Cách Chữa Tai Bị Tắc Do Viêm Xoang - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều nguyên nhân khiến tai bị tắc, trong đó có viêm xoang. Tình trạng này khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Biết được nguyên nhân gây tắc tai sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng cách và hiệu quả.
Tai bị tắc do viêm xoang là gì?
Tai bị tắc là tình trạng xuất hiện khi ống eustachian bị nghẽn hoặc không hoạt động bình thường. Ống eustachian là một ống nhỏ nối mũi và tai giữa. Nó giúp cân bằng áp lực trong tai giữa. Khi ống eustachian bị nghẽn, bạn sẽ có cảm giác đầy và áp lực trong tai. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể thấy nghẹt và đau tai.
Tai bị tắc cũng có thể là do các vấn đề ở tai giữa hoặc ống tai ảnh hưởng đến màng nhĩ. Ngoài ra, các vấn đề ảnh hưởng đến xoang như cảm lạnh, dị ứng và viêm xoang cũng có thể gây tắc tai. Đi máy bay và thay đổi độ cao cũng có thể gây rối loạn chức năng ống eustachian, gây ra tắc và nghẹt tai.
Các phương pháp điều trị tai bị tắc
Để điều trị tai bị tắc, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây ra nó. Sau đây là những nguyên nhân gây tắc tai và cách điều trị.
Tai bị tắc do các vấn đề về xoang
Bất kỳ tình trạng gây nghẽn xoang nào cũng có thể gây tắc tai, bao gồm:
– Cảm lạnh
– Cúm
– Dị ứng
– Viêm xoang
– Chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá
Khi bị tắc tai do các nguyên nhân trên, bạn có thể áp dụng các cách sau để giảm triệu chứng:
– Dùng thuốc trị nghẹt mũi
– Xì mũi nhẹ nhàng
– Dùng nước rửa mũi hoặc bộ dụng cụ rửa mũi
– Dùng máy tạo độ ẩm để không khí khô không gây kích ứng mũi
– Tránh khói thuốc lá và các chất kích thích khác
– Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy ở mũi, đặc biệt là vào buổi tối.
Bị nước vào tai
Bị nước vào tai khi tắm hoặc bơi có thể khiến tai bị tắc. Lúc này, bạn có thể thử những cách sau để lấy nước ra khỏi lỗ tai:
– Kéo dái tai về phía vai và dốc nước ra
– Nằm nghiêng, hướng tai bị vào nước xuống dưới
– Dùng thuốc nhỏ tai hydrogen peroxide, sau đó nằm úp tai bị vào nước xuống dưới trong vài phút.
Tích tụ ráy tai
Ráy tai có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ da tai của bạn. Theo Healthline, ráy tai không cần phải loại bỏ khỏi tai của bạn trừ khi nó gây ra các triệu chứng.
Dưới đây là các cách để loại bỏ ráy tai:
– Làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai.
– Sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn hoặc bộ dụng cụ lấy ráy tai.
– Sử dụng ống tiêm tai chuyên dụng với nước ấm hoặc dung dịch muối.
Dị ứng
Dị ứng có thể gây ra tắc nghẽn tai khi chất nhầy bị mắc kẹt trong ống eustachian hoặc tai giữa. Các phương pháp làm giảm tắc tai và các triệu chứng khác do dị ứng bao gồm uống thuốc chống dị ứng (như thuốc kháng histamine) và dùng thuốc thông mũi.
Tai bị tắc do đi máy bay
Sự thay đổi nhanh chóng của áp suất không khí khi di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là khi cất cánh và hạ cánh, sẽ gây áp lực cho tai giữa và màng nhĩ của bạn. Bạn có thể tránh hoặc giảm bớt tình trạng này bằng cách nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng, nuốt hoặc ngáp khi cất cánh và hạ cánh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các cách sau:
– Thực hiện nghiệm pháp valsalva khi đi máy bay: Đồng thời bóp chặt cánh mũi, ngậm miệng và thổi hơi lên tai để cân bằng áp lực tai giữa. Lặp lại khi cần thiết.
– Đeo nút bịt tai trong quá trình cất cánh và hạ cánh, giúp từ từ cân bằng áp lực.
– Sử dụng thuốc xịt thông mũi không kê đơn 30 phút trước khi cất cánh và hạ cánh.
