Sưng Mặt Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt
Có thể bạn quan tâm
Gà bị sưng mắt là một trong những bệnh thường gặp trong quá trình nuôi gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Có rất nhiều bạn đã đặt ra câu hỏi về loại bệnh này. Vậy hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh gà sưng mắt các bạn nhé!
Mục lục nội dung
- 1 Gà bị sưng mắt là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân gà bị sưng mắt
- 2.1 Do vi khuẩn
- 2.2 Do bụi bẩn, tác động từ bên ngoài
- 2.3 Do giun sán
- 3 Triệu chứng gà bị sưng mắt
- 4 Cách trị gà bị sưng mắt
- 4.1 Theo giai đoạn
- 4.1.1 Đối với giai đoạn bệnh nhẹ
- 4.1.2 Đối với giai đoạn bệnh nặng
- 4.2 Theo nguyên nhân gây bệnh
- 4.2.1 Do vi khuẩn gây bệnh
- 4.2.2 Do dị vật từ bên ngoài
- 4.2.3 Do giun sán
- 4.1 Theo giai đoạn
- 5 Cách chăm sóc khi gà bị sưng mắt
- 6 Phòng chống gà bị sưng mắt
- 6.1 Giữ vệ sinh
- 6.2 Chế độ thức ăn hợp lý
- 6.3 Tiêm phòng đầy đủ
- 7 Những lưu ý khi gà bị bệnh sưng mắt
Gà bị sưng mắt là bệnh gì?
Gà bị sưng mắt là một loại bệnh thường gặp ở gà. Loại bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời gà có thể bị mù lòa, không nhìn được. Bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường sẽ do vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
Nguyên nhân gà bị sưng mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sưng mắt ở gà. Tuy nhiên có 3 nguyên nhân chính mà chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn ngay sau đây.
Do vi khuẩn
Theo các nghiên cứu thì bệnh này thường do các vi khuẩn gram âm gây nên. Điển hình phải kể đến như Haemophilus Paragallinarum. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm cho gà ở tất cả các giai đoạn và độ tuổi của gà.
Do bụi bẩn, tác động từ bên ngoài
Nguyên nhân do môi trường bên ngoài hầu như là do không gian sống của gà bẩn. Từ đó làm vi khuẩn phát triển và lây lan.
Ngoài ra ở một số nơi, nồng độ các chất độc tăng cao khiến mắt gà bị kích ứng. Điển hình như khí H2S, CO2,….Những khí này không chỉ gây ra bệnh sưng mắt mà còn khiến hô hấp của gà gặp vấn đề.
Một số trường hợp, gà bị bụi bẩn hoặc những dị vật như một mẩu cây khô rơi vào mắt. Trong những trường hợp này mắt gà sẽ có cơ chế tự tiết nước mắt để rửa trôi. Tuy nhiên thường dị vật vẫn không thể tự ra. Một trận ẩu đả giữa những con gà cũng có thể là nguyên nhân khiến dị vật có trong mắt gà.
Nên xem: Gà sao giá bao nhiêu 2023? nặng bao nhiêu kg? mua ở đâu?Do giun sán
Khi nuôi gà các bạn cần tẩy giun sán cho gà và tiêm phòng vacxin định kỳ cho chúng. Giun sán là một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm ở gà. Chúng lây lan rất nhanh qua đường thức ăn, nước uống. Thậm chí chúng tồn tại ngay trong đất, chuồng nuôi và các dụng cụ cho ăn.
Trong trường hợp cơ thể gà đã nhiễm giun sán thì những ký sinh này sẽ di chuyển lên vùng mắt gây đau mắt, sưng mắt.
Triệu chứng gà bị sưng mắt
Khi gà bị sưng mắt sẽ có những triệu chứng rất rõ ràng để các bạn có thể nhận biết ra. Thông thường gà chỉ bị sưng mắt ở 1 bên nhưng sau đó sẽ bị ở cả 2 bên mắt. Trong giai đoạn gà được 4 đến 8 tuần tuổi sẽ thường gặp bệnh này nhất. Các biểu hiện như sau:
- Mắt gà đỏ, chảy nước mắt nhiều.
- Mắt sưng, viêm kết mạc, gà không nhìn rõ vật.
- Đầu và mặt gà đều bị sưng.
- Gà mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn
Bên cạnh những triệu chứng này thì gà còn có thể có một số dấu hiệu bệnh khác như: đầu run, hen, thể lực và sức đề kháng yếu.
