Cách để Giảm Nồng độ Amoniac Không Quá Cao Trong Bể Cá - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 14.432 lần.
Trong bài viết này: Giảm nồng độ amoniac trong bể cá Xác định nguyên nhân gây ra nồng độ amoniac cao trong nước Đo nồng độ amoniac chính xác Bài viết có liên quan Tham khảoAmoniac là chất cực kỳ độc hại đối với cá và các loài động vật thủy sinh khác. Nồng độ amoniac an toàn trong nước là 0 phần triệu (ppm). Chỉ cần nồng độ này đạt đến 2 phần triệu là có thể khiến cá trong bể bị chết.[1]
Bằng cách đánh giá nước trong bể và thực hiện các điều chỉnh cần thiết, bạn có thể giảm nồng độ amoniac trong nước đến mức an toàn, phù hợp cho cá sinh sống.Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Giảm nồng độ amoniac trong bể cá
Tải về bản PDF-
- Hãy để nước sạch ở ngoài một đêm để giảm bớt nồng độ clo trong nước, hoặc bạn có thể xử lý nước bằng các chất khử clo.
- Rửa tay sạch sẽ để loại bỏ toàn bộ dư lượng xà phòng, kem dưỡng da và các chất có thể gây ô nhiễm khác, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy sạch.
- Ngắt tất cả các thiết bị điện gần bể cá để ngăn ngừa nguy cơ bị điện giật. Bạn chỉ nên cắm điện sau khi đã thay nước xong và đảm bảo là mọi thứ đã khô ráo.
- Để đảm bảo chất lượng bể cá, bạn nên thay khoảng 30% lượng nước trong bể. Ví dụ, với một bể có dung tích 38 L thì bạn cần thay 11,5 L nước.
- Bạn không nhất thiết phải di chuyển cá sang bể khác khi thay một phần nước mà chỉ cần cẩn thận để không khiến cá giật mình khi đưa tay vào bể.
- Cạo sạch các đám tảo mọc trên thành bể. Bạn có thể mua dụng cụ cạo tảo chuyên nghiệp hoặc đơn giản là dùng một tấm thẻ ngân hàng cũ để làm việc này.
- Dùng vòi hút để đưa khoảng 30% lượng nước trong bể vào xô hoặc một bể khác gần đó, sau đó bạn hãy từ từ đổ nước sạch đã khử clo vào bể.
1 Thay một phần nước trong bể. Thay một phần nước trong bể là cách tuyệt vời và hữu hiệu để giảm nồng độ amoniac, đồng thời giữ cho bể luôn sạch. Bạn nên thay một phần nước trong bể khoảng một tuần một lần hoặc thường xuyên hơn phụ thuộc vào tình trạng bể nuôi. Để kiểm tra, bạn có thể dùng một chiếc vợt cá khoắng đều lớp nền trong bể, nếu có nhiều chất bẩn nổi lên thì bạn cần thay nước thường xuyên hơn.[2] -
- Thức ăn thừa góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nồng độ amoniac trong bể.
- Chất thải của cá khi phân hủy cũng làm tăng nồng độ amoniac.
- Thực vật chết hoặc cá chết trong bể sẽ phóng thích ra một lượng amoniac khá lớn.
- Bạn cần lưu ý làm sạch bộ lọc nước để tránh việc các vật chất hữu cơ tích tụ bị đẩy ngược trở lại. Tuy nhiên, bạn không nên thay miếng đệm lọc để tránh làm mất cân bằng vi khuẩn trong nước.
2 Vớt tất cả các chất hữu cơ dư thừa trong bể ra ngoài. Các chất hữu cơ bị thối rữa là một nhân tố quan trọng khiến cho nồng độ amoniac trong bể tăng cao. Bạn có thể dùng một chiếc vợt cá để vớt tất cả những gì dư thừa trong bể ra ngoài (về cơ bản là tất cả mọi thứ trừ cá và thực vật sống mà bạn muốn giữ lại) để làm giảm và ngăn nồng độ amoniac trong bể tăng lên.[3] -
- Đảm bảo cung cấp cho cá đủ lượng thức ăn cần thiết. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y hoặc chuyên gia về cá để biết cần cho cá ăn bao nhiêu là đủ.
