Chỉ Phi Tiêm Thuốc Trợ Tử Cho Mèo - Mới Cập Nhập - Update Thôi
Có thể bạn quan tâm
Theo đà phát triển của khoa học, rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp trị liệu tân kỳ mà trước đây chỉ dành riêng cho y khoa, ngày nay được thấy đem sử dụng nhan nhản bên thú y.
Tuy nhiên cũng có một vấn đề rất gây cấn, tuy bị chống đối và đã kích dữ dội khắp mọi nơi, bị lên án kịch liệt và hầu như bị ngăn cấm tại hầu hết các quốc gia Tây phương nhưng lại được cho phép áp dụng rất dễ dàng bên phía thú y, đó là việc TRỢ TỬ.
Euthanasia: Trợ tử thú y
Ngày nay tại các quốc gia Âu Mỹ, chó và mèo được xem như những thành viên trong gia đình và tình cảm mà con người dành cho chúng đôi khi cũng không kém gì tình cảm họ dành cho con cháu trong nhà.
Một mai vì một lý do gì đó, chẳng hạn như con vật bị thương tật đau đớn hoặc mắc phải một chứng bệnh nan y khó chữa trị được hoặc chi phí chữa trị quá tốn kém nhưng không chắc gì có được kết quả mong muốn, trong trường hợp này người chủ phải can đảm, gạt lệ, đắn đo giữa tình cảm và túi tiền để nghĩ đến giải pháp trợ tử hầu có thể giải phóng con thú bất hạnh sớm thoát khỏi các khổ đau cơ cực một cách vĩnh viễn.
Đây là một quyết định rất khó xử chớ không đơn giản chút nào hết!
Đối với một số người, nhất là các cụ lớn tuổi, đơn côi, thường sống với con chó hoặc con mèo thì sự ra đi của của con vật chí thân sẽ gây nơi họ ra một cái shock mãnh liệt, khiến cho họ buồn khổ vô ngần chẳng khác gì lúc phải thọ tang một người thân trong gia đình.
Trợ tử thú y là gì?
Trợ tử thú y là phương pháp trợ tử ở thú, giúp cho con vật chết một cách êm ái nhẹ nhàng trong tình yêu thương của người chủ và cũng nhằm mục đích để giúp nó khỏi kéo dài lê thê sự đau đớn về thể xác do một chứng bệnh nan y hay một tai nạn nào đó gây nên.
Tại các quốc gia Tây phương, vấn đề trợ tử phải do BSTY thực hiện. Thường là tiêm thuốc mê hoặc thuốc ngủ với liều lượng cao.
Hình như danh từ trợ tử thường hay bị lạm dụng bên thú y. Đó là việc trợ tử cả trăm ngàn heo bò dê cừu bằng đủ mọi cách để chận đứng sự lan truyền của bệnh long móng lở mồm (FMD) ở Anh quốc năm 2002 cũng như việc trợ tử hằng triệu gà vịt ở Canada bằng carbon dioxide (C02) để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tại Fraser Valley, British Columbia, Canada vào năm 2004 vừa qua.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ trích rằng phương pháp trợ tử của cơ quan CFIA Canada thật sự ra không đạt được kết quả mong muốn 100% một cách nhanh chóng như cơ quan nầy đã từng tuyên bố. Bởi lý do vừa kể, sự đau đớn của một số gia cầm bị kéo dài ra một cách vô ích.
Kinh nghiệm bản thân
Lúc còn dạy học tại Viện đại học Cần thơ khoảng 1973-1974, mỗi năm để chuẩn bị mẫu vật thực tập cho môn cơ thể học, tác giả thường nhờ các em sinh viên đi lùng mua chó và bán lại cho Đại học. Trung bình đâu lối chục con cho mỗi niên khóa.
Tại trường, các chó đều bị tiêm một mũi thuốc vào mạch, có khi vào tim. Khi con vật chết rồi thì chúng được tiêm rất nhiều formol vào khắp cơ thể để giữ xác khỏi bị thối rữa. Đây có thể nói trợ tử vì khoa học.