Bị bít lỗ tai do dị vật
Dị vật có thể lọt vào tai bạn khiến ống tai bị tắc. Lúc này, bạn đừng nên tự lấy nó ra. Hãy gặp bác sĩ ngay hoặc đến trung tâm y tế để được hỗ trợ tốt nhất.
Nhiễm trùng tai giữa và tai ngoài
Nhiễm trùng tai giữa có thể gây tắc nghẽn tai. Các triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, đau tai và chảy dịch. Các triệu chứng này thường là do cảm lạnh hoặc các vấn đề hô hấp khác lan đến tai giữa thông qua ống eustachian.
Nhiễm trùng tai ngoài thường là do nước đọng lại trong tai sau khi bơi hoặc tắm. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bạn có thể bị đau, ngứa, đỏ và chảy dịch hoặc chảy mủ.
Nhiễm trùng tai thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thuốc nhỏ tai không kê đơn và thuốc giảm đau có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn hai ngày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
Các vấn đề bệnh lý gây tắc tai
Mặc dù không phổ biến, tai bị tắc có thể do bệnh lý gây ra. Trong trường hợp này, tai bị tắc có thể dẫn đến mất thính giác hoặc các vấn đề về thăng bằng.
Các bệnh lý dẫn đến tắc tai bao gồm:
– Bệnh Meniere: Đây là một rối loạn tai trong gây chóng mặt nghiêm trọng và mất thính lực. Nó phổ biến hơn ở những người từ 40-60 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, nhưng các triệu chứng xuất hiện là do chất lỏng tích tụ trong các khoang của tai trong.
– Cholesteatoma: Cholesteatoma là sự tăng trưởng bất thường các khối ở tai giữa. Tình trạng này xảy ra do chức năng ống eustachian kém hoặc nhiễm trùng tai giữa.
– Khối u thần kinh thính giác: Sự phát triển của khối u lành tính trên dây thần kinh dẫn từ tai trong đến não. Các triệu chứng thường xuất hiện dần dần khi khối u phát triển, có thể bao gồm ù tai, chóng mặt và mất thăng bằng.
– Nhiễm nấm tai ngoài: Nấm tai là bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bơi lội. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh da mãn tính cũng có khả năng cao bị nhiễm nấm tai. Có hơn 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh này. Nấm tai có thể gây nghẹt tai, ù tai, sưng đau, ngứa và các vấn đề thính giác khác.
– Viêm tai giữa tiết dịch: Đây là dạng viêm tai giữa có sự tích tụ chất lỏng trong tai. Bệnh này thường gây mất thính lực và xảy ra phổ biến ở trẻ em.
– Ảnh hưởng của khớp hàm (khớp thái dương hàm): Các khớp thái dương hàm (TMJ) chạy dọc theo hai bên hàm và cho phép bạn mở và đóng miệng. Rối loạn TMJ là tình trạng hàm của bạn không thẳng hàng, do chấn thương, viêm khớp hoặc nghiến răng mãn tính. Rối loạn TMJ có thể khiến tai bị tắc.
Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?
Tắc nghẽn tai là trường hợp phổ biến và thường có thể chữa khỏi ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng tắc tai kéo dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như:
– Sốt
– Chảy dịch tai
– Mất thính lực
– Mất thăng bằng
– Đau tai nặng.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
[embed-health-tool-heart-rate]
Từ khóa » Tắc Lỗ Tai
-
Cách Thông Tai Khi Bị Nghẹt
-
Cảm Giác Tai Bị Bít Cần Xử Lý Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Cách để Điều Trị Tắc Nghẽn Tai - WikiHow
-
Lỗ Tai Bị Nghẹt - Xử Lý Tình Trạng Này Như Thế Nào?
-
Lỗ Tai Bị Bít, Khó Nghe Là Do đâu? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Cảm Giác Lỗ Tai Bị Nghẹt, Cải Thiện Bằng Cách Nào? - Kim Thính
-
Ráy Tai Tích Tụ Gây Tắc Nghẽn: Triệu Chứng, Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Nút Ráy Tai Là Gì? Tại Sao Có Nút Ráy Tai | Vinmec
-
Tắc Do Ráy Tai Và Cách Phòng Ngừa - YouMed
-
Ráy Tai Tắc Nghẽn
-
Ù Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
[TỔNG HỢP] 15 Cách Trị Nghẹt Mũi Khó Thở Hiệu Quả