Cách để Biết Khi Nào Cần Trợ Tử Cho Mèo - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 9.582 lần.
Trong bài viết này: Đánh giá tình trạng thể chất của mèo Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y Ra quyết định Bài viết có liên quan Tham khảoCó lẽ đây là quyết định khó khăn nhất mà mọi chủ nuôi mèo phải đối mặt: liệu đã đến lúc để cho người bạn bốn chân yêu dấu của mình ra đi hay chưa. Đề tài này thường khiến người ta đau lòng, nhưng nếu nghĩ đến điều tốt nhất cho thú cưng thì bạn cần quyết định một cách lý trí. Khi quyết định xem liệu việc cho mèo chết êm ái có phải là chọn lựa đúng đắn không, bạn cần cân nhắc tình trạng thể chất và tinh thần của mèo cũng như chất lượng cuộc sống của nó một cách toàn diện.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Đánh giá tình trạng thể chất của mèo
Tải về bản PDF-
- Một trường hợp khác là mèo có ăn nhưng thường xuyên nôn ra. Cả hai trường hợp trên đều đáng lo ngại và dẫn đến tình trạng mèo sụt cân. Bản thân hiện tượng sụt cân không phải là chỉ dấu cho việc trợ tử, nhưng nếu chỉ số cơ thể của mèo rơi xuống mức 1,5/5 thì chú mèo sẽ yếu sức và thiếu năng lượng.
- Nếu không có hy vọng mèo tăng cân trở lại, bạn phải cân nhắc đến việc cho mèo chết không đau đớn. Nếu chỉ số cơ thể của mèo thấp hơn nữa, đến 1/5, thì đã đến lúc phải để chú mèo ra đi.
1 Xem xét cân nặng và khả năng ăn uống của mèo. Thức ăn là thứ thiết yếu của sự sống. Nếu bị đau đớn (đau răng, viêm khớp và đau bụng là tình trạng phổ biến nhất ở những chú thú cưng đã già) thì mèo sẽ ăn uống khó khăn do bị đau khi đứng dậy hoặc khi ăn.[1] -
- Mức 1: Xương sườn, xương sống và xương chậu nhô ra ngoài thấy rõ, ngay cả khi nhìn từ xa. Mèo không có mỡ trên cơ thể và trông gầy còm ốm đói.
- Mức 2: Xương sườn, xương sống và xương chậu có thể sờ được dễ dàng. Từ trên nhìn xuống, mèo có eo rõ rệt. Bụng mèo hóp vào khi nhìn từ bên cạnh. Mèo trông gầy gò.
- Mức 3: Xương sườn và xương sống có thể sờ được nhưng không nhìn thấy. Mèo hơi có eo khi nhìn từ trên xuống và nhìn ngang, nhưng bụng không sa xuống khi nhìn từ bên cạnh. Mèo có thân hình lý tưởng.
- Mức 4: Khó xác định vị trí xương sườn và xương sống. Bụng có dạng quả lê khi nhìn từ trên xuống và sa xuống khi nhìn từ bên cạnh. Mèo có thể được mô tả là mập mạp hoặc mũm mĩm.
- Mức 5: Những vị trí có xương bị mỡ bao phủ. Có lớp mỡ dày ở ngực và bụng. Thân hình có dáng oval. Mèo bị béo phì.
2 Xác định chỉ số cơ thể của mèo. Chỉ số cơ thể là một phương pháp đánh giá đơn giản về mức độ gầy hoặc béo của mèo. Phương pháp đánh giá này bao gồm thang đo từ 1 đến 5, với mức 5 là béo phì và mức 1 là gầy gò. Chỉ số lý tưởng là ở mức 3. -
- Những chú mèo bị đau sẽ không đứng dậy trừ khi cần thiết. Chúng thường trì hoãn uống nước lâu hơn và dễ bị mất nước, từ đó tạo áp lực lên thận và khiến chúng buồn nôn và càng không khỏe vì độc tố tích tụ.
- Dĩ nhiên là bạn có thể chuyển bát nước vào tầm với của mèo, nhưng nguyên tắc ở đây là mèo phải có đủ khả năng di chuyển một đoạn ngắn mà không đau đớn. Nếu không được như vậy thì chất lượng cuộc sống của mèo là đáng ngại, và bạn có thể cân nhắc đến cái chết êm ái cho mèo.
