Cách đấu Tụ Bù 3 Pha | Quan Pham - Quân Phạm
Có thể bạn quan tâm
Table of Contents
- 1 Cách đấu tụ bù 3 pha
- 2 I. Tổng quan
- 2.0.1 1./ Bù tĩnh (bù nền):
- 2.0.2 2./ Bù động (sử dụng bộ tụ bù tự động):
- 2.0.3 3./ Tính toán công suất phản kháng và chọn tủ tụ bù:
- 2.1 II./ Tủ tụ bù tự động (PFR):
- 2.1.1 1./ Nguyên lý làm việc của bộ tụ bù tự động :
- 2.1.2 – Các tham số quan trọng của bộ điều khiển:
- 2.1.3 Vị trí lắp đặt biến dòng:
Cách đấu tụ bù 3 pha
Có hai phương thức bù tụ chính là : bù tĩnh và bù động mỗi cách có cách lắp đặt và đấu nối khác nhau
- Giới thiệu Tụ bù là gì và tủ tụ bù công suất phản kháng
I. Tổng quan
1./ Bù tĩnh (bù nền):
Bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi việc điều khiển có thể thực hiện bằng:
- Bằng tay: dùng CB hoặc LBS ( load – break switch )
- Bán tự động: dùng contactor
- Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.
+ Ưu điểm : đơn giản và giá thành không cao.
+ Nhược điểm :
- khi tải dao động có khả năng dẫn đến việc bù thừa.
- Việc này khá nguy hiểm đối với hệ thống sử dụng máy phát.
- Vì vậy, phương pháp này áp dụng đối với những tải ít thay đổi.
2./ Bù động (sử dụng bộ tụ bù tự động):
Sử dụng các bộ tụ bù tự động, có khả năng thay đổi dung lượng tụ bù để đảm bảo hệ số công suất đạt được giá trị mong muốn.
+ Ưu điểm : không gây ra hiện tượng bù thừa và đảm bảo được hệ số công suất mong muốn.
+ Nhược điểm : chi phí lớn hơn so với bù tĩnh.
Vì vậy, phương pháp này áp dụng tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng.
3./ Tính toán công suất phản kháng và chọn tủ tụ bù:
– Phương Pháp Tính Đơn Giản: (để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất(P) và hệ số công suất (Cosφ) của tải đó):
Giả sử ta có công suất của tải là P
- Hệ số công suất của tải là Cos φ1 → tg φ1 ( trước khi bù )
- Hệ số công suất sau khi bù là Cos φ2 → tg φ2.
- Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.
II./ Tủ tụ bù tự động (PFR):
1./ Nguyên lý làm việc của bộ tụ bù tự động :
Tủ tụ bù tự động gồm các thành phần cơ bản sau :
– Bộ điều khiển (PFR)
– Các bộ tụ bù được nối với tải thông qua atomat và tiếp điểm của các contactor.
– Cảm biến dòng điện CT
– Nguyên lý hoạt động của PFR:
- Tín hiệu dòng điện được đo thông qua biến dòng CT và tín hiệu điện áp được chuyển về bộ điều khiển PFR.
- Sau đó, bộ vi điều khiển trong bộ điều khiển PFR sẽ tính toán sự sai lệch giữa dòng điện và điện áp, tính ra được hệ số công suất.
- Do sử dụng phương pháp số nên sẽ đo được chính xác hệ số công suất ngay cả khi có sóng hài.
– Bộ điều khiển được thiết kế tối ưu hóa việc điều khiển bù công suất phản kháng.
Công suất bù được tính bằng cách đo liên tục công suất phản kháng của hệ thống và sau đó được bù bằng cách đóng ngắt các bộ tụ.
– Các tham số quan trọng của bộ điều khiển:
+ Hệ số công suất đặt (Set cosφ) : thường nằm trong khoảng 0,92 – 0,95
+ Độ nhạy :
Thông số này thiết lập tốc độ đóng cắt.
