Cách Chữa Hôi Miệng - Nha Khoa Minh Khai
Có thể bạn quan tâm
Hôi miệng là tình trạng răng miệng rất phổ biến và là một rào cản vô hình khiến người mắc chứng hôi miệng luôn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp. Cách chữa hôi miệng như thế nào là tốt nhất? Cùng với Nha khoa Minh Khai tìm hiểu cách chữa hôi miệng hiệu quả để loại bỏ hơi thở có mùi, mang lại sự tự tin tuyệt đối.
Chứng hôi miệng là gì?
Hôi miệng, còn gọi là chứng hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng hay bề mặt lưỡi. Người mắc chứng hôi miệng bị ảnh hưởng không tốt trong giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Đa phần mọi người đều chỉ tạm giải quyết bằng kẹo cao su hay các thực phẩm có mùi hương tự nhiên khác để át bớt mùi hôi miệng.
Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
Có nhiều nguyên nhân hôi miệng. Hầu hết các nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng. Theo thống kê ước tính của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hiện có khoảng 45% dân số mắc chứng hôi miệng. Tùy vào nguyên nhân hôi miệng mà biện pháp chữa trị và phòng ngừa sẽ khác nhau
Vệ sinh răng miệng kém
Không đánh răng sau các bữa ăn, không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không vệ sinh mặt lưỡi, chưa có thói quen cạo vôi răng định kỳ là những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.
>> Xem thêm: Các nguy cơ gây sâu kẽ răng và cách điều trị
Cao răng (vôi răng) là môi trường lý tưởng tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn kỵ khí có hại, lớn lên và sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Chúng sử dụng thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết xung quanh, hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi gây mùi khó chịu cho hơi thở.
>> Xem thêm: Giải pháp trị hôi miệng cho bé
Tuy nhiên đôi khi bạn đã đánh răng xong nhưng vẫn bị hôi miệng, lúc này vấn đề không chỉ còn ở vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Hôi miệng do viêm lợi
Viêm lợi/ viêm nướu cũng được xem là nguyên nhân gây hôi miệng đáng lưu ý ở số đông người trưởng thành. Viêm lợi là bệnh lý có diễn biến rất phức tạp và hôi miệng là triệu chứng đầu tiên và xuyên suốt quá trình bệnh. Nếu viêm nướu không được chữa trị, tình trạng hơi thở có mùi sẽ ngày càng nặng nề hơn do bệnh tiến triển thành viêm nha chu nặng
Sâu răng, viêm tủy răng
Sâu răng không chỉ gây ra sự khó chịu, cảm giác đau nhức cho người bệnh mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng. Răng sâu là tình trạng men răng bị vi khuẩn xâm lấn vào bên trong sau khi đã phá hủy lớp mô răng bên ngoài. Khi vết sâu xâm nhập vào sâu hơn, tủy răng bị ảnh hưởng, gây viêm tủy, viêm chân răng nghiêm trọng . Hôi miệng, màu sắc răng thay đổi, cảm giác ê buốt, đau răng là những dấu hiệu rõ rệt của sâu răng.
Các nguyên nhân gây hôi miệng khác
Chu kỳ từ 2-4 ngày là thời gian thay thế của các tế bào trong miệng và nước bọt sẽ có nhiệm vụ loại bỏ những tế bào chết ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên chu kỳ này lại rút ngắn ở một số người, thậm chí là mỗi 6-8 giờ một lần. Trong khoảng thời gian này, nếu bệnh nhân uống thiếu nước hoặc bị khô miệng do không có hoạt động nhai, không tiết nước bọt đủ để loại bỏ các tế bào này sẽ gây ra hôi miệng.
Bên cạnh các nguyên nhân chính gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, bệnh về đường tiêu hóa như đau bao tử, bệnh trào ngược dạ dày hay bệnh về hô hấp, thói quen hút thuốc lá, ăn đồ nặng mùi, nhiều chất đạm, béo… cũng là những nhân tố gây ra mùi hôi miệng.
Tổng quan về chứng hôi miệng
https://www.mayoclinic.org/
4 mẹo đơn giản để nhận biết bạn bị hôi miệng
Hôi miệng là chứng bệnh khiến bệnh nhân cảm thấy bối rối, ngại ngùng, thiếu tự tin. Không chỉ vậy, hôi miệng còn là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, làm sao biết đươc mình đang rơi vào tình trạng hôi miệng.
Nha khoa Minh Khai sẽ mách nhỏ 5 cách đơn giản để bạn có thể tự nhận biết mùi hơi thở của mình.
1. Thổi hơi vào chiếc cốc rỗng
Chỉ cần 1 chiếc cốc rỗng sạch với miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng, để cốc cách miệng khoảng 2-3 cm và hà hơi nhiêu lần vào đó, sau đó kiểm tra bắng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi không.
2. Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa luồn nhiều lần vào các kẽ răng khác nhau, sau đó kiểm tra bằng mũi cũng là một mẹo hay để kiểm tra mùi hôi miệng. Cách này đơn giản và dễ thực hiện, đồng thời cũng nhắc nhở bạn không quên làm sạch kẽ răng ít nhất 2 lần/ ngày để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám ở lâu trong miệng – kẻ địch của hơi thở thơm mát.
3. Kiểm tra mùi hôi miệng bằng chiếc túi nilon
Tương tự như cách đầu tiên, thay vì dùng chiếc cốc, thổi vào túi nilon cũng được xem là phương pháp hữu hiệu để phát hiện hôi miệng
4. Muỗng inox
Lưỡi là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn và đó cũng là nguồn gốc phát sinh ra mùi hôi miệng. Sử dụng muỗng inox và cào nhẹ mặt lưỡi cũng được xem là mẹo hay để tự nhận biết mùi hơi thở.
3 cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất
Nha Khoa Minh Khai xin chia sẻ đến bạn 3 cách trị hôi miệng tương ứng với 3 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến đã nếu ra.
1. Nâng cao hiệu quả từ việc về sinh răng miệng
Chỉ cần biết cách vệ sinh răng miệng hiệu quả là bạn đã có thể ngăn chặn các tác nhân gây hôi miệng. Hơn nữa răng miệng sạch sẽ giúp duy trì hơi thở thơm tho lâu hơn các phương pháp ngắn hạn như nhai kẹo cao su hay trái cây.
Chữa hôi miệng và phòng ngừa hôi miệng từ sớm bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyên
- Cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ hoàn toàn vôi răng
- Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng hoặc dùng thuốc trị hôi miệng được kê toa bởi bác sĩ nha khoa uy tín
2. Chữa hôi miệng do sâu răng, viêm tủy răng
Cách trị hôi miệng tốt nhất đối với trường hợp hôi miệng do sâu răng là trám răng từ khi vết sâu mới chớm. Trường hợp răng bị viêm tủy, chữa tủy răng sớm sẽ giúp trị đau răng, bảo tồn tủy cho răng, và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng.
3. Chữa hôi miệng do viêm nướu:
Khi thấy bắt đầu có dấu hiệu sưng nướu răng, chảy máu nướu, bệnh nhân cần thăm khám nha sĩ ngay để được chữa trị, ngăn chặn tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, cạo vôi răng định kỳ cũng là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng viêm nướu từ sớm.
Biện pháp phòng ngừa hôi miệng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa hôi miệng từ sớm sẽ mang lại hơi thở tươi mát và sự tự tin cho bệnh nhân
- Đánh răng sau các bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch các kẽ răng
- Sử dụng nước súc miệng thường xuyên
- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần
- Thăm khám bác sĩ nha khoa uy tín thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng, việc điều trị từ sớm sẽ giúp đạt được hiệu quả cao nhanh chóng hơn
- Không hút thuốc lá, hạn chế các thức ăn nặng mùi
- Dùng bổ sung thuốc trị hôi miệng được bác sĩ kê toa
- Luôn bổ sung nước cho cơ thể, nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn vặt giữa các bữa để tránh cho miệng không bị khô nhưng nên hạn chế đồ ngọt. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
Lời kết
Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên tính trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách chữa trị hôi miệng cũng như phòng ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, Nha Khoa Minh Khai chúc bạn thành công.
Từ khóa » Khe Răng Bị Hôi
-
Hôi Miệng Nặng Dù Vệ Sinh Sạch Sẽ, Do đâu? | Vinmec
-
Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Chữa Trị Và Khắc Phục Sao?
-
Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị Và Xử Lý Sao Hiệu Quả
-
Làm Gì Khi Kẽ Răng Có Mùi Hôi? - THANH HƯƠNG TÁN
-
Tại Sao Kẽ Răng Có Mùi Hôi Thối, Phải Làm Sao để Khắc Phục Nhanh ...
-
Hôi Miệng Và Những Nguyên Nhân ít Ai Biết đến
-
Hôi Miệng Nặng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc
-
Kẻ Răng Bị Hôi - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Tại Sao Xỉa Răng Có MÙI HÔI & Cách Xử Lý Dứt điểm ?
-
Tại Sao Khi Răng Sâu Bị Hôi Miệng? 5 Cách Trị Sâu Răng Hôi Miệng ...
-
Nguyên Nhân Hôi Miệng - Nha Khoa Minh Khai
-
Hôi Miệng Là Do Bị Sâu Răng? Khắc Phục Tình Trạng Hôi Miệng Như ...
-
Trám Răng Có Làm Hôi Miệng Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM