Cách đánh Giá điểm Mạnh điểm Yếu Của Doanh Nghiệp

Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách bài bản, chi tiết, dựa trên mô hình phù hợp. Kết quả đánh giá càng chính xác, thì doanh nghiệp càng dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp, tăng cơ hội gia tăng doanh thu tốt hơn. Cùng tìm hiểu về cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh với CRIF D&B Việt Nam.

1. Mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

Có khá nhiều mô hình dùng để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình SWOT được xem là nổi tiếng và phổ biến nhất khi phân tích kinh doanh, đánh giá về một doanh nghiệp.

SWOT là viết tắt của các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh như Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức):

  • Strengths (Điểm mạnh): Những yếu tố nội bộ, bên trong doanh nghiệp và là lợi thế, doanh nghiệp có thể điều chỉnh được.
  • Weaknesses (Điểm yếu): Những yếu tố nội bộ, bên trong doanh nghiệp và là những điều doanh nghiệp làm chưa tốt, chưa làm được.
  • Opportunities (Cơ hội): Những yếu tố môi trường bên ngoài, có tác động thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
  • Threats (Thách thức): Những yếu tố môi trường bên ngoài, có tác động cản trở, gây khó khăn đến sự phát triển doanh nghiệp.
Mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

Mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

Bằng cách sử dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh yếu của doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ xác định được tiềm lực cũng như những điểm cần khắc phục để giúp doanh nghiệp đó ngày càng phát triển, có được chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp trước các tình huống cụ thể.

SWOT là mô hình đã có từ lâu đời, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, nó còn được dần dần áp dụng trong việc đánh giá điểm mạnh yếu, cơ hội phát triển của cá nhân cũng như tổ chức… Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn, có thể sử dụng mô hình này.

Phân tích SWOT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Phân tích SWOT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

2. Ứng dụng SWOT đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp bạn

Ứng dụng SWOT vào việc đánh giá điểm mạnh yếu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện bằng đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp có thể kiểm soát, điều chỉnh. Sau đó, các yếu tố này cần được chia rõ ra đâu là lợi thế, đâu là điều làm chưa tốt, tương ứng với điểm mạnh, điểm yếu.

Các khía cạnh cần chú ý khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp:

  1. Sản phẩm
  2. Quy trình
  3. Khách hàng
  4. Cách thức phân phối
  5. Tài chính
  6. Quản lý
Sắp xếp điểm manh điểm yếu của doanh nghiệp theo các tiêu chí

Sắp xếp điểm manh điểm yếu của doanh nghiệp theo các tiêu chí

Xem thêm:

  • Lợi ích và 9 tiêu chí đánh giá SỨC KHỎE doanh nghiệp
  • 3 nhóm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhà quản lý cần biết

2.1. Đánh giá điểm mạnh của doanh nghiệp

Muốn đánh giá điểm mạnh của doanh nghiệp, hãy xét tới điều gì doanh nghiệp bạn làm tốt, độc đáo, nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Gợi ý một số yếu tố được dùng làm cơ sở để xác định, đánh giá điểm mạnh doanh nghiệp:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Tài chính
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Cải tiến
  • Marketing
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Chứng nhận, công nhận
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị
Các yếu tố đánh giá điểm mạnh

Các yếu tố đánh giá điểm mạnh

Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định điểm mạnh doanh nghiệp:

  1. Điều gì doanh nghiệp bạn làm tốt?
  2. Những nguồn lực nội bộ nào doanh nghiệp đang có? Hãy nghĩ tới các thuộc tính tích cực của con người (như: kiến thức, học vấn, chứng chỉ, mạng lưới quan hệ, danh tiếng, kỹ năng) và tài sản hữu hình của doanh nghiệp (như: vốn, tín dụng, khách hàng hiện tại, kênh phân phối, bằng sáng chế, kênh phân phối).
  3. Doanh nghiệp có lợi thế gì so với đối thủ cạnh tranh của mình?
  4. Doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hay không? Cơ sở sản xuất như thế nào?
  5. Nhân tố nào giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được khách hàng, đối tác chiến lược? Chiến thuật riêng của doanh nghiệp khi phát triển kinh doanh là gì?

