Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Bắt Kịp Bạn Bè Hiệu Quả Tại Nhà - Eva

Mục Lục Trẻ mấy tháng biết nói? Dấu hiệu trẻ chậm nói Những cách dạy trẻ chậm nói Bài tập cho trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là một vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt khi bé chậm nói càng lúc càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ. Chậm nói có thể cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng của bé. Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu và thực hiện những cách dạy trẻ chậm nói nhanh bắt kịp bạn bè.

Trẻ mấy tháng biết nói?

Bé bắt đầu làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ, khi mới ra đời. Đến tháng thứ 3 - 4 bé sẽ bắt đầu tập nói. Quá trình tập nói của bé kéo dài trong 3 năm đầu đời. Đến khi bé 3 tuổi cơ bản biết nói những câu dài trên 3 từ, vốn từ của bé cũng phong phú. Tuy nhiên, mỗi một bé sẽ có sự phát triển không giống nhau, có bé biết nói sớm hơn, có bé nói muộn hơn. Điều đó hoàn toàn bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Sau đây là các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của bé mà bố mẹ cần biết:

- Từ 3-6 tháng tuổi: Theo tiêu chuẩn phát triển bình thường, bé từ 3 đến 6 tháng tuổi đã biết cười, biết hóng chuyện và chăm chú lắng nghe khi mọi người xung quanh nói chuyện. Khi được 5-6 tháng tuổi bé cũng đã bắt đầu biết ê, a,…để nói chuyện và thể hiện cảm xúc.

6-9 tháng, bé có thể phát âm được từ 2 âm tiết đơn giản. (Ảnh minh họa)

6-9 tháng, bé có thể phát âm được từ 2 âm tiết đơn giản. (Ảnh minh họa)

- Từ 6-9 tháng tuổi: Bé bắt đầu phát âm được những từ có 2 âm tiết đơn giản, dễ nói như ma ma, ba ba…Đồng thời bé sẽ bập bẹ nói chuyện với người quen, bắt chước lại âm thanh mọi người xung quanh nói.

- Từ 9-12 tháng tuổi: Bé có thể phát âm được những câu dài nhưng câu từ chưa rõ ràng mà chỉ gồm những tiếng ê, a hoặc phát ra âm có ngữ điệu để cố gắng trao đổi thông tin… Một số bé phát triển nhanh có thể nói được khoảng 3 từ. Bé cũng bắt chước cử động miệng của người lớn.

- Từ 12-15 tháng tuổi: Bé có thể nói được câu khoảng 4 từ. Ở giai đoạn này, bé cũng biết cách ghép và sắp xếp các từ thành câu đúng trật tự.

- Bé 2 tuổi: Bé biết khoảng 50 đến 75 từ và biết xâu chuỗi các từ lại thành cụm từ, câu. Bé biết chào mọi người, biết từ chối khi không thích. Giai đoạn này là giai đoạn bé đang phát triển ngôn ngữ, bố mẹ cần kiên nhẫn dạy bé ngữ pháp và bổ sung từ vựng cho bé.

- Từ 2,5-4 tuổi: Bé sử dụng các câu dài hơn, thường trên 3 từ. Vốn từ vựng của bé khoảng từ 300 đến 1000 từ. Bé sẽ rất thích nói và ca hát. Bé có khả năng đặt câu hỏi đơn giản, cũng như trả lời các câu hỏi của bố mẹ. Bé cũng thích miêu tả mọi thứ xung quanh bé gặp.

Dấu hiệu trẻ chậm nói

Nếu biết cách dạy trẻ chậm nói sớm, bé có thể có cơ hội theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Sau đây là các dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết bé bị chậm nói:

- Bé sơ sinh: Bé không phản ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào đặc biệt cần chú ý.

- 3-4 tháng tuổi: Bé ít mỉm cười, ít giao tiếp bằng mắt. Bé không gây tiếng ồn hoặc gây tiếng ồn nhiều quá mức.

- 4-7 tháng tuổi: Bé gặp khó khăn khi ngồi, không phản ứng với âm thanh và lời nói xung quanh. Bé không tương tác với đồ vật và thờ ơ với mẹ hoặc bố.

- 7-12 tháng tuổi: Bé không bò, gặp khó khăn khi đứng thẳng, ít tò mò, ít nói và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

- 12-24 tháng tuổi: Bé không lặp lại và bắt chước lời nói của mọi người. Bé không hiểu các yêu cầu đơn giản từ người lớn. Bé không thể phát âm tối thiểu 6 từ khác nhau.

