Xử Lý Nguồn Nước Nhiễm Amoni

Nguồn nước nhiễm amoni có biểu hiện mùi khai, tuy nhiên khi hàm lượng của chúng trên 20mg/l chúng ta mời ngửi thấy mùi khai. Biểu hiện thường thấy của nguồn nước nhiễm amoni là chúng ta luộc thịt thì thịt nhìn như vẫn còn sống.

bieu hien nuoc nhiem amoni

Biễu hiện nguồn nước nhiễm amoni là thị luộc nhìn như còn sống

Những khu vực có hàm lượng nhiễm amoni cao hiện nay chính là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ. Tuy nhiên, trong đó ở khu vực Hà Nội vẫn dẫn đầu, đặc biệt các khu vực như Đường Láng, Tân Tây Đô, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Từ Liêm… thì trên 50% mẫu nước sinh hoạt lấy tại các trạm cấp nước ở những khu vực này đều có hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn trên 3 – 5 lần, thậm chí có nhiều khu vực còn vượt trên 8 lần (hàm lượng amoni đạt 12mg/l).

Xem thêm: Xử lý nước nhiễm vôi

=> Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên, trong các chất thải và trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng Nitrat, Nitrit, Amoniac và cả dạng nguyên tố Nitơ (N2).

Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-.

Như vậy:

Nếu nước chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.

Nếu nước chủ yếu có NO2- thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn.

Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.

Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên. Amoniac là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nước, gây độc cho loài cá.

Việc sử dụng rộng rãi các nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lượng amoniac trong nước tự nhiên tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy hay gặp Nitrat(NO3-) và amoniac với hàm lượng cao.

Amoni gây hại cho con người như thế nào?

Amoni không màu có mùi khai nhẹ. Tuy Amoni không trực tiếp gây độc cho con người nhưng sản phẩm chuyển hóa từ Amoni thành Nitorit, Nitorat là yếu tố gây độc.

Khi cơ thể không may ăn phải đồ ăn hay thức uống có chứa Nitorit thì cơ thể sẽ hấp thu Nitorit vào máu, chất này ngay lập tức tranh Oxy của hồng cầu làm Hemoglobin mất khả năng lấy Oxy dẫn tới tình trạng thiếu máu, xanh da.

Đối với trẻ mới sinh < 6 tháng tuổi có thể làm trẻ chậm phát triển, gây bệnh về đường hô hấp. Đối với người lớn Nitorit kết hợp với axit amin trong thức ăn tạo thành một hợp chất Nitrosamin gây tổn thương di truyền tế bào - nguyên nhân dẫn tới ung thư.

Phương pháp xử lý nước nhiễm amoni hiện nay

1. Phương pháp khử ion Amoni

1.1. Phương pháp Clo hóa nước đến điểm đột biến

Khi cho CLo vào nước, trong nước tạo ra axit hypoclorit

Cl2 + H2O ⇔ HCl + HOCl

Axit hypoclorit kết hợp với NH4+ tạo thành Cloramin. Khi nhiệt độ nước ≥200C, pH ≥7 phản ứng diễn ra như sau:

OH- + NH4+→ NH4OH ⇔ NH3 + H2O

NH3 + HOCl → NH2Cl + H2O monocloramin

NH2Cl + HOCl → NHCl2 + H2O dicloramin

NHCl2 + HOCl → NCl3 + H2O tricloramin

Quá trình kết thúc sau 3 phút khuậy trộn nhẹ. Tại điểm oxy hóa hết Cloramin và trong nước xuất hiện Clo tự do gọi là điểm đột biến. Sau khi khử hết NH4+ trong nước cò lại lượng clo dư lớn, phải khử clo dư trước khi cấp cho người tiêu thụ.

- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Natrisunfit (Na2SO3)

Na2SO3 + Cl2 + H2O → 2HCl + Na2SO4

- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Trionatrisunfit (Na2S2O3)

4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O → 2NaCl+ 6HCl + 2H2SO4

Quá trình diễn ra hoàn chỉnh sau 15 phút khuấy trộn đều hóa chất và nước

1.2. Phương pháp làm thoáng

Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.

- Nâng pH của nước thô: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5

=> Độ PH trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?

- Tháp làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac có hàm lượng đầu vào 20 – 40 mg/l, đầu ra khỏi giàn hàm lượng còn lại 1 – 2mg/l, như vậy hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%. Hiệu quả khử khí NH3 của tháp làm thoáng khi pH ≥11 phụ thuộc nhiều nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 tăng nhanh.