- Độ nhạy lớn tốc độ đóng sẽ chậm và ngược lại độ nhạy nhỏ tốc độ cắt sẽ nhanh.
- Độ nhạy này hiệu ứng cho cả thời gian đóng và cắt tụ. Độ nhạy = 60s/ bước
+ Thời gian đóng lặp lại :
Đây là khoảng thời gian an toàn để ngăn chặn việc đóng lại tụ của cùng một cấp khi tụ này chưa xả điện hoàn toàn.
Thông số này thường đặt lớn hơn thời gian xả của tụ lớn nhất đang sử dụng.
- Cấp định mức : là bước tụ nhỏ nhất sử dụng.
- Độ méo dạng tổng do sóng hài :
Hiện tượng bù thừa CSPK: bù thừa công suất phản kháng Q: dòng điện sẽ nhanh pha hơn so với điện áp
Hệ thống tải sẽ mang tính dung.
Tổng trở đối với thành phần dòng điện có tần số cao sẽ giảm.
Do đó, làm tăng ảnh hưởng của các thành phần sóng hài bậc cao.
Đấu đúng sơ đồ:
– Trường hợp 1: Tín hiệu dòng điện và điện áp pha cấp cho rơ le phải cùng 1 pha. (đối với loại rơ le SK, Mikro,RTR).
– Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le lấy trên 2 pha còn lại ( đối với loại rơ le SK, Mikro, REGO-Ducati).
Riêng đối với rơ le REGO có thể đấu một trong 3 sơ đồ: FF-1(Biến dòng 1 pha, điện áp dây 2 pha còn lại); FF2 (Biến dòng 1 pha, điện áp dây pha lắp biến dòng); FF-n ( Biến dòng và điện áp pha cùng 1 pha).
Sơ đồ đấu phải được cài đặt trong rơ le, thông thường sử dụng sơ đồ FF-1.
Vị trí lắp đặt biến dòng:
Biến dòng lấy tín hiệu đưa vào rơ le điều khiển tụ bù phải bao gồm cả dòng điện của tải và dòng điện qua tụ.
Nên lắp đúng cực tính của biến dòng: dòng sơ cấp đi vào K đi ra L, tín hiệu dòng thứ cấp cực K, L của biến dòng nối với cực K, L của rơ le.
( mặc dù đa số các rơ le có thể tự động chọn cực tính). Tủ hạ thế có nhiều xuất tuyến thì biến dòng phải lắp tại cáp liên lạc.
Xem thêm:
Tại sao phải lắp đặt tủ tụ bù?
Từ khóa » Sơ đồ đấu Tụ Bù 3 Pha
-
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẤU TỤ BÙ 3 PHA CHI TIẾT NHẤT
-
Chia Sẽ Sơ Đồ Đấu Tủ Tụ Bù - YouTube
-
Sơ Đồ Đấu Tụ Bù Hạ Thế - Tuấn Lộc Phát
-
Hướng Dẫn Cách Đấu Tụ Bù Hạ Thế Tốt Nhất - Huỳnh Lai Electric
-
Hướng Dẫn Cách đấu Tụ Bù 3 Pha Chi Tiết Nhất - Elecnova
-
Đấu Nối Tụ Bù 3 Pha Và Những Lỗi Thường Gặp Trong Tủ Tụ Bù
-
Cách đấu Nối Tụ Bù 3 Pha Bạn Có Biết? - AT Đông Dương
-
Sơ đồ- Cách đấu- Kiểm Tra Tụ Bù Hạ Thế - HALANA
-
Hướng Dẫn Cách Đấu Tụ Bù 3 Pha Bạn Có Biết? Hướng Dẫn Cách ...
-
Cách Đấu Tụ Bù 3 Pha - Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Thiết Lập 1 Hệ Thống Tụ Bù Cho Mạng điện
-
Tư Vấn Cách Lắp Tụ Bù 1 Pha An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
-
Hướng Dẫn Lắp đặt, Cài đặt Bộ điều Khiển Tụ Bù Mikro PFR60