- Trên 2 tuổi: Bố mẹ cần đưa bé đi khám khi bé có một trong các biểu hiện chậm nói sau: Bé chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động mà không thể tự phát âm các từ, cụm từ. Bé chỉ nói một số từ lặp đi lặp lại và không thể giao tiếp để thể hiện những nhu cầu thiết yếu. Bé không tuân theo các yêu cầu đơn giản. Người lớn không hiểu bé nói gì.

Những cách dạy trẻ chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ chậm nói như chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất ảnh hưởng não bộ của trẻ, yếu tố tâm lý hay do bệnh tự kỷ. Để có cách dạy trẻ chậm nói thì xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Mẹ hãy luôn đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho bé. Dành nhiều thời gian hơn cho con.

Nếu bé bị chậm nói kèm với các dấu hiệu tự kỷ thì bố mẹ cần đưa bé đi khám để được chữa trị phù hợp. Với các bé chậm nói bình thường, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để dạy bé giao tiếp.

1. Tích cực nói chuyện với bé

Dù bé không thể nói hay phản ứng lại thì bố mẹ vẫn nên nói chuyện thường xuyên với bé. Việc này sẽ giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và ghi nhớ từ vựng. Đặc biệt, bố mẹ nên tích cực nói với bé mọi lúc mọi nơi. Khi đang làm bất cứ việc gì cũng nên mô tả cho bé hiểu. Không nên nói bằng giọng “nựng bé’ khiến bé khó bắt chước, hãy nói chuyện với bé từ từ, chậm rãi, rõ câu chữ để bé có thể bắt chước được.

Sử dụng hình ảnh trực quan giúp bé nhanh nhớ từ. (Ảnh minh họa)

Sử dụng hình ảnh trực quan giúp bé nhanh nhớ từ. (Ảnh minh họa)

2. Sử dụng hình ảnh trực quan

Một trong những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả là sử dụng hình ảnh trực quan. Khi bé nhìn thấy vật gì hoặc làm hành động gì thì bố mẹ hãy miêu tả sự việc bằng một hai từ đơn giản để giúp bé nhớ từ vựng và học cách phát âm.

Ví dụ: Mẹ có thể đưa cho bé quả bóng cho bé chơi và dạy bé nói “quả bóng”, liên tục sẽ nhanh giúp bé nhận thức được đó là quả bóng, ghi nhận và sau đó sẽ bật thành tiếng.

3. Trả lời bé

Mẹ nên quan sát để hiểu bé muốn nói gì. Đặc biệt khi bé nói chuyện, mẹ nên trả lời lại để khuyến khích bé tập nói.

4. Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Khi bé chậm nói, bé sẽ phát âm không chuẩn. Bố mẹ không nên bắt chước những câu đó vì dễ khiến bé hiểu nhầm là bé nói đúng. Cách dạy trẻ chậm nói tốt nhất là bố mẹ cần sửa để bé phát âm chuẩn. Bố mẹ chỉ cần kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần bé sẽ có tiến bộ.

5. Tiếp xúc với nhiều người

Dù trẻ con chưa thể nói chuyện được như người lớn nhưng chúng có ngôn ngữ riêng với nhau. Vì vậy mẹ hãy tạo cơ hội cho bé gặp gỡ bạn bè cùng tuổi để bé, hay đưa bé đi dã ngoại với những người bạn cùng tuổi của bé… để phát triển khả năng ngôn ngữ, giao tiếp.

6. Hạn chế cho bé xem ti vi, điện thoại

Xem tivi, điện thoại là cách tương tác một chiều không có hiệu quả cho bé tập nói. Vì vậy trong giai đoạn bé đang phát triển ngôn ngữ, bố mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng các thiết bị này và cố gắng dành nhiều thời gian nói chuyện, tương tác với bé.

7. Đọc sách, đọc truyện cho trẻ

Một trong những cách dạy trẻ chậm nói nữa là mẹ có thể kết hợp đọc sách, đọc truyện cho bé. Mẹ có thể ôm con vào lòng, cầm những cuốn sách, truyện có tranh vẽ và vừa đọc vừa chỉ vào những hình ảnh ngộ nghĩnh cho bé xem. Bằng cách này mẹ sẽ giúp con quen với vần điệu mới, nhiều từ mới hơn, tăng khả năng nói cho bé.

8. Không gượng ép

Mẹ không nên gượng ép bé nói, quá trình dạy con nói là 1 quá trình dài, cần theo thời gian. Đừng gượng ép bắt bé phải nói, hãy để thời gian cho bé tập quen, dần dần bé sẽ nói theo. Và khi bé nói mẹ không nên dành những hành động vô tay, khen ngợi con. Để dạy trẻ chậm nói cần dành rất nhiều thời gian, tâm huyết cho con, không thể nóng vội.