3 Quan sát xem mèo có khả năng đi đến bát nước uống không. Mèo già cần uống nước nhiều hơn mèo trẻ và khỏe mạnh. Lý do là vì chức năng thận của chúng thường phải phụ thuộc vào nước để đào thải độc tố khỏi cơ thể. Mèo sẽ phải có đủ khả năng di chuyển để đứng dậy và đi đến bát nước mà sự khó chịu chỉ ở mức độ tối thiểu. -
- Tất nhiên, những sự cố thỉnh thoảng xảy ra không phải là lý do để hành động, nhưng nếu mèo bị tiêu chảy liên miên, hoặc không kiểm soát được bàng quang đến mức khiến bộ lông bốc mùi thì nó sẽ rất khổ sở. Nếu một chú mèo từng được huấn luyện đi vệ sinh bắt đầu làm bẩn trong nhà thì đó cũng là lý do để lo ngại.
- Tuy nhiên, trước khi quyết định cho mèo chết không đau đớn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ thú y xem có thể dùng thuốc giảm đau cho mèo không, hoặc thử thay khay cát vệ sinh bằng khay có thành thấp hơn. Mèo bị viêm khớp sẽ gặp khó khăn khi bước vào khay cát có thành dốc, vì thế chúng có thể chọn cách đi ra sàn cho dễ hơn.
- Tương tự, các khớp xương đau cứng có thể khiến mèo không muốn di chuyển đến phòng khác. Bạn có thể thử cho mèo uống thuốc giảm đau để giải quyết thói quen xấu này.
4 Lưu ý nếu mèo bắt đầu làm bẩn lông. Mèo là một sinh vật thich sạch sẽ và tự hào với bộ lông bóng mượt. Chúng có nhu cầu cơ bản là tự làm sạch. Nếu mèo không thể giữ cho bộ lông sạch sẽ thì phẩm giá của chúng cũng bị tổn hại, và việc duy trì sự sống cho mèo là điều đáng nghi ngờ về mặt đạo đức.[2] -
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhìn sự việc ở mặt khác. Một chú mèo có bộ lông bóng mượt được chải chuốt kỹ là chú mèo vẫn hãnh diện về vẻ ngoài của mình và đủ khỏe mạnh để làm việc này. Nếu điều này mô tả đúng chú mèo của bạn thì có lẽ nó chưa đến lúc phải ra đi.
- Tất nhiên, nếu mèo gặp khó khăn khi tự chải chuốt, chính bạn có thể làm nên sự khác biệt lớn cho nó. Một chú mèo già có bộ lông bù xù được chủ chải lông giúp sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân hơn.
5 Xem xét khả năng tự chải chuốt của mèo. Thiếu chải chuốt có thể là một dấu hiệu cho thấy lưng mèo bị cứng, hoặc mèo ngủ nhiều hơn nên không chăm chút đến bộ lông đúng mức. Tuy nhiên, bạn đừng hoảng hốt nếu mèo chỉ có duy nhất thói tật này, có khả năng là chú mèo của bạn sẽ ổn sau một thời gian. -
- Cơn đau có thể làm căng cơ, và chú mèo thường hay cong mình lên hơn, bộ dạng co quắp thay vì nằm nghiêng duỗi chân thoải mái. Mèo bị đau cũng thường dễ nổi nóng và cáu bẳn. Vì vậy, bạn hãy chú ý sự thay đổi tính khí ở mèo, chẳng hạn như mèo đang hiền hòa bỗng hay khè và dễ cáu.
- Tất nhiên là có nhiều mức độ đau khác nhau và sức chịu đựng của mỗi chú mèo cũng khác nhau. Khi quyết định liệu đã đến lúc cho mèo ra đi hay chưa, bạn cần xét xem thời gian mèo đau đớn khổ sở có dài hơn nhiều so với thời gian mèo cảm thấy dễ chịu không.
6 Xác định xem liệu mèo của bạn có thể ngủ mà không đau đớn không. Yếu tố này rất quan trọng. Điều cơ bản cần thiết là mèo phải ngủ và nghỉ ngơi được mà không bị gián đoạn vì cơn đau. Mèo bị đau thường bồn chồn và cho thấy các dấu hiệu như quất đuôi qua lại hoặc hai tai ép sát ra phía sau đầu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y
Tải về bản PDF-
- Bác sĩ cũng đã quen biết bạn, và điều này sẽ giúp cho cuộc thảo luận trung thực và trọn vẹn hơn khi bàn về phương án tốt nhất cho mèo cưng của bạn.