Vào những năm 80 lúc phải đi học lại tại Đại Học Montréal trong giờ clinique, tác giả cũng thường chứng kiến và tiếp tay với mấy ông thầy để trợ tử chó của khách hàng mang đến trường đại học trợ tử tại St Hyacinthe, Québec. Thuốc sử dụng thường là T61 hoặc Euthanyl.
Tại Canada hiện nay giá tiền trợ tử một con chó cũng phải từ 100$ trở lên tùy theo trọng lượng của con vật.
Hồi tưởng lại chuyện xưa sao thấy hồi đó mình…ác quá vậy cà.
Tác giả tự hỏi không biết hiện giờ bên nhà có áp dụng trợ tử thú y hay không hay người ta chỉ nghĩ là vật dưỡng nhân mà thôi nên số phận của chó mèo thường được chấm dứt trong nồi, cho khỏi phí của Trời và cũng đồng thời tiện bề sổ sách cho mọi người.
Phần người chủ: có thương thì phải có khổ
Những kỷ niệm êm đềm và những tình cảm kết tụ sau bao năm sống với nhau không dễ gì một sớm một chiều mà quên đi được.
Chúng ta muốn con vật thân yêu không bị đau đớn và sống mãi với ta, nhưng chúng ta không muốn chứng kiến cảnh mù lòa của nó, không muốn nghe nó rên rỉ, không muốn nhìn thấy nỗi bất công mà nó phải gánh chịu, v.v…
Chúng ta hy vọng có thể hoạch định được giây phút mà chúng ta sẽ mất nó đi một cách vĩnh viễn. Càng níu kéo dài sự sống của nó, chúng ta càng kéo dài sự đau đớn thể xác và làm chậm lại sự ra đi của nó.
Tuy biết vậy, nhưng trong thực tế rất khó cho chúng ta quyết định một cách dứt khoác được đến lúc nào cuộc sống của nó phải dừng lại.
Để giúp chúng ta có thể phán xét một cách sáng tỏ, chúng ta nên căn cứ vào một số dữ kiện sau đây:
- Dự đoán diễn tiến bệnh trạng hay pronostic của nó ra sao? Có hy vọng cải thiện không? Và đến mức độ nào? Trị liệu có kèm theo đau đớn không? Có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của nó không?
- Trong thời gian bao lâu chúng ta mới thấy được sự cải thiện và con vật có thể trở về nhà (trường hợp con vật đang nằm bệnh viện).
- Chúng ta tự hỏi xem chúng ta có đủ phương tiện và thời giờ để săn sóc nó tại nhà hay không?
- Con vật đau đớn đến mức độ nào (trong thực tế rất khó xét đoán).
- Nó có ăn uống được không?
- Có thở khó không?
- Nó có biểu lộ sự vui mừng khi gần gũi với con người và với các con vật khác hay không?
- Nó có thể tự di chuyển một mình được không hay chỉ nằm lì một chỗ?
Bạn đã quyết định được rồi chứ?
Nếu bạn đã thỏa thuận với BSTY về việc trợ tử con vật thân yêu thì sau đây là những điều cần thiết:
- Để cho việc trợ tử được kín đáo, nên lấy hẹn với phòng mạch thú y vào cuối giờ làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều.
- Nên thanh toán tiền trước để bạn có thể ra về một cách thoải mái sau khi xong việc.
- Bạn cần phải ký một mẫu đơn cho phép trợ tử, đồng thời bạn phải cho biết ý định là sẽ đem xác về hay giao xác luôn cho phòng mạch lo liệu hỏa thiêu.
- Bạn nên ở bên cạnh con vật đến phút cuối của nó.
Thú y sĩ thực hiện trợ tử
Thông thường có hai cách:
1) Tiêm vào tĩnh mạch chân một loại thuốc gây mê barbiturique như Thiopental (Nesdonal), Pentobarbital sodium (Euthanyl) hoặc T61.
2) Tiêm vào xoang bụng: tác dụng chậm hơn tiêm vào tĩnh mạch.