Cách trị gà bị sưng mắt
Khi nhận biết được gà bị mắc bệnh sưng mắt thì các bạn cần có các biện pháp để điều trị kịp thời. Có 2 cách điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Các bạn hãy tham khảo nhé!
Theo giai đoạn
Đối với những bạn không xác định được gà bị sưng mắt do nguyên nhân nào thì hãy điều trị theo cách này.
Đối với giai đoạn bệnh nhẹ
Vậy gà bị sưng mắt nhẹ thì như thế nào? Giai đoạn bệnh nhẹ của sưng mắt ở gà sẽ có những dấu hiệu gì?
- Bệnh mới chỉ xuất hiện ở 1 bên mắt.
- Gà bị sưng mắt nhẹ, thường xuyên chảy nước mắt.
Ở giai đoạn này các bạn hãy sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho gà. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì các bạn nên lựa chọn loại kháng sinh vừa có tác dụng với E.Coli vừa có tác dụng với Mycoplasma. Tiến hành cho gà uống kháng sinh trong vòng 7 ngày và theo dõi kỹ càng.
Một số loại kháng sinh thường được sử dụng như: Bio – Spiracol, Tylanfort,…
Bên cạnh những thuốc điều trị chính cho gà là kháng sinh thì cần bổ sung các chất điện giải, chất bổ. Việc này sẽ giúp gà có thêm sức đề kháng đề nhanh chóng phục hồi bệnh. Một số loại thuốc bổ mà các bạn có thể sử dụng như: Bio Vitasol, vitamin,…
Ở một số con gà đã bị nhờn với kháng sinh trên thì các bạn có thể sử dụng 1 trong 3 loại thuốc sau: Bio Tobcine, Bio Genta Tylosin hoặc Bio Marcosone. Pha các loại kháng sinh này với nước cho gà uống hoặc trộn với cơm cho gà sử dụng.
Nên xem: Khắc phục đàn gà bị xù lông, miệng có nhớtĐối với giai đoạn bệnh nặng
Giai đoạn nặng của bệnh sưng mắt ở gà có các dấu hiệu như: sưng cả 2 mắt, mắt có mủ, hai mắt nhắm nghiền thậm chí sưng cả mặt. Khi gà đã bị bệnh trong giai đoạn nặng các bạn cũng cho gà sử dụng các loại thuốc trên. Tuy nhiên cần tăng liều lượng và thời gian sử dụng.
Theo nguyên nhân gây bệnh
Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh các bạn nên điều trị cho gà theo nguyên nhân. Việc này sẽ giúp gà nhanh khỏi bệnh hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
Do vi khuẩn gây bệnh
Bên cạnh những loại kháng sinh đã nêu ở trên thì các bạn có thể áp dụng các thuốc bôi ngoài cho gà. Loại thuốc phổ biến là Tetracyclin. Mỗi ngày bạn nên bôi cho gà từ 2 đến 3 lần. Bôi trong khoảng 3-5 ngày và cần theo dõi diễn biến của bệnh để có những biện pháp tiếp theo.
Nếu sau khoảng 1 tuần gà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ thú y.
Do dị vật từ bên ngoài
Nếu do nguyên nhân từ dị vật bên ngoài thì các bạn không cần quá lo lắng. Đầu tiện các bạn cần xác định được vị trí của dị vật. Tiếp đến sử dụng nước nhỏ mắt sinh lý nhỏ liên tục vào mắt gà. Đồng thời sử dụng tăm bông nhẹ nhàng lấy dị vật ra khỏi mắt.
Sau khi lấy dị vật các bạn dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, rửa mắt và cả họng của gà. Sử dụng thuốc Tetracyclin bôi khoảng 1-2 lần cho gà. Chỉ cần thực hiện những kỹ thuật trên là gà đã có thể hết bệnh.
Do giun sán
Nếu gà bị sưng mắt do giun sán kí sinh thì trước tiên các bạn cần tìm cách loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể của gà. Lưu ý các bạn không nên dùng tay không để bắt những con vật ký sinh này ra. Ấu trùng có thể lây nhiễm qua tay và xâm nhập vào cơ thể bạn.
Sử dụng các thuốc tẩy giun sán cho gà trước tiên. Sau đó tiêm thuốc Levamisol cho gà. Các bạn có thể tham khảo liều lượng được ghi trong bao bì hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng. Để chắc chắn hơn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho gà.