- Lưu ý rằng việc thay đổi thói quen cho cá ăn sẽ không làm giảm nồng độ amoniac cao trong nước; tuy nhiên, điều này sẽ giúp ngăn nồng độ amoniac tăng lên sau khi bạn đã thay nước trong bể.
3 Giảm số lượng thức ăn và tần suất cho cá ăn. Nếu cá không ăn hết thức ăn, lượng thức ăn còn lại trong bể có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ amoniac. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách hạn chế lượng thức ăn thừa của cá. -
- Một số người nuôi cá đưa lợi khuẩn vào trong bể bằng cách thả một hoặc hai con cá không quá đắt vào bể để tận dụng nguồn lợi khuẩn từ chất thải của chúng. Nếu muốn áp dụng cách này, bạn có thể thả cá vàng vào bể nước lạnh, cá họ barb (cá chép) vào bể nước ấm, hoặc cá thia biển vào bể nước mặn.
- Bạn cũng có thể đưa lợi khuẩn vào trong bể bằng cách rải một ít sỏi từ bể cá cũ xuống đáy bể cá mới.
4 Đưa lợi khuẩn vào trong nước. Lợi khuẩn thường tập trung ở đáy bể nuôi và giúp chuyển hóa amoniac thành các thành phần nitơ tương đối vô hại.[4] Nếu bể nuôi còn mới hoặc lượng lợi khuẩn trong bể đã bị giảm đáng kể thì sẽ xảy ra hiện tượng mà các chuyên gia về cá gọi là "hội chứng bể cá mới". -
- Dùng hóa chất điều chỉnh độ pH (mua ở cửa hàng thú cưng) có lẽ là cách đơn giản nhất để làm giảm độ pH trong bể.
- Việc làm giảm độ pH không loại bỏ được amoniac, tuy nhiên sẽ giúp kiềm chế tác hại của chất này nếu bạn chưa thể thay nước bể ngay.
- Một cách đơn giản để duy trì độ pH trong bể ở mức thấp là bạn nên dùng sỏi thật để làm lớp nền rải dưới đáy bể. Lớp nền là san hô vụn hoặc cát san hô sẽ phóng thích canxi vào trong nước, khiến cho độ pH tăng lên.[5]
5 Giảm độ pH trong bể. Amoniac tồn tại ở hai dạng: không bị ion hóa (NH3) hoặc bị ion hóa thành amoni (NH4+). Amoniac không ion hóa (NH3) là dạng có hại cho cá và thường tập trung nhiều nhất khi độ PH trong nước có tính kiềm (có chỉ số cao trong thang đo độ pH). -
- Việc tăng lưu thông nước không hiệu quả đối với các ao lớn nhưng có thể giúp kiểm soát nồng độ amoniac trong bể cá.
- Bạn có thể mua bơm sục khí ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc mua trực tuyến.
- Nếu thường xuyên đóng nắp bể cả, khi sục khí để tăng lưu thông nước, bạn nên mở nắp ra vì khí amoniac cần đường thoát ra khỏi bể để khuếch tán vào không khí.
6 Tăng lưu thông nước. Amoniac ở dạng NH3 là chất khí độc tan nhiều trong nước. Việc tăng lưu thông nước trong bể có thể sẽ giúp khuếch tán khí amoniac từ nước vào trong không khí. -
- Trên thực tế, dung dịch trung hòa không loại bỏ amoniac khỏi nước mà chỉ giúp trung hòa độc tố của amoniac, làm giảm tác hại của chất này trong nước.
- Bạn vẫn sẽ cần sử dụng bộ lọc sinh học (chứa vi khuẩn) để chuyển hóa amoniac thành nitrit và nitrat.
7 Dùng dung dịch trung hòa. Bạn có thể dùng cách này để tạm thời điều chỉnh nồng độ amoniac trong bể.[6] Dung dịch trung hòa được bán ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc bạn có thể đặt hàng trực tuyến.