Lưu ý: Hãy thực tế, sáng suốt, đúng mực và đừng quá khiêm tốn khi đánh giá để có được xác định chính xác. Sau khi xác định được lợi thế, hãy tìm cách phát huy những lợi thế đó.

Đánh giá điểm mạnh của doanh nghiệp

Đánh giá điểm mạnh của doanh nghiệp

2.2. Đánh giá điểm yếu của doanh nghiệp

Điểm yếu của doanh nghiệp chính là những điều vốn có làm chưa tốt, cản trở doanh nghiệp phát triển, đạt mục tiêu kinh doanh và hoàn toàn thuộc về yếu tố nội bộ, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kiểm soát được.

Gợi ý một số yếu tố được dùng làm cơ sở để xác định, đánh giá điểm yếu doanh nghiệp:

  • Chính sách dịch vụ khó hiểu
  • Sản phẩm có hạn
  • Thiếu mục tiêu định lượng
  • Quá nhiều cấp độ báo cáo trong cơ cấu
  • Định nghĩa không đầy đủ và chính xác về khách hàng
  • Thiếu sự tham gia của cấp quản lý khi phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới
  • Kỹ năng nhân sự chưa cao
Các yếu tố phân tích điểm yếu

Các yếu tố phân tích điểm yếu

Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định, đánh giá điểm yếu doanh nghiệp:

  1. Những yếu tố trong tầm kiểm soát nào làm giảm, cản trở duy trì lợi thế cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển?
  2. Những yếu tố nào cần cải thiện để đạt được mục tiêu, cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất của bạn?
  3. Doanh nghiệp của bạn thiếu gì? Ví dụ: chuyên gia, khả năng tiếp cận công nghệ.
  4. Đâu là yếu tố cản trở việc khách hàng tìm đến bạn?
  5. Đối thủ cạnh tranh đã làm điều gì tốt hơn bạn?

Lưu ý: Hãy luôn thành thật nhìn vào các điểm chưa tốt, hạn chế. Nhờ đó, chúng ta mới có thể đưa ra cách khắc phục chính xác, phù hợp.

Đánh giá điểm yếu của doanh nghiệp

Đánh giá điểm yếu của doanh nghiệp

3. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh

Ngoài việc phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình thì việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp đối tác, đối thủ cũng là điều cần thiết. Nếu doanh nghiệp của bạn đang loang hoay trong việc tìm kiếm, xác định thông tin về các doanh nghiệp đối tác hoặc đối thủ, CRIF D&B Việt Nam rất hân hạnh được giúp bạn giải quyết nỗi lo này.

CRIF D&B Việt Nam chuyên cung cấp giải pháp quản lý rủi ro trong hợp tác kinh doanh với báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR.

BIR sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Báo cáo tài chính
  • Hoạt động kinh doanh
  • Đánh giá rủi ro D&B
  • Điều khoản giao dịch
  • Xu hướng thanh toán
  • Kiện tụng
  • Chi tiết đăng ký công ty, phí đăng ký
  • Giám đốc, cổ đông và công ty liên quan

Nhờ vậy, doanh nghiệp của bạn có thể xác định được chính xác về điểm mạnh yếu cũng như sự ổn định, tính linh hoạt, vị thế, các mối quan hệ tín dụng hiện có, mới của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu xác thực. Điều này góp phần giúp quý doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, chính xác nhất.

Xem thêm: Đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh với BIR

Đánh giá doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh với BIR

Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp dựa trên mô hình SWOT cần được thực hiện trên số liệu xác thực, chính xác. Để có được các thông tin này về doanh nghiệp đối tác, hãy liên hệ CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn:

  • Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
  • Hotline: 02839117288
  • Email: csvietnam@crif.com
  • Website: https://dnbvietnam.com

Từ khóa » Swot Viết Tắt Là Gì