Hôi Miệng Là Do Bị Sâu Răng? Khắc Phục Tình Trạng Hôi Miệng Như ...

1. Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng thoát ra ngoài có mùi gây khó chịu, tình trạng này có thể là do vấn đề vệ sinh răng miệng hoặc bắt nguồn từ một số căn bệnh về răng miệng hoặc các cơ quan trong hệ hô hấp. Tình trạng này không chỉ khiến những người xung quanh cảm giác khó chịu khi tiếp xúc gần mà đây còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý.

Theo thống kê thì cứ 10 người lại có 1 đến 2 người mắc chứng hôi miệng. Loại triệu chứng này thậm chí không thể biến mất khi người bệnh đánh răng hoặc súc miệng sạch sẽ. Chính vì vậy, tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng hôi miệng không chỉ là việc làm của cá nhân nào mà tất cả mọi người đều cần quan tâm.

Một số nguyên nhân được thống kê được cho là tác nhân gây hôi miệng nhiều nhất là:

  • Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: Các chuyên gia về răng miệng khuyến cáo mỗi ngày phải đánh răng ít nhất 2 lần (thông thường là buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ). Đồng thời, việc sử dụng kèm theo các loại nước súc miệng y tế cũng sẽ giúp đẩy lùi các vi khuẩn bám trên răng cũng như giảm thiểu tình trạng hôi miệng. Loại bàn chải đánh răng và cách đánh răng như thế nào cũng là yếu tố khiến bạn khắc phục tình trạng hôi miệng.

Khắc phục tình trạng hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng

  • Các loại thức ăn: Trong quá trình ăn uống, có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng ngay cả khi bạn đã đánh răng cũng không thể hết ngay được. Đặc biệt phải kể đến các loại chất phụ gia như tỏi, hành, phô mai,...

  • Hôi miệng có thể là do miệng bị khô: Nước bọt có trong miệng cũng có tác dụng làm sạch miệng, cho nên khi miệng bị khô thì khả năng miệng sẽ có mùi hôi.

  • Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng bởi trong quá trình tiêu hóa thuốc thì các loại hóa chất sẽ được đẩy ra ngoài thông qua đường thở. Ngoài ra, một số loại thuốc còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như làm giảm lượng nước bọt.

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá cũng sẽ bị hôi miệng và rất khó để chữa trị.

  • Người bệnh đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý về tai mũi họng và những bệnh liên quan đến đường thở.

2. Có những cách nào khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả?

Tình trạng hôi miệng nếu chỉ bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh răng miệng hay loại thực phẩm mà người bệnh đã ăn thì những phương pháp sau đây sẽ rất có ích trong việc trị hôi miệng hiệu quả:

  • Đánh răng đúng cách: Lựa chọn loại bàn chải có những sợi tơ mỏng và mềm sẽ có tác dụng loại bỏ cặn thức ăn trên răng hiệu quả hơn, đánh răng đều cả hàm chứ không phải chỉ chải bề mặt ngoài hàm răng, kết hợp nước súc miệng sẽ giúp miệng loại bỏ đc tối đa vi khuẩn còn sót cũng như giảm mùi hôi từ loại thức ăn có mùi khó chịu. Bàn chải đánh răng cũng nên được thay thường xuyên (khoảng 2 - 3 tháng).

  • Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Sử dụng chỉ nha khoa còn có thể giảm bớt mùi hôi từ răng miệng và hạn chế việc tổn thương phần nướu.

  • Nên dùng dụng cụ chải lưỡi cùng với việc đánh răng sẽ giúp khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả bởi bề mặt lưỡi là nơi tích tụ rất nhiều loại vi khuẩn, tế bào chết có thể gây mùi.

Khắc phục tình trạng hôi miệng bằng cách sử dụng vật dụng chuyên chải lưỡi

Khắc phục tình trạng hôi miệng bằng cách sử dụng vật dụng chuyên chải lưỡi

  • Trường hợp bạn đang sử dụng răng giả hoặc các dụng cụ bảo vệ răng thì việc vệ sinh cũng cần được chú ý. Tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng giả và vật dụng bảo vệ răng theo chỉ định của nha sĩ.

  • Khắc phục tình trạng hôi miệng bằng cách uống nhiều nước để giảm tình trạng khô miệng, hạn chế uống đồ uống có cồn, không hút thuốc lá và các loại chất kích thích khác. Trong trường hợp miệng bị khô kéo dài thì hãy liên hệ ngay với các bác sĩ có chuyên môn để tìm cách khắc phục.

  • Những loại thức ăn dễ gây mùi khó chịu cũng nên hạn chế ăn (tỏi, hành, phô mai, đồ cay, đồ ngọt,...)

  • Thực hiện các mẹo dân gian cũng có thể loại bỏ mùi hôi từ miệng như: nhai các loại lá thơm (lá bạc hà), súc miệng bằng nước chanh, uống các loại trà thảo mộc như quế, gừng,...

Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ bệnh sâu răng. Chính vì vậy, khi có triệu chứng răng bị sâu thì bạn không nên chần chừ không chữa sâu răng luôn vì khả năng cao tình hình sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, sâu răng còn có thể gây tổn thương phần nướu cũng như các cơ quan lân cận như tai mũi hay họng.

Điều trị sâu răng chính là biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả

Điều trị sâu răng chính là biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả

Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng hôi miệng thế nhưng vẫn không có cải thiện tốt thì khả năng cao bạn đã mắc phải những căn bệnh nào đó rồi. Một số bệnh lý thường gặp có thể khiến miệng người bệnh bị hôi như: Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh trào ngược dạ dày, tình trạng giãn phế quản, tắc ruột, viêm phổi, suy gan hay thậm chí là các bệnh ung thư,...

Trong những trường hợp bệnh này, người bệnh nên nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn. Sau khi chẩn đoán bệnh tình các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị bệnh cũng như tình trạng hôi miệng sẽ được giảm thiểu tùy thuộc vào nhóm bệnh mắc phải.

Quý bạn đọc nếu có nhu cầu thăm khám hoặc chữa các bệnh lý có ảnh hưởng đến tình trạng hôi miệng thì hãy liên hệ với bệnh viện MEDLATEC. Bệnh viện cung cấp chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế cùng với đội ngũ các y bác sĩ có chuyên môn cao. Đường dây nóng của bệnh viện là 1900 56 56 56.

Từ khóa » Khe Răng Bị Hôi