1 Thảo luận với bác sĩ thú y. Đừng quên là còn có bác sĩ thú y để cho bạn lời khuyên. Trường hợp lý tưởng là mèo của bạn đã đến bác sĩ thú y nhiều năm, vì bác sĩ đã theo dõi suốt cuộc đời của mèo và biết được bộ dạng và hành vi bình thường của nó.[3] -
- Bác sĩ thú y có thể đề nghị bạn đem mèo đến bệnh viện, thay đổi liều lượng thuốc hoặc đổi thuốc khác. Bác sĩ cũng sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho chú mèo của bạn trước khi đặt vấn đề trợ tử cho mèo.
- Khi có dấu hiệu đáng lo ngại đầu tiên, việc trao đổi với bác sĩ không thất thiết là để cho mèo chết êm ái mà chỉ là tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất cho mèo.
2 Gọi cho bác sĩ thú y khi thấy dấu hiệu đầu tiên. Nếu mèo của bạn đang dùng thuốc thường xuyên và bác sĩ quen thuộc với nó, bạn nên gọi cho bác sĩ kể về dấu hiệu đáng lo ngại đầu tiên. -
- Cũng như trên, bước này không có nghĩa là bạn phải cho mèo chết không đau đớn mà chỉ là để cho bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo và bạn có thời gian trực tiếp thảo luận với bác sĩ.
- Điều này sẽ cho phép bạn nhận được ý kiến trung thực về sức khỏe của mèo, và nếu chưa phải lúc cho mèo ra đi, bạn cũng có một tiêu chí để đánh giá tình trạng suy nhược của mèo sau này.
3 Hẹn gặp bác sĩ thú y để đưa mèo đến khám. Nếu lâu nay mèo không được khám và bây giờ bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mèo, hãy hẹn gặp bác sĩ để đưa mèo đi khám. -
- Vai trò của bác sĩ thú y là kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật hoặc đau đớn mà con vật phải chịu đựng hoặc sắp phải chịu đựng và giúp bạn chọn lựa phương án điều trị. Thật đáng buồn, cái chết êm ái đôi khi được xem là "phương pháp điều trị" thích hợp nếu không thể giảm nhẹ đau đớn cho mèo bắng thuốc men hoặc các biện pháp khác.
- Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như mức nước trong cơ thể, tình trạng thể chất và các dấu hiệu đau của mèo. Bác sĩ cũng sẽ xử lý các vấn đề như thiếu máu hoặc ung thư, dấu hiệu cho thấy rằng mèo ít có khả năng đáp ứng với việc điều trị. Mèo của bạn cũng sẽ được đánh giá khả năng vận động và trạng thái tinh thần.
4 Biết rằng bác sĩ sẽ nhìn vào các dấu hiệu nào để cân nhắc đến việc trợ tử cho mèo. Có hai yếu tố để quyết định việc trợ tử. Yếu tố thứ nhất là về thể chất, và yếu tố thứ hai thuộc về tinh thần. - 5 Hiểu rằng bác sĩ chỉ mong muốn điều tốt nhất cho mèo của bạn. Công việc của họ là đảm bảo cho các con vật không bị đau đớn, và nếu mèo có vấn đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của nó và ít có cơ hội cải thiện, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu điều này và hướng dẫn bạn ra quyết định đúng đắn.[4]
-
- Biết rằng điều này có thể xảy ra, (và bác sĩ biết điều đó), vì vậy bạn hãy nói thật với bác sĩ và mô tả biểu hiện của mèo khi ở nhà. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định đúng.
- Nhớ rằng có một số yếu tố, chẳng hạn như suy yếu do tuổi tác, tốt nhất là nên được chủ nuôi thú cưng đánh giá thay vì dựa vào bác sĩ thú y trong 10 phút tư vấn.
6 Hãy trung thực với bác sĩ thú y về tình trạng của mèo. Trong một số trường hợp, những chú mèo có vẻ mệt mỏi khi ở nhà bỗng lại khỏe khoắn hơn khi đến phòng khám. Điều này đơn giản chỉ là do căng thẳng.