Trong bất cứ trường hợp nào, BSTY cũng phải nghe tim đến khi nó hoàn toàn ngưng đập. Đôi khi cơ vòng hậu môn hoặc cơ bọng đái giãn ra lúc con vật vừa mới chết kéo theo sự thải phân và nước tiểu ra ngoài. Các tiết vật khác cũng có thể tiết ra từ các lỗ thiên nhiên. Sau đó, theo thủ tục thì BSTY chia buồn cùng chủ nhân.
Thái độ của chủ nhân trước việc trợ tử
1. 60% cần phải có một thời gian để suy nghĩ kỹ và quyết định. 2. 71% hỏi ý kiến của BSTY để có thể quyết định. 3. 52% người chủ muốn chứng kiến việc trợ tử. 4. 75% cần biết rõ diễn tiến của việc trợ tử. 5. 90% muốn con vật của họ không đau đớn lúc trợ tử. 6. 75% muốn con vật thân yêu được vuốt ve và ân cần.
7. 80% cần phải bàn về vụ trợ tử nầy liên tiếp trong nhiều ngày sau khi con vật đã chết.
Có lẽ đây là quyết định khó khăn nhất mà mọi chủ nuôi mèo phải đối mặt: liệu đã đến lúc để cho người bạn bốn chân yêu dấu của mình ra đi hay chưa. Đề tài này thường khiến người ta đau lòng, nhưng nếu nghĩ đến điều tốt nhất cho thú cưng thì bạn cần quyết định một cách lý trí. Khi quyết định xem liệu việc cho mèo chết êm ái có phải là chọn lựa đúng đắn không, bạn cần cân nhắc tình trạng thể chất và tinh thần của mèo cũng như chất lượng cuộc sống của nó một cách toàn diện.
-
1
Xem xét cân nặng và khả năng ăn uống của mèo. Thức ăn là thứ thiết yếu của sự sống. Nếu bị đau đớn (đau răng, viêm khớp và đau bụng là tình trạng phổ biến nhất ở những chú thú cưng đã già) thì mèo sẽ ăn uống khó khăn do bị đau khi đứng dậy hoặc khi ăn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Một trường hợp khác là mèo có ăn nhưng thường xuyên nôn ra. Cả hai trường hợp trên đều đáng lo ngại và dẫn đến tình trạng mèo sụt cân. Bản thân hiện tượng sụt cân không phải là chỉ dấu cho việc trợ tử, nhưng nếu chỉ số cơ thể của mèo rơi xuống mức 1,5/5 thì chú mèo sẽ yếu sức và thiếu năng lượng.
- Nếu không có hy vọng mèo tăng cân trở lại, bạn phải cân nhắc đến việc cho mèo chết không đau đớn. Nếu chỉ số cơ thể của mèo thấp hơn nữa, đến 1/5, thì đã đến lúc phải để chú mèo ra đi.
-
2
Xác định chỉ số cơ thể của mèo. Chỉ số cơ thể là một phương pháp đánh giá đơn giản về mức độ gầy hoặc béo của mèo. Phương pháp đánh giá này bao gồm thang đo từ 1 đến 5, với mức 5 là béo phì và mức 1 là gầy gò. Chỉ số lý tưởng là ở mức 3.
- Mức 1: Xương sườn, xương sống và xương chậu nhô ra ngoài thấy rõ, ngay cả khi nhìn từ xa. Mèo không có mỡ trên cơ thể và trông gầy còm ốm đói.
- Mức 2: Xương sườn, xương sống và xương chậu có thể sờ được dễ dàng. Từ trên nhìn xuống, mèo có eo rõ rệt. Bụng mèo hóp vào khi nhìn từ bên cạnh. Mèo trông gầy gò.
- Mức 3: Xương sườn và xương sống có thể sờ được nhưng không nhìn thấy. Mèo hơi có eo khi nhìn từ trên xuống và nhìn ngang, nhưng bụng không sa xuống khi nhìn từ bên cạnh. Mèo có thân hình lý tưởng.
- Mức 4: Khó xác định vị trí xương sườn và xương sống. Bụng có dạng quả lê khi nhìn từ trên xuống và sa xuống khi nhìn từ bên cạnh. Mèo có thể được mô tả là mập mạp hoặc mũm mĩm.
