Cách Chứng Minh Phương Trình Có Nghiệm Cực Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Bài viết Cách chứng minh phương trình có nghiệm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách chứng minh phương trình có nghiệm.
- Cách giải bài tập chứng minh phương trình có nghiệm
- Ví dụ minh họa bài tập chứng minh phương trình có nghiệm
- Bài tập tự luyện chứng minh phương trình có nghiệm
Cách chứng minh phương trình có nghiệm (cực hay, chi tiết)
A. Phương pháp giải
+) Áp dụng định lý: Nếu hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a; b] và f(a).f(b) < 0, thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm nằm trong khoảng (a; b).
+) Các bước làm bài chứng minh phương trình có nghiệm.
- Bước 1: Biến đổi phương trình cần chứng minh về dạng f(x) = 0.
- Bước 2: Tìm 2 số a và b (a < b) sao cho f(a) . f(b) < 0
- Bước 3: Chứng minh hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a; b].
Từ đó suy ra phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc (a; b).
Lưu ý: Các bước trên có thể thay đổi thứ tự.
+) Một số chú ý:
- Nếu f(a).f(b) ≤ 0 thì phương trình có ít nhất 1 nghiệm thuộc [a; b].
- Nếu hàm số f(x) liên tục trên [a; + ∞) và có f(a) . < 0 thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc (a; +∞).
- Nếu hàm số f(x) liên tục trên (-∞; a] và có f(a) . < 0 thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc (-∞; a).
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chứng minh rằng phương trình x3 + x - 1 = 0 có nghiệm.
Hướng dẫn giải:
Đặt f(x) = x3 + x - 1
Hàm f(x) là hàm đa thức nên f(x) liên tục trên R (định lý cơ bản về tính liên tục)
Suy ra hàm f(x) liên tục trên đoạn [0; 1] (vì [0; 1] ⊂R) (1)
Ta có: f(0) = 03 + 0 – 1 = - 1 ; f(1) = 13 + 1 – 1 = 1
⇒ f(0) . f(1) = - 1. 1 = - 1 < 0 (2)
Từ (1) và (2) suy ra f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc (0; 1) (tính chất hàm số liên tục).
Vậy phương trình x3 + x - 1 = 0 có nghiệm (đpcm).
Ví dụ 2: Chứng minh 4x4 + 2x2 - x - 3 = 0 có ít nhất hai nghiệm thuộc khoảng (-1; 1).
Hướng dẫn giải:
+ Đặt f(x) = 4x4 + 2x2 - x - 3
Vì f(x) là hàm đa thức nên f(x) liên tục trên R.
Suy ra f(x) liên tục trên các đoạn [-1 ; 0] và [0; 1].
+ Ta có: f(-1) = 4.(-1)4 + 2.(-1)2 - (-1) - 3 = 4
f(0) = 4.0 + 2.0 - 0 - 3 = -3
f(1) = 4.14 + 2.12 - 1 - 3 = 2
+ Vì f(-1).f(0) = 4.(-3) = -12 < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc (-1; 0)
Vì f(0) . f(1) = -3 . 2 = -6 < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc (0; 1)
Mà hai khoảng (-1; 0) và (0; 1) không giao nhau. Từ đó suy ra phương trình đã cho có ít nhất hai nghiệm thuộc (-1; 1). (đpcm)
Ví dụ 3: Chứng minh rằng phương trình x5 - 5x3 + 4x - 1 = 0 có đúng 5 nghiệm.
Hướng dẫn giải:
Đặt f(x) = x5 - 5x3 + 4x - 1 thì f(x) liên tục trên R (vì f(x) là hàm đa thức).
Ta có:
Vì nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc
Vì nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng
Vì nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng
Vì nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng
Vì f(1) . f(3) = -1 . 119 = -119 < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng (1; 3).
Do các khoảng không giao nhau nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất 5 nghiệm.
Mà phương trình f(x) = 0 có bậc là 5, nên nó có không quá 5 nghiệm
Vậy phương trình f(x) = 0 có đúng 5 nghiệm (đpcm).
Ví dụ 4: Chứng minh rằng phương trình (m2 - m + 3)x2n - 2x - 4 = 0 với n ∈ N* luôn có ít nhất 1 nghiệm âm với mọi giá trị của tham số m.
Hướng dẫn giải:
Đặt f(x) = (m2 - m + 3)x2n - 2x - 4
Ta có:
Mặt khác hàm số f(x) xác định là liên tục trên R nên hàm số liên tục trên đoạn [-2; 0]
Do đó phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng (-2; 0).
Vậy phương trình đã cho luôn có ít nhất 1 nghiệm âm với mọi giá trị của tham số m.
Ví dụ 5: Chứng minh rằng với mọi a, b, c phương trình x3 + ax2 + bx + c = 0 luôn có nghiệm.
Hướng dẫn giải:
Đặt f(x) = x3 + ax2 + bx + c thì f(x) liên tục trên R (vì f(x) là hàm đa thức).
