Cách để Chiến Thắng Trong Một Thị Trường đã Bão Hòa - BizUni
Có thể bạn quan tâm
Khi chúng ta nghĩ ra một giải pháp hoặc ý tưởng mới, khả năng cao là sản phẩm đó sẽ có cạnh tranh. Đây là điều hiển nhiên trong thế giới kinh doanh. Không phải thị trường nào cũng bão hòa, nhưng cái gì cũng có giải pháp thay thế. Sự cạnh tranh có thể đến từ những điều không phải là đối thủ trực tiếp của bạn, mà có thể là cạnh tranh trong các giải pháp khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng các rạp chiếu phim chỉ có các rạp chiếu khác là cạnh tranh, hoặc cùng lắm là với các dịch vụ xem phim tại nhà. Nhưng thực ra thì rạp chiếu phim phải cạnh tranh với tất cả các loại hình giải trí khác mà người dùng có thể thực hiện vào ngày hôm đó.
Những sản phẩm chiến thắng là những sản phẩm độc chiếm khách hàng bằng cách cung cấp thứ gì đó mà không ai khác có thể đưa ra. Đây là lý do mà iPhone lại thành công đến vậy, chúng cung cấp một vị thế đặc biệt mà khách hàng cảm thấy họ bắt buộc phải có. Dưới đây là những cách mà bạn sẽ biết sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ chiến thắng.
Sản phẩm đẹp hơn
Chúng ta biết rằng khách hàng mua bởi cảm xúc của họ, vì thế thẩm mỹ là điều quan trọng trong hành vi mua hàng. Đây là lý do người dùng rất thích dùng Pinterest để mua hàng. Theo như Hootsuite: “85% người mua hàng cân nhắc thẩm mỹ khi mua quần áo và nội thất.” Chúng ta sẽ mua đồ khi chúng ta thích vẻ ngoài của quần áo, hoặc nếu trông nó đẹp trong nhà. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng câu hỏi ở đây là, ai có thể nói được cái gì là xấu và cái gì là đẹp? Khiếu thẩm mỹ của cá nhân mỗi người là khác nhau, nhưng điều quan trọng là sự nhận biết. Nếu một khách hàng liên tục thấy người nổi tiếng mặc một loại quần áo, họ cũng sẽ thích loại quần áo đó.
Điều này cũng chỉ ra rằng khách hàng quan tâm đến vẻ ngoài và thần thái của họ. Nhiều người sẽ muốn được nhìn nhận là sang trọng, giàu sang, quan trọng… Đây là lý do mà nhiều người sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm triệu mua đồ hàng hiệu. Bạn hãy tận dụng tâm lý này và làm việc cùng những người có tầm ảnh hưởng để thay đổi cách nhìn của khách hàng về sản phẩm của bạn.
Sản phẩm hoạt động tốt hơn
Có thể là sản phẩm của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Lấy ví dụ đơn giản là một con dao cắt tốt hơn hay một thuật toán giúp người dùng sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn. Điều này ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm. Nếu một khách hàng biết rằng họ có thể tin tưởng sản phẩm của bạn, họ sẽ luôn chọn sản phẩm đó.
Đôi khi, điều này cũng có nghĩa là khách hàng có thể dễ dàng sử dụng hoặc vận hành sản phẩm. Nếu một ứng dụng quá chậm hoặc một cái khuyên cài quá chặt, người tiêu dùng sẽ không muốn sử dụng sảm phẩm đó, và họ sẽ nói với bạn bè và người thân điều tương tự. Nếu bạn không thể minh chứng hiệu quả của sản phẩm qua kinh nghiệm khách hàng, bạn có thể làm điều đó bằng các số liệu hoặc nghiên cứu. Hoặc bạn cũng có thể làm điều này bằng một trải nghiệm mua hàng mà các đối thủ không thể cung cấp.
Sản phẩm tiện lợi hơn
Khách hàng rất quý trọng thời gian của họ. Sự tiện lợi ở đây có thể được giải thích theo vài cách. Có thể là thời gian giao hàng, hoặc sự dễ dàng trong việc tìm thứ gì đó,… Một bài viết với tên gọi “Những công ty cung cấp sự tiện lợi đang dần chiếm thế giới” nói về sự tiện lợi trong mua sắm trên mạng đã dẫn tới sự bùng nổ của các dịch vụ bán hàng online. Bài viết cũng lý giải sự thành công của Amazon, khi họ có những dịch vụ như mua tạp hóa giao tận nhà hay giao hàng miễn phí trong vòng 2 ngày.
Bài viết chỉ ra rằng: “Khách hàng muốn mua hàng tại nơi và thời điểm tiện lợi nhất cho họ. Họ không muốn có cản trở trong trải nghiệm đó, bởi cuộc sống của khách hàng đã quá phức tạp và căng thẳng rồi.” Và điều này đúng trong phần lớn trường hợp. Chúng ta biết rằng quá nhiều bước trong phễu bán hàng có thể khiến khách hàng chùn bước. Nếu giải pháp của bạn cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng, và bạn làm quá trình mua hàng dễ dàng nhất có thể, bạn sẽ thắng.
Những sản phẩm tốt nhất đều sử dụng tốt cả ba yếu tố này. Thường thì chúng sẽ làm rất tốt một trong ba điều trên, và hai điều còn lại hỗ trợ thêm để giúp khách hàng có trải nghiệm tốt. Hãy liên tục thử nghiệm và cải tiến đến khi sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh tại mỗi khía cạnh này. Đó sẽ là thành công thực sự.
Theo Entrepreneur
Mời bạn tham khảo:
MUA CỔ PHIẾU DÀI HẠN (GV: Lâm Minh Chánh) Khóa học giúp học viên hiểu rõ 2 phương pháp đầu tư dài hạn đạt tỷ suất lợi nhuận cao: phương pháp đầu tư theo trường phái giá trị và phương pháp chọn cổ phiếu và lập danh mục đầu tư.
chiến lược kinh doanhTừ khóa » Sự Bão Hòa Thị Trường Là Gì
-
Bão Hòa Thị Trường Là Gì? Cách Doanh Nghiệp đối Phó Với Bão Hòa ...
-
Bão Hòa Thị Trường (Market Saturation) Là Gì? Cách ... - VietnamBiz
-
Phải Làm Gì Khi Thị Trường Bão Hòa - Open End JSC
-
Nhận Biết điểm Bão Hòa Của Sản Phẩm để Xây Dựng Chiến Lược Phù ...
-
Bão Hòa Thị Trường (Market Saturation) Là Gì? Cách Doanh Nghiệp ...
-
Market Saturation Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Bão Hòa Thị Trường - Wikimedia Tiếng Việt
-
Phải Làm Gì Khi Thị Trường Bão Hòa ? - Công Ty Cổ Phần Phát Triển ...
-
Market Saturation Là Gì? - FinanceBiz
-
Market Saturation Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích - ISeo1
-
Giai đoạn Thị Trường Bão Hòa Thì Cần Chiến Lược Marketing Thế Nào?
-
Sản Phẩm Bão Hòa: Các Chiến Lược Kinh Doanh Giúp “vượt Sóng”
-
Bão Hòa Thị Trường Bão Hòa Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Làm Thế Nào để Cạnh Tranh Với Sự Bão Hòa Của Thương Mại điện Tử