Ra quyết định
Tải về bản PDF- 1 Lập một danh sách khi bạn bình tĩnh. Cho dù mèo vẫn còn khỏe, bạn hãy liệt kê những yếu tố mà bạn cảm thấy không chấp nhận được nếu mèo bắt đầu hoặc ngừng các biểu hiện đó. Bản liệt kê có thể bao gồm các mục như mèo không còn tự chải chuốt, không ăn hoặc thường xuyên làm bẩn thảm và đồ đạc. Bản liệt kê trên sẽ giúp bạn dễ nhận biết khi nào mèo bắt đầu có những biểu hiện đó.[5]
-
- Một chú mèo già hoặc bệnh tật sẽ có những ngày tốt và ngày xấu, nhưng nếu sự cân bằng tổng thể là tích cực và ngày "xấu" chưa bao giờ trở nên đau đớn khủng khiếp thì bạn có lý do để duy trì sự sống cho mèo. Tuy nhiên rồi cũng sẽ đến lúc điều xấu áp đảo điều tốt.
- Điểm tới hạn có thể xảy ra khi mèo không còn đáp ứng với thuốc giảm đau hoặc bạn nhận thấy tình trạng vệ sinh của mèo tồi tệ đi. Mặc dù mỗi chú mèo một khác, khi chất lượng cuộc sống trở nên không chấp nhận được thì nghĩa là đã đến điểm tới hạn.
- Một khi đã đến điểm tới hạn, cái chết êm ái có thể là điều nhân đạo nhất dành cho chú mèo của bạn.
2 Tìm điểm tới hạn. Cuộc sống là sự cân bằng. Đôi khi sự việc lúc này diễn ra trơn tru, lúc khác lại không như ý, nhưng đến cuối cùng mọi việc cần phải cân bằng. Cuộc sống của những chú mèo cũng không khác với sự thật này là mấy. - 3 Cố gắng cân bằng mọi yếu tố. Bản chất của các quyết định khó khăn chính là ở chỗ chúng không rõ ràng. Xét về sự cân bằng, một yếu tố lớn (như mèo bị đột quỵ) có thể không quan trọng bằng nhiều yếu tố nhỏ hơn gộp lại (như mèo không còn chải chuốt, bắt đầu làm bẩn và sụt cân).[6]
- 4 Xem xét chất lượng sống của mèo. "Chất lượng sống" là cụm từ thường được nhắc đến nhiều trong việc trợ tử cho động vật. Cũng như các yếu tố thể chất, chẳng hạn như đau đớn, chất lượng sống có thể là một khái niệm trừu tượng bao gồm các yếu tố như niềm vui trong cuộc sống của mèo. Việc cân nhắc chất lượng sống của mèo sẽ giúp bạn đi đến quyết định nhân đạo.[7]
- 5 Ưu tiên chất lượng hơn số lượng trong cuộc sống. Một khái niệm hữu ích mà bạn cần nhớ trong đầu là “chất lượng cuộc sống, không phải số lượng của cuộc sống”. Nếu bạn quyết định duy trì sự sống cho mèo, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng mèo có cuộc sống đáng để sống. Nếu mèo của bạn đau đớn không ngừng thì có lẽ cái chết êm ái là tốt hơn cho nó, vì chất lượng sống của mèo là không có.[8]
- 6 Tin vào trực giác của bạn. Tin vào trực giác là lời khuyên khôn ngoan trong việc quyết định cho mèo ra đi không đau đớn. Bạn hiểu rõ mèo cưng của mình, và nhiều khả năng là nếu bạn nghĩ rằng mèo đang chịu đựng khổ sở thì có lẽ đúng là thế. Không có người chủ nào muốn nói lời từ biệt với thú cưng của mình, nhưng bạn cần đặt lợi ích của mèo lên trên cảm xúc của bạn. Bạn có thể cảm nhận được khi nào thì đã đến lúc.[9]
-
- Thứ hai, thà rằng bạn để cho mèo ra đi sớm còn hơn là không làm gì và chứng kiến mèo suy sụp. Chủ nuôi mèo thường không xem nhẹ việc trợ tử cho mèo, và nếu ý nghĩ cho mèo chết êm ái đến trong đầu bạn thì rất có thể là chú mèo của bạn đang hoặc sắp phải chịu đựng khổ sở.