Xác định nguyên nhân gây ra nồng độ amoniac cao trong nước
Tải về bản PDF-
- Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra nồng độ amoniac của nước trong bể cá để kiểm tra nước máy.
- Nếu phát hiện nước máy có nồng độ amoniac cao, bạn hãy trao đổi với cơ quan cung cấp nước ở địa phương.
1 Kiểm tra nước máy. Hiếm khi nước máy có nồng độ amoniac quá cao vì hầu hết các hệ thống cung cấp nước ở các địa phương đều đã kiểm tra nồng độ các chất hóa học trong nước, chẳng hạn như amoniac, để đảm bảo nguồn nước an toàn khi sử dụng làm nước uống. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra lại nếu đã điều chỉnh mọi thứ mà nồng độ amoniac trong bể vẫn không giảm.[7] -
- Tất cả các chất hữu cơ phân hủy, bao gồm thực vật thủy sinh và các vi sinh vật, đều có thể khiến cho nồng độ amoniac tăng lên khi cấu trúc protein của chúng bị phá vỡ.
- Thức ăn thừa cũng có thể khiến nồng độ amoniac tăng cao khi phân rã trong nước.[9]
- Nhanh chóng vớt tất cả các vật chất dư thừa ra khỏi bể. Bạn cần chăm sóc bể thường xuyên bằng cách thay toàn bộ hoặc một phần nước.
2 Kiểm tra sự phân hủy trong bể cá. Các chất bị phân hủy trong bể cá là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho nồng độ amoniac tăng cao. Bạn có thể sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề bằng cách kiểm tra các loại vật chất trong bể.[8] -
- Bạn có thể kiểm soát lượng chất thải của cá bằng cách vớt các chất thải rắn quan sát được ra khỏi bể và thay toàn bộ hoặc một phần nước bể thường xuyên.
3 Biết rằng cá thải ra chất amoniac. Nếu bạn thấy trong bể có nhiều chất thải của cá nổi lên thì đó có thể là nguyên nhân gây ra nồng độ amoniac cao. Chất thải của cá sẽ phân rã dần dần, cũng giống như các vật chất hữu cơ phân hủy, khiến cho nồng độ amoniac trong nước tăng lên.[10]
Đo nồng độ amoniac chính xác
Tải về bản PDF-
- Thường thì, nếu trong bể có cá và vi khuẩn hoạt động, bạn sẽ không đo được nồng độ amoniac trong nước bằng bộ dụng cụ kiểm tra.
- Nếu bộ dụng cụ kiểm tra xác định được nồng độ amoniac và bạn chắc là trong bể có lợi khuẩn và không có các vật chất hữu cơ thì có thể vấn đề là do bộ lọc của bể.
1 Mua bộ kiểm tra nồng độ amoniac. Bạn có thể mua được bộ dụng cụ này ở hầu hết các cửa hàng thú cưng. Bộ dụng cụ này sẽ giúp kiểm tra toàn bộ nồng độ amoniac (bao gồm cả amoniac và amoni), tuy nhiên sẽ không phân biệt sự khác nhau giữa nồng độ của hai chất này nên bạn có thể sẽ không biết được chính xác mức độ độc hại của nước bể.[11] -
- Độ pH của nước ảnh hưởng đến số lượng phân tử amoniac bị ion hóa và không bị ion hóa.
- Bên cạnh việc điều chỉnh nồng độ pH, bạn vẫn sẽ cần xử lý nước bằng cách biện pháp khác, vì việc tăng tính axit của nước sẽ không phân rã được các phân tử amoniac đang tồn tại.
2 Đo độ pH trong nước. Độ pH của bể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ amoniac trong nước. Bằng cách đo độ pH thường xuyên, bạn có thể đảm bảo nồng độ amoniac không ở mức độc hại.[12] -
- Nồng độ amoniac sẽ đạt mức cao nhất sau khi bạn cho cá ăn khoảng 90 phút.
- Kiểm tra nước ngay sau khi cá ăn xong (và đang thải chất cặn ra ngoài) có thể sẽ thu được kết quả nồng độ amoniac cao không chính xác.
3 Kiểm tra nước đúng thời điểm. Tùy thuộc vào thời điểm bạn kiểm tra nước trong bể, kết quả nồng độ amoniac cao đo được có thể không chính xác. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra nước là ngay trước lúc cho cá ăn khi lượng thức ăn mới chưa kịp phân rã.[13]
Lời khuyên
- Đảm bảo bạn không nuôi quá nhiều cá trong bể.
- Không cho cá quá nhiều thức ăn và đảm bảo sử dụng bộ lọc tốt cho bể cá.
- Bạn nên tạo chu trình nitơ cho bể cá mới trước khi thả cá.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếch Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cá Cách đểNuôi bọ ngựa Cách đểNuôi dế Cách đểNhận biết cá mang thai Cách đểLoại bỏ ếch nhái Cách đểPhân biệt vịt trống và vịt mái Cách đểNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống Cách đểLàm tiêu bản côn trùng Cách đểPhân biệt giới tính của vẹt Cách đểChăm sóc rùa bỏ ăn Cách đểNuôi nòng nọc Cách đểNhận biết cá betta mắc bệnh Cách đểNhận biết thỏ mang thai Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.csh.rit.edu/~tonyl/goldfish/testarea/advcare.htm
- ↑ https://www.csh.rit.edu/~tonyl/goldfish/testarea/watercha.htm
- ↑ https://www.csh.rit.edu/~tonyl/goldfish/testarea/advcare.htm
- ↑ https://users.cs.duke.edu/~narten/faq/cycling.html
- ↑ https://www.csh.rit.edu/~tonyl/goldfish/testarea/advcare.htm
- ↑ https://users.cs.duke.edu/~narten/faq/cycling.html# how_much_ammonia
- ↑ http://www.fishchannel.com/fish-health/healthy-aquariums/controlling-ammonia.aspx
- ↑ http://www.fishchannel.com/fish-health/healthy-aquariums/controlling-ammonia.aspx
- ↑ https://www.csh.rit.edu/~tonyl/goldfish/testarea/advcare.htm
- ↑ http://www.fishchannel.com/fish-health/healthy-aquariums/controlling-ammonia.aspx
- ↑ https://users.cs.duke.edu/~narten/faq/cycling.html# how_much_ammonia
- ↑ http://web.utk.edu/~rstrange/wfs556/html-content/05-ammonia.html
- ↑ http://web.utk.edu/~rstrange/wfs556/html-content/05-ammonia.html
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Pippa Elliott, MRCVS Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 14.432 lần. Chuyên mục: Động vật Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Indonesia Tiếng Pháp Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật Tiếng Đức- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếchCách đểChữa bệnh bong bóng ở cáCách đểNuôi bọ ngựaCách đểNuôi dếCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểPhù phép trong MinecraftCách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Biết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòCác bài viết hướng dẫn nổi bật
9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramĂn chuối để thải độc đường ruộtTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Động vật
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--445Từ khóa » Cách Khử Amoniac Trong Nước
-
Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Hiệu Quả Bằng Công Nghệ Mới
-
Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Mới Nhất 2021
-
Top 5 Phương Pháp để Khử Amoni Thường được Sử Dụng Tại Việt Nam
-
Giải Pháp Xử Lý Amoniac Trong Nước Thải - Môi Trường Hợp Nhất
-
Xử Lý Nước Nhiễm Nitrat, Nitrit, Amoniac
-
Làm Sao để Xử Lý Nước Bị Nhiễm Nitrat Và Amoniac đơn Giản Và Hiệu ...
-
Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải đơn Giản Hiệu Quả
-
Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Công Nghiệp Và Sinh Hoạt Vừa Hiệu Quả ...
-
Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Amoni
-
Cách Xử Lý Nước Nhiễm Amoni đơn Giản
-
8 Bước Quan Trọng để Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt
-
XỬ LÝ AMONIAC TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
-
Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Công Nghiệp
-
Cách Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt Đơn Giản, Triệt Để