Cách Chữa Dị ứng Với Nhộng: Những điều Cần Lưu ý Khi Chữa
Có thể bạn quan tâm
Cách chữa dị ứng với nhộng cần đảm bảo kịp thời, tránh biến chứng xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Vậy khi bị dị ứng với nhộng cần phải xử lý thế nào? có những cách chữa gì? thuốc gì?…Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Bạn nên đọc:
>> Trị dị ứng da mặt bằng khổ qua hết bệnh, đẹp da – sao không thử?
>> 2 cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà
Các món ăn từ nhộng như nhộng tắm, nhộng ong, nhộng kiến…là những món ăn dinh dưỡng tuy nhiên đây là món ăn chứa nhiều loại protein “lạ”. Khi ăn cơ thể sẽ là những kháng nguyên gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
Tùy vào số lượng ăn và độ mẫn cảm của từng cá thể mà gây ra những phản ứng khác nhau. Các triệu chứng điển hình gồm có ngạt mũi, khó nuốt, khó thở, đau bụng, buồn nôn, mề đay, ngứa…Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vể, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu các xử lý tại chỗ và các cách điều trị dị ứng với nhộng để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bênh.
1. Cách xử lý dị ứng với nhộng tại chỗ
Khi có biểu hiện bị dị ứng, điều đầu tiền là cần phải gây nôn để đẩy phần thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Đồng thời pha một chút mật ong với nước ấm để uống vì mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa. Hoặc pha một cốc chanh ấm để uống.
Việc đầu tiên cần làm khi bị dị ứng thức ăn là kích thích gây nôn. Ảnh minh họa
Trong trường hợp da nổi ban đỏ, đầy bụng thì cần đập dập 1 nhánh dừng nhỏ pha với nước ấm rồi uống từng ngụm nhỏ sẽ thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý: Khi dị ứng có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Không vội dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể cần thải trừ hết độc tố ra ngoài.
2. Cách xử trí dị ứng với nhộng tại cơ sở y tế
-
Với những phản ứng nhẹ
Chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin…để giảm các triệu chứng như mề đay cấp, ngứa, hắt hơi. Kết hợp với điều trị triệu chứng ngoài da với loại kem bôi dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm…để giảm nguy cơ gãi ngứa, tăng sẩn nề.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên gãi trong quá trình bị dị ứng vì càng gãi càng tăng ngứa và sẩn nề.
-
Với các phản ứng nặng hơn
Cần phối hợp thuốc kháng histamin (phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin…) cùng các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền như sau:
– Epinephrin: Tiêm nhanh trong vòng 1 phút sau khi phản ứn dị ứng để nâng huyết áp, chống suy tim, trụy mạch cấp. Dùng muộn có thể dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản ứng 1 pha làm tăng tỷ lệ tử vong.
– Thuốc chống co thắt phế quản: Trong trường hợp dị ứng có phù thanh quản, đặc biệt trường hợp có phù thanh quản, đặc biệt ở người có bệnh hen cần dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này.
– Thuốc Coticoid đường uống hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch như methyprednisolon, prednisone…được sử dụng nhằm giảm cơn co thắt hoặc đề phòng phản ứng phản vệ muộn.
Cảnh báo: Khi dùng thuốc cần lưu ý những tác dụng phụ và tai biến đặc biệt là thuốc kháng histamin và corticoid. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, buồn ngủ. Với corticoid liều cao, dài ngày cũng gây phù mặt, teo da, rối loạn chuyển hóa nhẹ…
3. Tham khảo thêm bài thuốc nam chữa dị ứng do nhộng
Dùng 24g kinh giới sao vàng, sắc uống. Đồng thời kết hợp một ít kinh giới sao vàng với cám gạo xát nhẹ lên vùng da bị ngứa 2-3 lần/ ngày.
Lưu ý: Sau khi chữa dị ứng với nhộng không nên ăn lại món ăn này, cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể thải hết độc tố ra ngoài. Trong trường hợp cấp tính cần đưa tới bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Bệnh nhân và người nhà không tự ý dùng thuốc đặc biệt là với người già và trẻ em.
Xem ngay
- Cách trị dị ứng khỏi hẳn 3 nguyên tắc cần tuân thủ để có hiệu quả cao
XEM THÊM
Triệu chứng bệnh mề đay dị ứng thời tiết: Nếu coi thường cứ coi chừng! Hành trình “tạm biệt” mề đay sau sinh để không ảnh hưởng đến “nguồn” sữa của con Bài thuốc mề đay trẻ em gần 150 tuổi của nhà thuốc Đỗ Minh có phù hợp với người bệnh hiện nay? Từ chối mề đay “viếng thăm”, đừng quên ăn đúng cách và kiêng làm những điều nàyCẮT ĐỨT triệu chứng mề đay mẩn ngứa chỉ từ 1 liệu trình SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG này
Mề đay khi mang thai: NẶNG MẤY CŨNG KHỎI nếu mẹ biết tới bài thuốc VÀNG 150 năm tuổi này
Bài thuốc nam GIA TRUYỀN giúp cả GIA ĐÌNH thoát khỏi bệnh dị ứng thời tiết! [XEM NGAY]
Từ khóa » Dị ứng Khi ăn đuông Dừa
-
BVXA – VL: SUÝT MẤT MẠNG VÌ ĂN CON ĐUÔNG DỪA
-
Vì Sao ăn đuông Dừa, Nhộng Tằm Lại Bị Sốc Phản Vệ?
-
Sốc Phản Vệ, Suýt Mất Mạng Do ăn đuông Dừa - Sức Khỏe - Zing News
-
Sốc Phản Vệ Khi ăn đuông Dừa, Nhộng Tằm: Ai Cũng Cần Biết Những ...
-
Cách Chữa Dị ứng Khi ăn Côn Trùng Từ Thảo Dược - Bệnh Nổi Mề đay
-
Sốc Phản Vệ Khi ăn đuông Dừa, Nhộng Tằm - AFamily
-
Ăn đuông Dừa, Suýt Chết! - Tuổi Trẻ Online
-
Cô Gái Bị Sốc Phản Vệ Sau Khi ăn 3 Con Đuông Cọ| VTC14 - YouTube
-
Nhộng - Món ăn Bổ Dưỡng Nhưng Dễ Gây Dị ứng - Thuốc Dân Tộc
-
Những Ai Không Nên ăn đuông Dừa - Sức Khỏe Gia đình
-
Suýt Chết Vì ăn đuông Dừa! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ăn 3 Con đuông Cọ, Người Phụ Nữ Bị Sốc Phản Vệ Nặng - Gia Đình Mới
-
Vì Sao ăn đuông Dừa, Nhộng Tằm Lại Bị Sốc Phản Vệ? - Gia đình
-
Vĩnh Long: Bệnh Nhân Bị Dị ứng, Sốc Phản Vệ Và Suýt Tắt Thở Do ăn ...