- Mức 5: Những vị trí có xương bị mỡ bao phủ. Có lớp mỡ dày ở ngực và bụng. Thân hình có dáng oval. Mèo bị béo phì.
-
3
Quan sát xem mèo có khả năng đi đến bát nước uống không. Mèo già cần uống nước nhiều hơn mèo trẻ và khỏe mạnh. Lý do là vì chức năng thận của chúng thường phải phụ thuộc vào nước để đào thải độc tố khỏi cơ thể. Mèo sẽ phải có đủ khả năng di chuyển để đứng dậy và đi đến bát nước mà sự khó chịu chỉ ở mức độ tối thiểu.
- Những chú mèo bị đau sẽ không đứng dậy trừ khi cần thiết. Chúng thường trì hoãn uống nước lâu hơn và dễ bị mất nước, từ đó tạo áp lực lên thận và khiến chúng buồn nôn và càng không khỏe vì độc tố tích tụ.
- Dĩ nhiên là bạn có thể chuyển bát nước vào tầm với của mèo, nhưng nguyên tắc ở đây là mèo phải có đủ khả năng di chuyển một đoạn ngắn mà không đau đớn. Nếu không được như vậy thì chất lượng cuộc sống của mèo là đáng ngại, và bạn có thể cân nhắc đến cái chết êm ái cho mèo.
-
4
Lưu ý nếu mèo bắt đầu làm bẩn lông. Mèo là một sinh vật thich sạch sẽ và tự hào với bộ lông bóng mượt. Chúng có nhu cầu cơ bản là tự làm sạch. Nếu mèo không thể giữ cho bộ lông sạch sẽ thì phẩm giá của chúng cũng bị tổn hại, và việc duy trì sự sống cho mèo là điều đáng nghi ngờ về mặt đạo đức.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Tất nhiên, những sự cố thỉnh thoảng xảy ra không phải là lý do để hành động, nhưng nếu mèo bị tiêu chảy liên miên, hoặc không kiểm soát được bàng quang đến mức khiến bộ lông bốc mùi thì nó sẽ rất khổ sở. Nếu một chú mèo từng được huấn luyện đi vệ sinh bắt đầu làm bẩn trong nhà thì đó cũng là lý do để lo ngại.
- Tuy nhiên, trước khi quyết định cho mèo chết không đau đớn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ thú y xem có thể dùng thuốc giảm đau cho mèo không, hoặc thử thay khay cát vệ sinh bằng khay có thành thấp hơn. Mèo bị viêm khớp sẽ gặp khó khăn khi bước vào khay cát có thành dốc, vì thế chúng có thể chọn cách đi ra sàn cho dễ hơn.
- Tương tự, các khớp xương đau cứng có thể khiến mèo không muốn di chuyển đến phòng khác. Bạn có thể thử cho mèo uống thuốc giảm đau để giải quyết thói quen xấu này.
-
5
Xem xét khả năng tự chải chuốt của mèo. Thiếu chải chuốt có thể là một dấu hiệu cho thấy lưng mèo bị cứng, hoặc mèo ngủ nhiều hơn nên không chăm chút đến bộ lông đúng mức. Tuy nhiên, bạn đừng hoảng hốt nếu mèo chỉ có duy nhất thói tật này, có khả năng là chú mèo của bạn sẽ ổn sau một thời gian.
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhìn sự việc ở mặt khác. Một chú mèo có bộ lông bóng mượt được chải chuốt kỹ là chú mèo vẫn hãnh diện về vẻ ngoài của mình và đủ khỏe mạnh để làm việc này. Nếu điều này mô tả đúng chú mèo của bạn thì có lẽ nó chưa đến lúc phải ra đi.
- Tất nhiên, nếu mèo gặp khó khăn khi tự chải chuốt, chính bạn có thể làm nên sự khác biệt lớn cho nó. Một chú mèo già có bộ lông bù xù được chủ chải lông giúp sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân hơn.
