Cách Thông Tai Khi Bị Nghẹt
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt tai như do đi máy bay hay bệnh. Mỗi nguyên nhân sẽ cần những cách khác nhau để điều trị bệnh này.
Tai nghẹt là tình trạng sóng âm đi qua tai trong gặp vấn đề khiến người nghe không nghe rõ được.
Triệu chứng thường gặp là:
– Cảm giác có vật lạ trong tai
– Đau tai
– Chảy dịch tai
– Cảm giác đầy trong tai
– Ù tai
Ảnh: Nghẹt tai có nhiều nguyên nhân với cách điều trị khác nhau
Các nguyên nhân khiến lỗ tai bị nghẹt thường gồm:
Do người bệnh sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể tác động xấu đến các tế bào thần kinh tai trong. Chúng bao gồm: Thuốc lợi tiểu quai, Kháng sinh, Thuốc hóa trị, Thuốc chống viêm như aspirin và ibuprofen
Mất thính lực do tuổi già: Đây là tình trạng người già gặp khó khăn khi nghe tiếng chuông điện thoại hay khó nghe trong môi trường ồn ào, ù tai hoặc khó nghe giọng nói của nữ.
Thủng màng nhĩ: Thủng màng nhĩ là tình trạng xuất hiện lỗ thủng hoặc vết rách trong mô ngăn cách tai giữa với ống tai. Thủng màng nhĩ thường không phải là trường hợp cấp cứu và có thể tự liền lại.
Ráy tai bít lỗ tai: ráy tai tích tụ nhiều khiến lỗ tai bị nghẹt ở một hoặc cả hai bên. Các triệu chứng khác bao gồm đau tai, áp lực trong tai và ù tai.
Chênh lệch áp suất tai
Tiếng ồn: Mất thính lực do tiếng ồn (chấn thương âm thanh) xảy ra khi có tổn thương ở dây thần kinh thính giác. Bạn có thể bị mất thính lực sau một hoặc nhiều lần tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
Có khối u chèn tai
Nghẹt một bên tai sau khi bị cảm lạnh: Điều này xảy ra khi cảm lạnh biến chứng thành viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai giữa. Trong trường hợp này, dịch chảy hoặc vấn đề khác từ nhiễm trùng thứ cấp sẽ khiến tai bị tắc.
Cách điều trị nghẹt tai
Các lựa chọn điều trị khi lỗ tai bị nghẹt căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Loại bỏ vật thể gây tắc nghẽn Vật thể gây tắc lỗ tai có thể là ráy tai hoặc dị vật lọt vào trong tai. Với ráy tai, bạn có thể tự lấy ráy tai ở nhà bằng các dụng cụ lấy ráy tai theo hướng dẫn. Nếu khó tự lấy dị vật, bạn nên đến các phòng khám hay bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ dị vật một cách an toàn.
Kháng sinh: Khi bị nghẹt tai do viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai giữa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Thuốc thông mũi: Loại thuốc này có thể giúp thông ống eustachian bằng cách co mạch máu và giảm sưng. Nó cũng hữu ích khi bạn bị nghẹt tai trên máy bay. Ngoài cách này, bạn còn có thể thông ống eustachian của mình bằng cách ngáp, hắt hơi hoặc nhai kẹo cao su.
Phẫu thuật: Thủng màng nhĩ có thể tự lành lại. Nếu nó không tự khỏi, bác sĩ có thể sử dụng miếng dán màng nhĩ. Nếu miếng dán không mang lại hiệu quả, bạn phải phẫu thuật. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện khi nghẹt tai là do các khối u ảnh hưởng đến tai trong. Đối với khối u lành tính, bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng và chỉ đề nghị phẫu thuật nếu khối u tăng kích thước. Còn nếu khối u ác tính, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị hoặc hóa trị trước khi phẫu thuật cắt bỏ.
Ảnh: Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Trợ thính: Một số trường hợp như tai bị tắc do bệnh meniere, mất thính lực do tuổi già, mất thính lực do tiếng ồn, do chấn thương đầu hoặc do tác dụng phụ của thuốc thì tình trạng nghẹt tai khó cải thiện. Nếu bác sĩ xác định rằng bạn bị mất thính lực vĩnh viễn, máy trợ thính có thể cải thiện khả năng nghe của bạn. Thiết bị này có thể được đặt vào trong tai hoặc đeo ở sau tai người sử dụng.
Vậy cần làm gì để bảo vệ đôi tai?
Âm thanh lớn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho màng nhĩ. Do đó, bạn cần biết cách để bảo vệ tai của mình. Chấn thương âm thanh có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc một hoặc nhiều lần với tiếng ồn lớn.
Để bảo vệ đôi tai, bạn cần lưu ý:
- Cố gắng tránh xa những tiếng động lớn
- Đeo nút bịt tai trong môi trường ồn ào (tại nơi làm việc, chương trình âm nhạc, …)
- Kiểm tra thính giác nếu nghi ngờ bị mất thính lực
- Không đứng hoặc ngồi quá gần loa
- Giảm âm lượng khi nghe nhạc bằng tai nghe
Có thể bạn quan tâm
- Đời sống pháp luật: Bác sĩ chỉ bí quyết giúp cha mẹ giữ con khỏe mạnh suốt mùa hè “nóng như đổ lửa”
- Mẹ xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi?
- Tại sao khi đói cũng đau dạ dày, mà khi no cũng đau dạ dày?
- Sỏi thận san hô là gì? Nên điều trị bằng cách nào triệt để, không tái phát?
Từ khóa » Tắc Lỗ Tai
-
Cảm Giác Tai Bị Bít Cần Xử Lý Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Tai Bị Tắc Do Viêm Xoang - Hello Bacsi
-
Cách để Điều Trị Tắc Nghẽn Tai - WikiHow
-
Lỗ Tai Bị Nghẹt - Xử Lý Tình Trạng Này Như Thế Nào?
-
Lỗ Tai Bị Bít, Khó Nghe Là Do đâu? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Cảm Giác Lỗ Tai Bị Nghẹt, Cải Thiện Bằng Cách Nào? - Kim Thính
-
Ráy Tai Tích Tụ Gây Tắc Nghẽn: Triệu Chứng, Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Nút Ráy Tai Là Gì? Tại Sao Có Nút Ráy Tai | Vinmec
-
Tắc Do Ráy Tai Và Cách Phòng Ngừa - YouMed
-
Ráy Tai Tắc Nghẽn
-
Ù Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
[TỔNG HỢP] 15 Cách Trị Nghẹt Mũi Khó Thở Hiệu Quả