HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẤU TỤ BÙ 3 PHA CHI TIẾT NHẤT

Hướng dẫn cách đấu tụ bù 3 pha chi tiết nhất

Hướng dẫn cách đấu tụ bù 3 pha chi tiết nhất

Tụ bù nói chung thường có các tên gọi khác như : tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi... Sau đây chúng ta sẽ nói đến cách lắp đặt hay cách đấu tụ bù 3 pha, cách tính công suất phản kháng cho tụ bù một cách chi tiết nhất và có hình ảnh minh họa.

1. CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO TỤ BÙ.

2. CÁCH ĐẤU TỤ BÙ CÔNG SUẤT 3 PHA

1.1. Trường hợp 1: Tín hiệu dòng điện và điện áp pha cấp cho rơ le phải cùng 1 pha. (đối với loại rơ le SK, Mikro).

1.2. Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le lấy trên 2 pha còn lại.

3. Vị trí lắp đặt biến dòng.

Trước tiên, nếu bạn chưa biết về tụ bù và tự hỏi tụ bù có tiết kiệm điện không? Nếu có thì tụ bù tiết kiệm điện như thế nào? Vì sao nên lắp đặt tủ tụ bù…. Thì bạn hãy xem ngay Tụ bù tiết kiệm điện, chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề đó 1 cách chính xác và chi tiết nhất.

Cách tính công suất phản kháng cho tụ bù Trước khi chọn tụ bù công suất cho một tải nào đó thì ta luôn cần biết công suất P của tải và hệ số công suất Cosφ (cos phi) của tải đó. Vậy việc tính toán hệ số công suất Cosφ như thế nào?

Giả sử ta có công suất của tải là P. Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn). Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ). Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2). Ví dụ ta có công suất tải là P = 100 (kW). Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88. Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33. Vậy công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2). Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).

►►Phân loại và cách tính dung lượng tụ bù hạ thế

♦♦♦ MỘT SỐ LOẠI TỤ BÙ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT

Cách đấu tụ bù công suất 3 pha

Trường hợp 1: Tín hiệu dòng điện và điện áp pha cấp cho rơ le phải cùng 1 pha. (đối với loại rơ le SK, Mikro).

Dau-Tu-Bu-Truong-hop-1

Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le lấy trên 2 pha còn lại.

DAU-TU-BU-TRUONG-HOP-2

Vị trí lắp đặt biến dòng

Biến dòng lấy tín hiệu đưa vòa rơ le điều khiển tụ bù phải bao gồm cả dòng điện của tải và dòng điện qua tụ. Nên lắp đúng cực tính của biến dòng : dòng sơ cấp đi vào K đi ra L, tín hiệu dòng thứ cấp cực K,L của biến dòng nối với cực K,L của rơ le. (Mặc dù đa số các rơ le có thể tự động chọn cực tính). Tủ hạ thế có nhiều xuất tuyến thì biến dòng phải lắp tại cáp liên lạc.

VI-TRI-LAP-DAT-BIEN-DONG

►► Xem ngaybài viết:Cách lựa chọn và công dụng của cuộn kháng cho tụ bù

Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Thiên Lộc Phát là đơn vị chuyên cung cấp các loại tụ bù hạ thế và các thiết bị điện công nghiệp. Vui lòng liên hệ để được báo giá và giả đáp nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT THIÊN LỘC PHÁT

  • Địa chỉ: 11/34 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
  • Email: nuongpham@thienlocphatelectric.com
  • Hotline: 0932.706.899 - Điện thoại: (028) 3815 88 66
  • Fax:(028) 3815 88 77

Từ khóa » Sơ đồ đấu Tụ Bù 3 Pha