Ta có: ⇒∃ x1 > 0 để f(x1) > 0
Tương tự: ⇒∃ x2 < 0 để f(x2) < 0
Như vậy có x1 ; x2 để f(x1) . f(x2) < 0 suy ra phương trình có nghiệm x ∈ (x1; x2)
Vậy phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi a, b, c.
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Chứng minh phương trình sau luôn có nghiệm với mọi giá trị của tham số m:
(1 – m2)(x + 1)3 + x2 – x – 3 = 0.
Bài 2. Cho phương trình: m2cosx−2=2sin5x+1. Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của tham số m.
Bài 3. Chứng minh phương trình 2x2 + (2m – 1)x + m – 1 luôn có nghiệm với mọi m.
Bài 4. Chứng minh phương trình m(x - 1)3(x + 2) + 2x + 3 = 0 luôn có nghiệm với mọi m thuộc ℝ.
Bài 5. Chứng minh rằng phương trình (1 – m2)x5 – 3x – 1 = 0 luôn có nghiệm với mọi m.
Bài 6. Cho phương trình bậc hai: x2 – (m + 2)x + 2m = 0 với m là tham số. Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m
Bài 7. Chứng minh rằng phương trình x3 + mx2 – (3 + m2)x – 2m + 1 = 0 luôn có nghiệm với mọi m.
Bài 8. Cho phương trình: x2 – (2m + 1)x + m2 + m - 1 = 0 (m là tham số)
a) Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m.
b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm m sao cho A = (2x1 – x2)(2x2 – x1) đạt giá trị nhỏ nhất và tính giá trị nhỏ nhất đó.
Bài 9. Cho phương trình x2 – mx + m – 2 = 0 (m là tham số). Chứng minh phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.
Bài 10. Chứng minh rằng phương trình 4x3 - 8x2 + 1 = 0 có nghiệm trong khoảng (–1; 2).
Bài 11. Chứng minh rằng phương trình x3 + x - 1 = 0 có nghiệm.
Bài 12. Chứng minh 4x4 + 2x2 - x - 3 = 0 có ít nhất hai nghiệm thuộc khoảng (-1; 1).
Bài 13. Chứng minh rằng phương trình x5 - 5x3 + 4x - 1 = 0 có đúng 5 nghiệm.
Bài 14. Chứng minh rằng phương trình (m2 - m + 3)x2n - 2x - 4 = 0 với n ∈ ℕ* luôn có ít nhất 1 nghiệm âm với mọi giá trị của tham số m.
Bài 15. Chứng minh phương trình sau có ít nhất một nghiệm: x3 – 5x2 + 7 = 0.
Bài 16. Cho ba số a, b, c thoả mãn hệ thức 2a + 3b + 6c = 0. Chứng minh rằng phương trình ax2 + bx + c = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (0; 1).
Bài 17. Chứng minh rằng với mọi số thực a, b, c phương trình (x – a)(x – b) + (x – b)(x – c) + (x – c)(x – a) = 0 có ít nhất một nghiệm.
Bài 18. Chứng minh phương trình x3 + x + 1 = 0 có ít nhất một nghiệm âm lớn hơn -1.
Bài 19. Chứng minh phương trình sau có ít nhất một nghiệm: x5 + x – 3 = 0
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Chứng Minh Pt Luôn Có Nghiệm Lớp 11
-
Cách Chứng Minh Phương Trình Luôn Có Nghiệm Hay Nhất - TopLoigiai
-
4.9 CHỨNG MINH PHƯƠNG TRÌNH CÓ NGHIỆM ml
-
Chứng Minh Phương Trình Có Nghiệm
-
Chứng Minh Phương Trình Có Nghiệm Dựa Vào Tính Liên Tục Của Hàm Số
-
[Lớp 11] Bấm Máy Tính,Chứng Minh Pt Luôn Có Nghiệm Dựa Vào Sự ...
-
Hàm Số Liên Tục (Toán 11): Chứng Minh Phương Trình Có Nghiệm
-
Chứng Minh Phương Trình Có Nghiệm Bằng Tính Chất Hàm Số Liên Tục
-
Chứng Minh Rằng Phương Trình Luôn Có Nghiệm Với Mọi M Lớp 11
-
Bài 3.11 Trang 170 SBT Đại Số Và Giải Tích 11
-
Toán Lớp 11 ĐSGT: Chứng Minh Phương Trình Luôn Có Nghiệm Với ...
-
Với Mọi A, B, C Chứng Minh Rằng Pt Luôn Có Nghiệm - Hồng Viên
-
M+1)x^8+3mx^2-3x-2=0 Có ít Nhất 2 Nghiệm Trái Dấu - Hoc247
-
L11 Bài Toán Về Số Nghiệm Của Phương Trình - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chứng Minh Phương Trình Sau Có Nghiệm Với Mọi M: M(x-1)(x+2)+2x ...