Cách chăm sóc khi gà bị sưng mắt
Khi mắc bệnh gà cần được chuyển sang một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với những con gà khác.
Nên xem: Sử dụng bã bia rượu trong chăn nuôi gàViệc đầu tiên các bạn cần làm đó chính là cách ly gà khỏi những con gà khoẻ mạnh. Chuyển gà sang chuồng khác, vệ sinh sạch sẽ chuồng cũ, khử khuẩn. Sau đó mới chuyển gà về chuồng cũ.
Mỗi ngày nên vệ sinh mắt, mũi và họng sạch sẽ cho gà bằng nước muối sinh lý. Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng gà là phù hợp. Tránh để gà quá nóng hay quá lạnh cũng khiến gà suy giảm sức đề kháng và khó khỏi bệnh hơn.
Cho gà ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng đồng thời bổ sung khoáng chất, chất điện giải để gà khoẻ mạnh hơn.
Phòng chống gà bị sưng mắt
Khi để gà bị sưng mắt sẽ gây ra rất nhiều hệ quả và mất thời gian lâu để hồi phục lại như ban đầu. Để ngăn chặn tình trạng gà bị sưng mắt thì chúng ta cần tuân thủ một số yêu cầu sau:
Giữ vệ sinh
Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cho không gian sống của gà. Sử dụng mùn cưa, trấu để lót xuống chuồng gà. Việc này giúp khử mùi hôi, chống ẩm ướt rất tốt cho chuồng gà. Vệ sinh sạch sẽ các khay đựng thức ăn, nước uống cho gà. Thức ăn của gà phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chế độ thức ăn hợp lý
Không cho gà ăn những loại thức ăn bẩn, thức ăn ôi thiu. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để giúp gà tăng sức đề kháng.
Tiêm phòng đầy đủ
Việc tiêm phòng đầy đủ là một trong những cách thiết thực nhất để giúp phòng tránh bệnh cho gà. Thời gian tối ưu nhất để tiêm phòng cho gà là khi gà vẫn còn nhỏ. Một điều không thể quên đó chính là tẩy giun sán định kỳ cho gà.
Những lưu ý khi gà bị bệnh sưng mắt
- Các bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt trong thời gian gà bị mắc bệnh sưng mắt.
- Chú ý theo dõi tình trạng của gà để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và có các biện pháp chữa trị.
- Cách ly gà bị bệnh với những con gà khoẻ mạnh để tránh lây nhiễm trong đàn.
- Khi đã thực hiện hết tất cả các cách trên mà gà vẫn không có dấu hiệu hết bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Nếu gà nhà bạn đang bị bệnh sưng mắt thì hãy tham khảo bài viết trên nhé. Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn tin tưởng để cung cấp kiến thức cho các bạn. Chúc các bạn thành công trong công việc chăn nuôi của mình.
Theo: Nguyễn Hiền
4.5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Sưng Mắt ở Gà
-
Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Nên Cho Uống Thuốc Gì Khi Bị Sưng Mắt
-
Gà Bị Sưng Mắt Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Cách Xử Lý Khi Gà Bị Sưng Mắt, Có Bã đậu Trong Mắt I VTC16 - YouTube
-
Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Mủ Hiệu Quả Sau 7 Ngày
-
Gà Con Bị Sưng Mắt - Cách Xử Lý Nhanh Chóng & Hiệu Quả
-
Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao? - Trại Chó Mèo
-
Video Khắc Phục Hiện Tượng Gà Bị Sưng Mắt
-
Lý Giải Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Gà Bị Sưng Mắt, Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bã Đậu - Mê Gà Chọi
-
Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Mủ, Nguyên Nhân Là Gì?
-
Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Nhanh Chóng Chỉ 1 Tuần Khỏi
-
Bệnh Sưng Phù đầu Gia Cầm (Coryza) - Virbac
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Gà Thả Vườn Và Cách Phòng Trị
-
Gà Bị Sưng Mắt Và #4 Nguyên Nhân Khiến Người Nuôi Đau Đầu
-
Chia Sẻ Về Cách điều Trị Gà Bị Sưng Mắt Có Bã đậu - BlogSoDe
-
GopyDB - Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt – Cách Chữa Bệnh...
-
Phòng Và Chữa Bệnh Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Trong Vòng Một Tuần - IPI
-
GÀ BỊ SƯNG MẮT CÓ MỦ - NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