- Cuối cùng, hãy nhớ rằng chú mèo đã cho bạn tình yêu và lòng thương mến trong suốt cuộc đời chúng, và khi chất lượng sống của chúng không còn, bạn không hề ích kỷ khi quyết định nói lời từ biệt và giúp chúng kết thúc cuộc đời một cách đàng hoàng.
7 Đừng cắn rứt vì bạn đã ra quyết định đúng. Điều đầu tiên bạn cần nhớ là, khi quyết định cho mèo ra đi êm ái, bạn không giết nó, cũng không làm thay chúa trời. Những ý nghĩ như vậy hoàn toàn không ích gì. Thực ra, bạn đã có quyết định tích cực để giúp mèo không bị đau đớn, khó chịu và khổ sở không đáng có.
Lời khuyên
- Hiện tượng thỉnh thoảng mèo trở lại trạng thái bình thường không phải là lý do để trì hoãn việc trợ tử cho những chú mèo sụt cân, làm vấy bẩn và không còn muốn bầu bạn với con người.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểVuốt ve mèo đúng chỗ Cách đểXác định Giới tính của Mèo Cách đểCứu mèo con hấp hối Cách đểTrấn an Mèo đến Thời kỳ Động dục Cách đểKhiến mèo quen và yêu quý bạn Cách đểKhiến mèo con ngừng kêu Cách đểĐuổi Mèo Cách đểHạ sốt cho Mèo Cách đểNgăn chặn mèo đực xịt nước tiểu Cách đểKích thích Mèo con Đi vệ sinh Cách đểRèn luyện kỷ luật cho mèo Cách đểNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.americanhumane.org/fact-sheet/euthanasia-making-the-decision/
- ↑ http://www.americanhumane.org/fact-sheet/euthanasia-making-the-decision/
- ↑ http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/how-to-say-goodbye
- ↑ http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/how-to-say-goodbye
- ↑ http://pets.webmd.com/features/put-pet-to-sleep#1
- ↑ http://www.americanhumane.org/fact-sheet/euthanasia-making-the-decision/
- ↑ http://www.petmd.com/blogs/fullyvetted/2009/march/ten-ways-you-know-its-time-euthanize-your-pet-6745
- ↑ http://www.petmd.com/blogs/fullyvetted/2009/march/ten-ways-you-know-its-time-euthanize-your-pet-6745
- ↑ http://www.petmd.com/blogs/fullyvetted/2009/march/ten-ways-you-know-its-time-euthanize-your-pet-6745
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Natalie Punt, DVM Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 9.582 lần. Chuyên mục: Mèo Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Hà Lan Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểVuốt ve mèo đúng chỗCách đểXác định Giới tính của MèoCách đểCứu mèo con hấp hốiCách đểTrấn an Mèo đến Thời kỳ Động dụcTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Mèo
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--419Từ khóa » Thuốc An Tử Cho Mèo
-
Tiêm Trợ Tử Cho Chó Mèo Và Những Điều Cần Biết - Pety
-
Tìm Hiểu Về Tiêm Nhân đạo Thuốc Trợ Tử Cho Chó Mèo | Pet Mart
-
Trợ Tử Chó Mèo - Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết
-
4 Bước Thực Hiện Án Tử Cho Thú Cưng (Chó - Mèo)
-
Thuốc Trợ Tử Cho Mèo Giá Bao Nhiều - Xây Nhà
-
Phương Pháp Tiêm Trợ Tử Hai Mũi Cho Thú Cưng: Những điều Cần Biết
-
Trạm Cứu Hộ Chó Mèo Hà Nội - Facebook
-
TOP 8 【 Thuốc Ngủ Cho Chó Mèo 】 An Toàn, Hiệu Quả Nhất
-
Chỉ Phi Tiêm Thuốc Trợ Tử Cho Mèo - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Dịch Vụ An Tử Thú Cưng Tại Nhà - VnExpress Đời Sống
-
Trợ Tử Thú Y ( Euthanasia) | Vetshop.VN
-
Thuốc An Tử Hoạt động để đưa Thú Cưng Của Tôi đến Cái Chết Như Thế ...
-
Euthanasia - Trợ Tử Cho Mèo | Hanoi Petcare - Chien Vet
-
Clip: Nhân Viên Tiêm Thuốc Trợ Tử Thú Cưng Lấy đi Nước Mắt Hàng Trăm ...