9. Dạy bé nói những từ đơn giản, từ đơn trước

Khi mới bắt đầu dạy trẻ chậm nói thì hãy bắt đầu với những từ đơn giản nhất, từ đơn trước. Ví dụ như các từ như mẹ, bà, cơm… để bé tập nói theo. Những từ đơn sẽ dễ dàng phát âm và ghi nhớ hơn. Đồng thời, kết hợp hình ảnh để giúp bé có hứng thú hơn.

Dạy bé những từ đơn trước (Ảnh minh họa)

Dạy bé những từ đơn trước (Ảnh minh họa)

Bài tập cho trẻ chậm nói

Ngoài những cách dạy bé chậm nói trên thì mẹ có thể kết hợp thêm bài tập cho trẻ chậm nói sau đây giúp con nhanh biết nói hơn.

1. Bài tập cho trẻ từ 2 - 5 tuổi

Bé 2 - 5 tuổi chậm nói mẹ chỉ cần dạy bé chu môi, bặm môi, há miệng thật to... để kích thích bé lấy hơi, phát âm.

Mẹ chỉ cần thực hiện cho bé bắt chước hay có thể chơi các trò chơi cùng bé như thổi bóng, thổi nến sinh nhật…

2. Bài tập cho trẻ chậm nói từ 5 tuổi trở nên

Bé từ 5 tuổi trở lên đã khá lớn, lúc này mẹ có thể áp dụng những bài tập sau:

- Bài tập: Chu môi

Bước 1: Chu môi trong 5 giây.

Bước 2: Giữ nguyên tư thế chu môi, di chuyển môi sang trái, sau đó di chuyển môi sang phải. Lặp lại bước 2 10 lần.

Cách dạy trẻ chậm nói nhanh bắt kịp bạn bè hiệu quả tại nhà - 4

- Bài tập: Nụ cười

Bước 1: Cười lộ răng và nướu, 2 hàm trên dưới cắn khít vào với nhau, không nheo mắt. Giữ trong 5 giây.

Bước 2: Thả lỏng toàn bộ cơ mặt.

Lặp lại 10 lần các động tác này.

- Bài tập: Đẩy hơi trong miệng

Bước 1: Hít sâu và phồng má, mím chặt môi giữ không khí trong má 5 giây.

Bước 2: Đẩy toàn bộ không khí trong miệng sang má trái, giữ trong vòng 5 giây. Sau đó chuyển toàn bộ không khí sang má phải, giữ trong vòng 5 giây. Lặp lại bước 2 10 lần.

- Bài tập : Bĩu môi

Bước 1: Bĩu môi trong vòng 5 – 10 giây.

Bước 2: Ngẩng đầu lên trong khi vẫn bĩu môi, giữ tư thế trong vòng 10 giây.

- Bài tập: Căng lưỡi

Bước 1: Há miệng thật to, lè lưỡi dài nhất có thể trong vòng 5 giây.

Bước 2: Di chuyển lưỡi sang bên phải. Kéo căng lưỡi hết mức có thể trong 5 giây.

Bước 3: Di chuyển lưỡi sang bên trái. Kéo căng lưỡi hết mức có thể trong 5 giây.

Bước 4: Di chuyển lưỡi về vị trí chính giữa, đẩy lưỡi xuống dưới (cố gắng chạm cằm), giữ trong vòng 5 giây.

Bước 5: Di chuyển lưỡi lên trên, cố gắng chạm mũi, giữ trong vòng 5 giây.

- Bài tập: Di chuyển hàm

Bước 1: Mở miệng càng rộng càng tốt.

Bước 2: Từ từ di chuyển hàm dưới phải. Sau đó di chuyển hàm từ phải qua trái, từ trái qua phải 10 lần sao cho càng nhanh càng tốt.

Bước 3: Chuyển về tư thế mở miệng ở bước 1. Sau đó từ từ di chuyển hàm lên xuống càng nhanh càng tốt (mở miệng và đóng miệng nhưng hai hàm răng không chạm vào nhau).

Hành trình gian nan nhưng ngọt ngào của mẹ Hà Nội quyết đi tìm tiếng nói cho con Hành trình gian nan nhưng ngọt ngào của mẹ Hà Nội quyết đi tìm tiếng nói cho con 22 tháng tuổi, Gia Nghĩa vẫn chưa biết nói. Cho con đi khám, chị Hiền rụng rời khi nghe bác sĩ chẩn đoán. Bấm xem >>

Từ khóa » Dạy Trẻ Lười Nói