Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Mủ Hiệu Quả Sau 7 Ngày
Có thể bạn quan tâm
- 1. Nhận biết bệnh gà bị sưng mắt có bọt
- 2. Gà bị bệnh sưng mắt có bọt là bệnh gì?
- 3. Gà bị sưng mắt cho uống thuốc gì?
- 4. Phòng bệnh gà bị sưng mắt có bọt như thế nào?
Gà bị sưng mắt có bọt là tình trạng của nhiều người nuôi gà mắc phải. Không chỉ là gà chọi chiến mà gà nuôi thịt cũng dễ dàng gặp tình trạng này. Chúng có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gà. Giảm thị lực một cách đáng kể nếu không chữa trị nhanh có thể khiến gà mù hoàn toàn. Khi đó việc di chuyển sinh hoạt hoặc kiếm ăn cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Gà Chọi Quân Lực xin hướng dẫn các bác xử lý gà bị sưng mắt có bọt mủ một cách hiệu quả.
Nhận biết bệnh gà bị sưng mắt có bọt
Phát hiện sớm sẽ dễ dàng xử lý tất cả mọi bệnh chứ không phải riêng bệnh gà bị sưng mắt. Vì thế chúng ta cần chú ý quan sát làm sao để nhận ra được điều này. Để tìm cách cách ly chữa trị hiệu quả.
Gà bị sưng dần mắt
Chú ý quan sát mắt của gà đang dần bị sưng tấy lên. Mới đầu khi bệnh còn nhẹ thì chỉ một bên hoặc 1 phần mắt sưng. Nhưng sau khi bệnh nặng hơn thì có thể chúng sẽ sưng to hơn nhận ra ngay. Mắt sưng lên khiến toàn bộ khu vực xung quanh cũng tăng lên đáng kể. Gây biến dạng vùng đầu, mắt, mang tai gà.
Gà bị sủi bọt và nung mủ
Từ những vết sưng ở mắt thì thấy gà bị chảy nước mắt. Những bọt khí nho nhỏ xuất hiện bên trên màng của mắt. Dù đã cố hết sức loại bỏ nhưng những bọt bong bóng này vẫn còn xuất hiện . Khi đó chúng sẽ khiến gà khó chịu và hay dụi mắt nhiều hơn.
Gà bị mưng mủ mắt và đóng cứng
Một số gà sau khi bị sưng mắt đã bị thêm mưng mủ sau đó đóng cứng lại. Lúc này mắt gà lệch hẳn và to hơn so với bình thường. Mắt gà nhắm tịt và hầu như không có khả năng về thị lực.
Phát hiện giun, sán trong mắt
Quan sát bên trong mắt gà có thể nhận thấy những giun, sán đang quẫy đạp bên trong mắt gà. Chúng có thể là nhiều loại giun, sán khác nhau. Thậm chí cả ở người thì sán cũng có thể làm tổ trên mắt.
Gà bị bệnh sưng mắt có bọt là bệnh gì?
Sau khi nhận biết được triệu chứng thì sau đó chính là tìm hiểu nguyên nhân. Nắm rõ được nguyên nhân thì việc xử lý, phòng bệnh trở nên đơn giản hơn khá nhiều rồi. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới gà bị sưng mắt phù đầu.
Do giun sán ký sinh
Việc giun sán ký sinh di chuyển lên làm tổ trong vùng mắt cũng là 1 trong các nguyên nhân. Chúng theo đường máu có thể lên vị trí này và làm tổ tại đây. Việc thường xuyên di chuyển hoặc làm tổ, sinh trưởng khiến mắt phản ứng sinh ra nhiều nước có bọt để loại bỏ chúng nhưng chưa được. Càng ngày càng nhiều nước và nhiều bọt khiến gà bị ảnh hưởng.
Do dị vật
Chẳng may một hạt bụi, hạt cát hoặc dị vật nào đó mắc kẹt trong mắt của gà. Chúng cũng tiết ra nhiều nước để rửa trôi nhưng không hiệu quả. Tạo cảm giác nổi cộm và ghê rợn cho gà. Nếu không xử lý nhanh có thể khiến bị rách niêm mạc mắt và dẫn tới nhiễm trùng tại vị trí này.
Gà bị đậu
Bệnh đậu gà cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới gà bị sưng mắt. Mới đầu chỉ là sưng nhẹ nhưng sau đó các nốt sưng này phát triển hết khu vực mắt, mũi miệng của gà. Bệnh này cũng lây lan nhanh nên nếu không xử lý cách ly thì rất dễ bị lan ra cả đàn.
Gà bị nhiễm khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum
Loại vi khuẩn này xâm nhập vào gà thông qua các con đường lây thông thường. Chúc tác động vào mắt gây chảy nước và bọt mủ. Một số triệu chứng đi kèm như ủ rũ, sưng phù đầu, mắt có bọt mủ.
Gà bị sưng mắt cho uống thuốc gì?
Sau khi đã nắm rõ được gà bị sứng mắt có bọt là bệnh gì thì việc xử lý chúng sẽ tùy thuộc theo từng trường hợp. Kết hợp với chế độ chăm sóc chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.
Rửa sạch mắt và tra thuốc mỡ TETRAXILIN
Với trường hợp bị dính dị vật thì có thể tiến hành rửa mắt gà bằng nước muối sinh lý ở người. Chúng sẽ hạn chế bị nhiễm trùng và phần nào loại bỏ dị vật ra khỏi gà. Sử dụng rửa mắt gà trước khi đi ngủ sau đó bôi thuốc mỡ tra mắt của người là TETRAXILINvào từ 2-3 ngày để lấy dị vật cho gà ra.
