Tổng Hợp Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà Hiệu Quả - Cửa Sổ Vàng

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là sự ra đời của các thiết bị điện tử. Trẻ em được tiếp xúc với smartphone, ipad quá sớm vừa có lợi lại vừa có hại. Những đứa trẻ cả ngày tiếp xúc với màn hình, thị lực bị suy giảm, trở nên lì hơn, chậm nói. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển, con không theo kịp các bạn đồng trang lứa khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.

Trẻ chậm nói có biểu hiện như thế nào?

Trẻ biết nói sớm hay muộn tùy vào sự phát triển của từng bé nhưng ở mỗi lứa tuổi con cần đạt được những kỹ năng ngôn ngữ nhất định. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì rất có khả năng trẻ đang bị chậm nói hơn so với các bạn.

  • 12 tháng tuổi nhưng không biết sử dụng các ký hiệu như dùng ngón tay để chỉ trỏ hoặc học vẫy tay bye bye.
  • 18 tháng tuổi vẫn thích dùng ngôn ngữ ký hiệu hơn là nói, gặp khó khăn khi bắt chước âm thanh.

Trẻ 18 tháng tuổi gặp khó khăn trong việc bắt chước âm thanh

  • 24 tháng tuổi chỉ có thể bắt chước cách nói, hành động mà không tự tạo ra các từ hoặc cụm từ.
  • Chỉ nói một vài âm thanh, lời nói lặp lại, không thể sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt nhiều hơn nhu cầu của mình.
  • Có tông giọng không bình thường (chẳng hạn như nghe có vẻ thô bạo hoặc giọng mũi).

Càng lớn vốn từ của bé càng nhiều, phát âm rõ ràng, câu nói cũng dài hơn và có khả năng hiểu được người lớn nói. Trong trường hợp em bé 18 tháng tuổi mà chưa phát âm được 2 từ, phản ứng chậm với ngôn ngữ hoặc ngoảnh lại khi được gọi thì chứng tỏ bé có dấu hiệu chậm nói.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chậm nói ở trẻ, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Do cấu trúc vòm miệng, lưỡi của bé không phát triển bình thường.
  • Do khuyết tật trong phối hợp giữa não với môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh.
  • Các vấn đề về thính giác cũng liên quan đến bệnh chậm nói. Thính giác kém, bé không nghe thấy người lớn nói kéo theo khả năng phát triển ngôn ngữ kém.
  • Nguyên nhân về tinh thần cũng ảnh hưởng đến hoạt động nói ở trẻ. Bé có thể bị sang chấn tâm lý, shock, sợ hãi, … thế nhưng nhiều bậc phụ huynh không để ý đến vấn đề này dẫn đến việc chậm nói.
  • Trẻ mắc bệnh tự kỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm nói.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Để giải quyết những lo lắng của bố mẹ bài viết xin cung cấp cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, hiệu quả.

    • Sử dụng các âm thanh đơn giản: Đối với những trẻ bắt đầu tập nói, bố mẹ nên thường xuyên dạy con những từ đơn giản như: ba, mẹ, bà, mẹ, … Trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. Nếu trẻ làm tốt nên khen ngợi trẻ để cổ vũ tinh thần còn chưa được thì bạn hãy nhắc lại một lần nữa thật rõ ràng.
    • Nói chậm để bé hiểu: Trẻ mới học nói chưa có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng vì vậy khi nói chuyện với con, bố mẹ cần nói chậm, rõ ràng để bé có thể tiếp nhận, xử lý thông tin. Khi yêu cầu trẻ lặp lại câu nói bạn cần phải kiên nhẫn bởi chắc chắn trẻ sẽ nói sai rất nhiều lần.
  • Chơi với con nhiều hơn: Dù bố mẹ có bận rộn đến mấy cũng hãy dành thời gian của mình để nói chuyện, chơi với con. Đừng để bé làm bạn với smartphone, tivi, … chúng không thể thay bạn chăm sóc hay hiểu được con cần gì. Trong quá trình vui chơi bố mẹ có thể sử dụng các câu hỏi đáp đơn giản, khen ngợi, … Đây là cách dạy trẻ chậm nói mang tính cơ bản nhất, bố mẹ nên áp dụng.
  • Đọc sách cho trẻ nghe: Những cuốn sách với hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng là cách trị liệu rất tốt cho bệnh chậm nói ở trẻ. Bất kỳ em bé nào cũng thích được bố mẹ đọc truyện cho nghe. Hoạt động này góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ đồng thời giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái.
  • Kết hợp các cử chỉ tay: Sử dụng các động tác tay cũng là một cách để trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy dạy bé khi tạm biệt thì vẫy tay, người lớn đưa đồ cho thì dùng 2 tay để nhận, … đây cũng là những kỹ năng xã hội cơ bản bé cần được học.
  • Giới thiệu các từ ngữ mới: Liên tục bổ sung từ mới cho bé để tăng vốn từ vựng.
  • Khuyến khích giao tiếp bằng mắt: Khi bạn nói chuyện với con hãy cố gắng hướng sự chú ý của con vào mình. Hành động này tạo sự tự tin khi giao tiếp cho trẻ. Tự tin hơn, trẻ cũng sẽ nói nhiều hơn.

Chậm nói làm cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng của bé. Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu và thực hiện trị liệu. Cách dạy trẻ chậm nói có rất nhiều, mỗi phương pháp sẽ mang lại hiệu quả riêng. Hãy kiên trì thực hiện thường xuyên đồng thời có thể kết hợp các phương pháp với nhau để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chậm nói.

ShareTweetPinShare0 Shares

Từ khóa » Dạy Trẻ Lười Nói