-
6
Xác định xem liệu mèo của bạn có thể ngủ mà không đau đớn không. Yếu tố này rất quan trọng. Điều cơ bản cần thiết là mèo phải ngủ và nghỉ ngơi được mà không bị gián đoạn vì cơn đau. Mèo bị đau thường bồn chồn và cho thấy các dấu hiệu như quất đuôi qua lại hoặc hai tai ép sát ra phía sau đầu.
- Cơn đau có thể làm căng cơ, và chú mèo thường hay cong mình lên hơn, bộ dạng co quắp thay vì nằm nghiêng duỗi chân thoải mái. Mèo bị đau cũng thường dễ nổi nóng và cáu bẳn. Vì vậy, bạn hãy chú ý sự thay đổi tính khí ở mèo, chẳng hạn như mèo đang hiền hòa bỗng hay khè và dễ cáu.
- Tất nhiên là có nhiều mức độ đau khác nhau và sức chịu đựng của mỗi chú mèo cũng khác nhau. Khi quyết định liệu đã đến lúc cho mèo ra đi hay chưa, bạn cần xét xem thời gian mèo đau đớn khổ sở có dài hơn nhiều so với thời gian mèo cảm thấy dễ chịu không.
-
1
Thảo luận với bác sĩ thú y. Đừng quên là còn có bác sĩ thú y để cho bạn lời khuyên. Trường hợp lý tưởng là mèo của bạn đã đến bác sĩ thú y nhiều năm, vì bác sĩ đã theo dõi suốt cuộc đời của mèo và biết được bộ dạng và hành vi bình thường của nó.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Bác sĩ cũng đã quen biết bạn, và điều này sẽ giúp cho cuộc thảo luận trung thực và trọn vẹn hơn khi bàn về phương án tốt nhất cho mèo cưng của bạn.
-
2
Gọi cho bác sĩ thú y khi thấy dấu hiệu đầu tiên. Nếu mèo của bạn đang dùng thuốc thường xuyên và bác sĩ quen thuộc với nó, bạn nên gọi cho bác sĩ kể về dấu hiệu đáng lo ngại đầu tiên.
- Bác sĩ thú y có thể đề nghị bạn đem mèo đến bệnh viện, thay đổi liều lượng thuốc hoặc đổi thuốc khác. Bác sĩ cũng sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho chú mèo của bạn trước khi đặt vấn đề trợ tử cho mèo.
- Khi có dấu hiệu đáng lo ngại đầu tiên, việc trao đổi với bác sĩ không thất thiết là để cho mèo chết êm ái mà chỉ là tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất cho mèo.
-
3
Hẹn gặp bác sĩ thú y để đưa mèo đến khám. Nếu lâu nay mèo không được khám và bây giờ bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mèo, hãy hẹn gặp bác sĩ để đưa mèo đi khám.
- Cũng như trên, bước này không có nghĩa là bạn phải cho mèo chết không đau đớn mà chỉ là để cho bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo và bạn có thời gian trực tiếp thảo luận với bác sĩ.
- Điều này sẽ cho phép bạn nhận được ý kiến trung thực về sức khỏe của mèo, và nếu chưa phải lúc cho mèo ra đi, bạn cũng có một tiêu chí để đánh giá tình trạng suy nhược của mèo sau này.
-
4
Biết rằng bác sĩ sẽ nhìn vào các dấu hiệu nào để cân nhắc đến việc trợ tử cho mèo. Có hai yếu tố để quyết định việc trợ tử. Yếu tố thứ nhất là về thể chất, và yếu tố thứ hai thuộc về tinh thần.
- Vai trò của bác sĩ thú y là kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật hoặc đau đớn mà con vật phải chịu đựng hoặc sắp phải chịu đựng và giúp bạn chọn lựa phương án điều trị. Thật đáng buồn, cái chết êm ái đôi khi được xem là "phương pháp điều trị" thích hợp nếu không thể giảm nhẹ đau đớn cho mèo bắng thuốc men hoặc các biện pháp khác.
- Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như mức nước trong cơ thể, tình trạng thể chất và các dấu hiệu đau của mèo. Bác sĩ cũng sẽ xử lý các vấn đề như thiếu máu hoặc ung thư, dấu hiệu cho thấy rằng mèo ít có khả năng đáp ứng với việc điều trị. Mèo của bạn cũng sẽ được đánh giá khả năng vận động và trạng thái tinh thần.
-
5
Hiểu rằng bác sĩ chỉ mong muốn điều tốt nhất cho mèo của bạn. Công việc của họ là đảm bảo cho các con vật không bị đau đớn, và nếu mèo có vấn đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của nó và ít có cơ hội cải thiện, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu điều này và hướng dẫn bạn ra quyết định đúng đắn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
6
Hãy trung thực với bác sĩ thú y về tình trạng của mèo. Trong một số trường hợp, những chú mèo có vẻ mệt mỏi khi ở nhà bỗng lại khỏe khoắn hơn khi đến phòng khám. Điều này đơn giản chỉ là do căng thẳng.
- Biết rằng điều này có thể xảy ra, (và bác sĩ biết điều đó), vì vậy bạn hãy nói thật với bác sĩ và mô tả biểu hiện của mèo khi ở nhà. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định đúng.
- Nhớ rằng có một số yếu tố, chẳng hạn như suy yếu do tuổi tác, tốt nhất là nên được chủ nuôi thú cưng đánh giá thay vì dựa vào bác sĩ thú y trong 10 phút tư vấn.
-
1
Lập một danh sách khi bạn bình tĩnh. Cho dù mèo vẫn còn khỏe, bạn hãy liệt kê những yếu tố mà bạn cảm thấy không chấp nhận được nếu mèo bắt đầu hoặc ngừng các biểu hiện đó. Bản liệt kê có thể bao gồm các mục như mèo không còn tự chải chuốt, không ăn hoặc thường xuyên làm bẩn thảm và đồ đạc. Bản liệt kê trên sẽ giúp bạn dễ nhận biết khi nào mèo bắt đầu có những biểu hiện đó.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
2
Tìm điểm tới hạn. Cuộc sống là sự cân bằng. Đôi khi sự việc lúc này diễn ra trơn tru, lúc khác lại không như ý, nhưng đến cuối cùng mọi việc cần phải cân bằng. Cuộc sống của những chú mèo cũng không khác với sự thật này là mấy.
- Một chú mèo già hoặc bệnh tật sẽ có những ngày tốt và ngày xấu, nhưng nếu sự cân bằng tổng thể là tích cực và ngày "xấu" chưa bao giờ trở nên đau đớn khủng khiếp thì bạn có lý do để duy trì sự sống cho mèo. Tuy nhiên rồi cũng sẽ đến lúc điều xấu áp đảo điều tốt.
- Điểm tới hạn có thể xảy ra khi mèo không còn đáp ứng với thuốc giảm đau hoặc bạn nhận thấy tình trạng vệ sinh của mèo tồi tệ đi. Mặc dù mỗi chú mèo một khác, khi chất lượng cuộc sống trở nên không chấp nhận được thì nghĩa là đã đến điểm tới hạn.
- Một khi đã đến điểm tới hạn, cái chết êm ái có thể là điều nhân đạo nhất dành cho chú mèo của bạn.
