột có 2 giá trị chỉ cần ta tính toán kỹ càng 1 chút thì sẽ ra đc tiết diện mong muốn + thêm 1 yếu tố nữa gọi là "khéo", cái này cũng khó mà nói rõ ra ở đây đc. Giá trị quan trọng nhất là N, sau đó mới đến hệ số k. -Cái N đc tính toán ra từ diện chịu tải S và tải sàn P, vậy thì muốn N gần đạt chính xác thì S và P phải gần chính xác, S thì dễ rồi phải ko, còn P thì cần phải tính toán và dự báo kỹ 1 chút là đc, việc này không khó. -Còn cái hệ số k thì rất nhạy cảm, tùy vào từng công trình mà chọn, ctr cấp 4 khác, NCT khác, NCT tính gió động khác, NCT gió động + động đất khác. Giá trị k có thể dao động từ 1.1-->1.5. Tôi chỉ trình bày đc vậy thôi, ai có cao kiến gì tiếp tục | MaroldPl | |
| Thanks anh Sơn nhiều! Em xin bổ sung thêm 1 tý nữa, không biết có trùng với ý của các bác không? Khi tính toán sơ bộ nên tính toán thật kỹ: Tĩnh tãi, hoạt tải, diện truyền tải S, đặc biệt là TLBT dầm theo 2 phương gác lên cột đang xét. Một yếu tố khá quan trọng nữa là TLBT cột. Một ý kiến riêng của tôi là các bác nên cột sơ bộ cột cho các tầng trên trước, các tầng dưới sau, cái này rất thuận tiện cho việc thiết kế NCT thay đổi tiết diện cột nhiều lần. Lý do là vì xác định từ các tầng trên trước sẽ tính chính xác TLBT cột khi tính cho các tầng dưới. Một điều nữa là hệ số k tôi thường lấy bằng 1,15->1,25 sẽ cho ra giá trị gần đúng, hên 1 tý thì trúng luôn! Không phải sơ bộ lại! Trên đây là 2 quan điểm của em, các bác tham gia góp ý thêm nhé! >>> | KennethOt | |
| ok, hay đó, rất giống với ý tôi hehe. | Robertbura | |
| chọn td cột từ công thức mà ra nhân chia theo hệ số,nhưng còn Các yếu tố như sau giả sử theo yc của thẩm mỹ kiến trúc mà các ks chọn td cột tầng 1 to đùng thì giải quyết sao? khi giảm tiết diện cột theo tầng thì giải quyết việc thép cột tâg trên to hơn cột tầng dưới ntn? nhân hệ số cho lắm mà khi giải mô hình các anh có khai báo lệch tâm cấu kiện không?? ... nhịp dầm 15m tải 290 tấn à???nhà gì kinh thế? liên quan đến độ mảnh cột lamda thì là quan hệ giữa l và td cột(tính từ tải trọng nén uốn) có liên quan đến nhịp dầm đâu bạn ! sẵn đây cho t hỏi có khác nhau gì giữa quan niệm tính cột và tính cọc không???vậy từ điều kiện gì chọn td cọc???cọc ep 250,300,350..hoặc cọc kn 600,800,1000... | Stevennefs | |
| Nếu K là hệ số ảnh hưởng đến Momen thì Cột tại góc có tiết diện nhỏ hơn so với cột giữa ?.NHưng tại sao K tại góc lại lớn hơn K cho những tiết diện tại giữa ? | casinomkw | |
| vì yêu cầu kiến trúc nên cột biên, góc thường đặt lệch tâm hơn so với cột giữa,và chịu tải trọng gây lệch tâm nhiều hơn cột giữa (gió) nên k lớn hơn... | AnthonyGape | |
| em chào các anh ạ các anh cho tôi hỏi tý ạ Ví dụ công trình tôi làm 9 tầng 1. theo tiêu chuẩn là cứ 3-5 tầng thay đổi tiết diện cột 1 lần mà khi thay đổi như vậy thì thép không hợp lý Ví dụ tầng 1-3 1 tiết diện tầng 4-6 1 tiết diện ...... vậy khi tính thép ra thì thép tầng 3 lại nhỏ hơn thép tầng 4... Em thử để 1 tầng 1 tiết diện thì thấy thép hợp lý Nhưng 1 tầng 1 tiết diện thì lại không thuận lợi cho quá trình thi công và không theo tiêu chuẩn 2.em có nghĩ đến phương án thay đổi B cho các tầng nhưng như vậy thầy giáo không cho em đang làm đồ án mà đang bế tắc mong các anh giúp đỡ em cảm ơn các anh nhiều ạ | GeraldKr | |
