Cách Chữa Trị Dê Chướng Bụng - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam

Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng bụng đầy hơi để can thiệp kịp thời, đồng thời loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Cách chữa trị dê chướng bụng

 

Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng bụng đầy hơi để can thiệp kịp thời, đồng thời loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh.

 

Chướng hơi cấp tính: Nguyên nhân có thể do dê bị dị vật chặn ở vùng thực quản, dạ dày làm cho dê không ợ hơi được dẫn đến chướng bụng. Can thiệp bằng cách luồn ống cao su xông dạ cỏ để thoát hơi và loại bỏ dị vật, hoặc dùng trôca chuyên dụng hay kim dài 16 để chọc trô ca vùng hõm hông bên trái để thoái hơi ra ngoài (lưu ý khi trọc thoát hơi dạ cỏ cần để hơi thoát từ từ).

 

Chướng hơi do thức ăn: Cho dê đứng ở nơi thoáng mát, đầu cao hơn mông. Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng cách dùng rượu tỏi chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần. Dùng nõn chuối hơ nóng cho mềm sau đó ngoáy vào cuống họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300 – 500 ml dầu ăn, hoặc 20 – 50 ml rượu tỏi (uống 1 đến 2 lần/con/ngày). Cho dê hoạt động sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm giảm sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ có thể giúp cho dầu phân đều trong dạ cỏ, chống tạo bọt.

 

Nguyễn Thị Hải

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Từ khóa
  • chăn nuôi dê

2 Comments

  1. Bùi Văn Ngọc 16/10/2020

    Nói rất hay, có ích.

    Bình luận
  2. Nguyễn Duy Diễn 10/08/2023

    Dê con nhà em nó cứ cúi đầu xuống đất và đứng im một chỗ là bị gì vậy ạ

    Bình luận

Để lại comment của bạn

Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.

Họ tên:

Email:

Bình luận

Δ

Từ khóa » Dê Bị Sình Bụng