-
3
Cố gắng cân bằng mọi yếu tố. Bản chất của các quyết định khó khăn chính là ở chỗ chúng không rõ ràng. Xét về sự cân bằng, một yếu tố lớn (như mèo bị đột quỵ) có thể không quan trọng bằng nhiều yếu tố nhỏ hơn gộp lại (như mèo không còn chải chuốt, bắt đầu làm bẩn và sụt cân).[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
4
Xem xét chất lượng sống của mèo. "Chất lượng sống" là cụm từ thường được nhắc đến nhiều trong việc trợ tử cho động vật. Cũng như các yếu tố thể chất, chẳng hạn như đau đớn, chất lượng sống có thể là một khái niệm trừu tượng bao gồm các yếu tố như niềm vui trong cuộc sống của mèo. Việc cân nhắc chất lượng sống của mèo sẽ giúp bạn đi đến quyết định nhân đạo.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
5
Ưu tiên chất lượng hơn số lượng trong cuộc sống. Một khái niệm hữu ích mà bạn cần nhớ trong đầu là “chất lượng cuộc sống, không phải số lượng của cuộc sống”. Nếu bạn quyết định duy trì sự sống cho mèo, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng mèo có cuộc sống đáng để sống. Nếu mèo của bạn đau đớn không ngừng thì có lẽ cái chết êm ái là tốt hơn cho nó, vì chất lượng sống của mèo là không có.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
6
Tin vào trực giác của bạn. Tin vào trực giác là lời khuyên khôn ngoan trong việc quyết định cho mèo ra đi không đau đớn. Bạn hiểu rõ mèo cưng của mình, và nhiều khả năng là nếu bạn nghĩ rằng mèo đang chịu đựng khổ sở thì có lẽ đúng là thế. Không có người chủ nào muốn nói lời từ biệt với thú cưng của mình, nhưng bạn cần đặt lợi ích của mèo lên trên cảm xúc của bạn. Bạn có thể cảm nhận được khi nào thì đã đến lúc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
-
7
Đừng cắn rứt vì bạn đã ra quyết định đúng. Điều đầu tiên bạn cần nhớ là, khi quyết định cho mèo ra đi êm ái, bạn không giết nó, cũng không làm thay chúa trời. Những ý nghĩ như vậy hoàn toàn không ích gì. Thực ra, bạn đã có quyết định tích cực để giúp mèo không bị đau đớn, khó chịu và khổ sở không đáng có.
- Thứ hai, thà rằng bạn để cho mèo ra đi sớm còn hơn là không làm gì và chứng kiến mèo suy sụp. Chủ nuôi mèo thường không xem nhẹ việc trợ tử cho mèo, và nếu ý nghĩ cho mèo chết êm ái đến trong đầu bạn thì rất có thể là chú mèo của bạn đang hoặc sắp phải chịu đựng khổ sở.
- Cuối cùng, hãy nhớ rằng chú mèo đã cho bạn tình yêu và lòng thương mến trong suốt cuộc đời chúng, và khi chất lượng sống của chúng không còn, bạn không hề ích kỷ khi quyết định nói lời từ biệt và giúp chúng kết thúc cuộc đời một cách đàng hoàng.
- Hiện tượng thỉnh thoảng mèo trở lại trạng thái bình thường không phải là lý do để trì hoãn việc trợ tử cho những chú mèo sụt cân, làm vấy bẩn và không còn muốn bầu bạn với con người.
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 7.429 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 7.429 lần.
Từ khóa » Thuốc An Tử Cho Mèo
-
Tiêm Trợ Tử Cho Chó Mèo Và Những Điều Cần Biết - Pety
-
Tìm Hiểu Về Tiêm Nhân đạo Thuốc Trợ Tử Cho Chó Mèo | Pet Mart
-
Trợ Tử Chó Mèo - Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết
-
4 Bước Thực Hiện Án Tử Cho Thú Cưng (Chó - Mèo)
-
Thuốc Trợ Tử Cho Mèo Giá Bao Nhiều - Xây Nhà
-
Phương Pháp Tiêm Trợ Tử Hai Mũi Cho Thú Cưng: Những điều Cần Biết
-
Trạm Cứu Hộ Chó Mèo Hà Nội - Facebook
-
TOP 8 【 Thuốc Ngủ Cho Chó Mèo 】 An Toàn, Hiệu Quả Nhất
-
Cách để Biết Khi Nào Cần Trợ Tử Cho Mèo - WikiHow
-
Dịch Vụ An Tử Thú Cưng Tại Nhà - VnExpress Đời Sống
-
Trợ Tử Thú Y ( Euthanasia) | Vetshop.VN
-
Thuốc An Tử Hoạt động để đưa Thú Cưng Của Tôi đến Cái Chết Như Thế ...
-
Euthanasia - Trợ Tử Cho Mèo | Hanoi Petcare - Chien Vet
-
Clip: Nhân Viên Tiêm Thuốc Trợ Tử Thú Cưng Lấy đi Nước Mắt Hàng Trăm ...