| Đối với nhà cao tầng thì cũng hay gặp tình trạng thép tầng trên lớn hơn thép tầng dưới. Mặc dù tầng trên lực dọc nhỏ hơn nhưng moment lớn hơn.Độ lệch tâm lớn nên tính thép theo th lệch tâm lớn. Còn cái việc thay đổi B cho các tầng các thầy ko cho là đúng rùi.Nhiều khi còn bị chửi nữa chứ. | EduardoMn | |
| kết cấu chỉ là tương đối | kukuca | |
| không hiểu ý này lắm. kết cấu vững thì công trình mới vũng chứ | Edwandhext | |
| Mấy bác cho tôi hỏi lúc chọn sơ bộ tiết diện cột (chữ nhật) thì diện tích truyền tải là sao? Đó là diện tích mặt sàn xung quanh cột đó hay sao? | muadem116 | |
| Lấy N=mqS trong đó: m số sàn ảnh hưởng S: phạm vi truyền tải sàn vào cột đang xét q=(900-1500daN/m2), nếu trên sàn nhiều tường và dầm thì lấy thiên về 1500 và ngược lại. Đây chỉ là bước chọn sơ bộ thôi sau này còn kiểm tra hàm lượng cốt thép nữa mà. | Renatosymn | |
| đúng rồi đó, bạn xem thử xung quanh đó có những cột nào rồi vẽ đều ra là ok | KennethOt | |
| nếu tính toán chính xác như các bác thì không thể lam cho doanh nghiệp việt nam được , yêu cầu là tiết kiệm chi phí tối đa , tải trọng tối thiểu | Robertol | |
| một bài toán thế này nhé , thiết kế 1 nhà xưởng có 4 cầu trục 10 tấn, chiều dài nhà xưởng 108 mét , bước gian 9m , khẩu độ vai cầu trục là 14 m, cột dùng I500 , giằng mái, giằng cột, giằng đầu hồi , các bác tính xem có khả thi không | ngoduong89 | |
| như thế nào thì gọi là cột chịu "moment lớn". Moment bằng bao nhiêu thì gọi là lớn? | profillink10 | |
| A ơi,sao e thấy cái bài TN e làm thì càng len trên thì N nhỏ thiệt,nhưng sao M thì e thấy no đâu lớn hơn mấy tầng dưới đâu???e chỉ thấy độ lệch tâm nhỏ thôi àh@@,ko bít e có làm sai ko nữa,mong các huynh giúp đỡ | inetryconydot | |
| anh nào có kinh nghiem chỉ tôi cái ni với tôi mò hok ra.hihi.(em con đang học thôi) ông thầy cho moment wan tinh với moment khán uống.bỉu chọn thiết diện cột chữ I sao cho tiết liên kinh tế.xong cái tính cuong do chịu lực tối đa cuathanh thep do.N,Q M.cam ơn nhiu ạ..thanks!! (ANH NÀO BIẾT GỢI Ý EM CŨNG DC Ạ) | trytrytr tr453434 | |
| trong sách Kiến trúc Nhà dân dụng có nói về vấn đề này rồi: bề rộng cột đối với: - nhà > 3 tầng = 1/12 đến 1/18 khoảng cách cột - nhà 1,2,3 tầng = 1/20 đến 1/25 khoảng cách cột. | Haroldser | |
| Em thấy cách tính của bác vẫn "nhớn" lắm. Như con nhà sơ bộ 2 tâng, bước cột 4m thì tính theo bác S cột = 0.225 m2, a=a= 0.47m (chọ a=500mm). Quá lớn...! Đôi lời cùng bác! | trangyu lan | |
| theo tôi hoc ..thi cong thuc tinh tiet dien ngang cua cot so bo cong thuc tinh gan dung la : A = k*N/gamab*Rb rui con mot so buoc nua chon ra tiet dien cot . mong cac bac chi giao..de hoc hoi them . | MaroldPl | |
| Mong anh giải thích chi tiết cho tôi với sheet tính TD cột PS: xin nhơ các anh chia sẻ file thuyết minh tính toán kết cấu phần chọn tiết diện cấu kiện một công trình? chân thành cảm ơn mọi người | WeksizzySl | |