Kết hợp với đó là vệ sinh tất cả các bộ phận họng, mũi, miệng của gà. Bởi 3 bộ phận này hầu như là có liên quan tới nhau. Đó chính là lý do vì sao có khoa chung Tai – Mũi – Họng mà không phân riêng ra như những khoa khác.
Tẩy giun sán cho gà
Tiến hành tẩy giun và sán cho gà định kỳ thường xuyên. Việc tẩy giun cho gà cũng giảm bớt tình trạng gà bị ăn nhiều mà vẫn gầy. Hơn nữa tránh tình trạng gà ăn không tiêu. Sử dụng thuốc menbedazol để tẩy giun cho gà bằng cách trộn vào thức ăn sáng. Sau đó tẩy nhắc lại lần 2 để loại bỏ trứng giun sau đó 4 ngày.
Gà bị đau sưng mắt do đậu
Nếu bị đậu gà thì có thể áp dụng cách tiêm phòng từ nhỏ. Nắm được lịch tiêm phòng sẽ biết cách xử lý một cách hiệu quả nhất. Nếu gà đã mắc bệnh có thể sử dụng dung dịch formol 3% hoặc phenol 5% trong khoảng từ 20-30 phút. Kết hợp bôi thuốc xanh e-ti-len để khắc phục triệu chứng bệnh trên đầu mặt gà.
Gà bị sưng mắt do Gr(-) Haemophillus paragallinarum
Với trường hợp này chúng ta có thể sử dụng kháng sinh Pharamox kết hợp với các loại kháng sinh khác cho gà. Đi kèm với đó là các loại thuốc giảm đau hạ sốt. Liều lượng xem trên bao bì mà áp dụng từ 3-7 ngày xem như nào. Nếu đỡ thì có thể giảm liều lượng còn không đỡ chúng ta tìm phương pháp khác.
Phòng bệnh gà bị sưng mắt có bọt như thế nào?
Thay vì đợi bị bệnh mới đem đi chữa trị thì chúng ta tìm cách phòng bệnh để không chỉ giảm bệnh gà bị sưng mắt có bọt mủ mà nhiều bệnh khác. Điều quan trọng là môi trường nuôi nhốt sạch sẽ hạn chế mầm bệnh.
Chuồng trại sạch sẽ thông thoáng nhiệt độ ổn định
Nên vệ sinh khu vực nuôi hàng ngày hoặc 1 tuần 3-4 lần. Loại bỏ và quy tập những phần phân gà, lông gà ra 1 khu vực riêng xa khu chăn nuôi. Sau đó rắc vôi bột để xử lý và ngâm ủ.
Chuồng nuôi cần thông thoáng về không khí nhưng cần đảm bảo nhiệt độ ổn định. Không nên thay đổi nhiều quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng tới gà. Cần có các loại quạt mát hoặc sưởi nếu như lạnh hoặc nóng.
Tiêm phòng gà đúng lịch
Khi nuôi gà con số lượng lớn hoặc nuôi nhỏ lẻ cũng nên chú ý tới lịch tiêm phòng cho gà con. Chúng sẽ giúp đảm bảo giảm rất nhiều bệnh tật hoặc các rủi ro liên quan tới chúng. Vắc xin sẽ tạo ra kháng thể giúp gà chống chịu bệnh tốt hơn.
Chú ý theo dõi chăm sóc gà
Đối với những người nuôi gà chọi hay gà thịt thì đều cần theo dõi và chăm sóc đầy đủ. Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp nhận biết được bệnh sớm hơn. Từ đó thuận tiện nhanh chóng trong việc cách ly gà cũng như xử lý cụ thể khác.
Bổ xung thêm vitamin khoáng chất
Những bệnh liên quan tới mắt nên bổ xung nhiều vitamin A và các khoáng chất tốt cho mắt. Cho gà ăn thêm rau xanh củ quả như cà rốt hoặc các loại rau xanh. Kết hợp với đó các loại vừng, lạc hoặc thịt bò dành riêng cho gà chọi.
Đây là những cách xử lý của trang trại gà đòn Đất Việt đối với những gà bị sưng mắt có bọt có mủ hiệu quả. Tuy nhiên anh em Quân Lực rất ít khi gặp bệnh này. Bởi trang trại gà của anh em mình đều vệ sinh thường xuyên nên ít mầm bệnh. Rất vui nếu được sự chia sẻ của các bạn !
Từ khóa » Sưng Mắt ở Gà
-
Sưng Mặt Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt
-
Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Nên Cho Uống Thuốc Gì Khi Bị Sưng Mắt
-
Gà Bị Sưng Mắt Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Cách Xử Lý Khi Gà Bị Sưng Mắt, Có Bã đậu Trong Mắt I VTC16 - YouTube
-
Gà Con Bị Sưng Mắt - Cách Xử Lý Nhanh Chóng & Hiệu Quả
-
Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao? - Trại Chó Mèo
-
Video Khắc Phục Hiện Tượng Gà Bị Sưng Mắt
-
Lý Giải Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Gà Bị Sưng Mắt, Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bã Đậu - Mê Gà Chọi
-
Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Mủ, Nguyên Nhân Là Gì?
-
Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Nhanh Chóng Chỉ 1 Tuần Khỏi
-
Bệnh Sưng Phù đầu Gia Cầm (Coryza) - Virbac
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Gà Thả Vườn Và Cách Phòng Trị
-
Gà Bị Sưng Mắt Và #4 Nguyên Nhân Khiến Người Nuôi Đau Đầu
-
Chia Sẻ Về Cách điều Trị Gà Bị Sưng Mắt Có Bã đậu - BlogSoDe
-
GopyDB - Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt – Cách Chữa Bệnh...
-
Phòng Và Chữa Bệnh Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Trong Vòng Một Tuần - IPI
-
GÀ BỊ SƯNG MẮT CÓ MỦ - NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