1.3. Phương pháp trao đổi ion

Để khử NH4+ ra khỏi nước có thể áp dụng phương pháp lọc qua bể lọc cationit. Qua bể lọc cationit, lớp lọc sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+. Để khử NH4+ phải giữ pH của nước nguồn lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8. Vì khi pH ≤ 4, hạt lọc cationit sẽ giữ lại cả ion H+ làm giảm hiệu quả khử NH4+ . Khi pH > 8 một phần ion NH4+ chuyển thành NH3 dạng khí hòa tan không có tác dụng với hạt cationit.

1.4. Phương pháp sinh học

Lọc nước đã được khử hết sắt và cặn bẩn qua bể lọc chậm hoặc bể lọc nhanh, thổi khí liên tục từ dưới lên. Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2-thành NO3- . Quá trình diễn ra theo phương trình:

NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O

1.02NH4++ 1.89O2 + 2.02HCO3- → 0.21C5H7O2N + 1.0NO3- + 1.92 H2CO3 + 1.06H2O

2. Khử Nitrate NO3-

Để khử nitrat dùng lọc thẩm thấu ngược RO, điện phân, trao đổi ion trong các bể lọc ionit.

Điều kiện áp dụng phương pháp trao đổi ion

- Nước có hàm lượng cặn < 1mg/l.

Tổng hàm lượng ion NO3- và SO42- và Cl- có sẵn trong nước phải nhỏ hơn 250 mg/l là hàm lượng ion Cl- lớn nhất cho phép có trong nước ăn uống. Vì khi lọc qua bể lọc anionit các ion SO42-, NO3- được giữ lại, thay bằng ion Cl- khi hoàn nguyên bể lọc anionit bằng dung dịch muối ăn.

Biên tập bởi Nguyễn Lý • 29-12-2021 Tin tức liên quan Quy trình xử lý nước phèn Quy trình xử lý nước phèn

Cách xử lý phèn đơn giản nhất là chúng ta cần cho nước hòa quện với oxy càng nhanh càng tốt thông qua các thiết bị như ejector, bộ trộn khí, dàn mưa, hay tháp oxy hóa cao tải

Xử lý nước nhiễm Nitrat, Nitrit, Amoniac Xử lý nước nhiễm Nitrat, Nitrit, Amoniac

Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên, trong các chất thải và trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng Nitrat, Nitrit, Amoniac và cả dạng nguyên tố Nitơ (N2).

Tác hại của nước nhiễm phèn đối với cơ thể Tác hại của nước nhiễm phèn đối với cơ thể

Khi sử dụng nước nhiễm phèn để tắm rửa dễ làm cho các tế bào da bị khô, phồng và tróc. Khi dùng nước nhiễm phèn để ăn uống thì dễ mắc các chứng bệnh đường ruột, thậm chí là ung thư. Vì vậy chúng ta cần xử lý nguồn nước để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn.

Cách xử lý nước nhiễm mangan Cách xử lý nước nhiễm mangan

Nguồn nước nhiễm mangan gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như: rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng phổi, thận, thần kinh, tim mạch,..Vì vậy xử lý nước nhiễm mangan trước khi sử dụng được người dân quan tâm. Một số cách xử lý nước nhiễm mangan đơn giản phải kể đến như: bể lắng, làm thoáng, xục khí oxy, dùng vật liệu lọc,...

Sản phẩm liên quan Xu ly nuoc gieng khoan nhiem sat tai Duong Pham Van Sang

Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt tại Đường Phạm Văn Sáng

Bo loc Xu ly nuoc phen cot inox 400

Bộ lọc Xử lý nước phèn cột inox 400

Loc nuoc gieng khoan o Huyen Chau Thanh, Tra Vinh

Lọc nước giếng khoan ở Huyện Châu Thành, Trà Vinh

Thiet bi xu ly nuoc nhiem phen di Ba Tri, Ben Tre

Thiết bị xử lý nước nhiễm phèn đi Ba Tri, Bến Tre

Xu ly nuoc gieng cot loc Composite 1354

Xử lý nước giếng cột lọc Composite 1354

Xu ly nuoc gieng khoan tai xa Vinh Loc A, Binh Chanh

Xử lý nước giếng khoan tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh

Xu ly nuoc nhiem phen tai Hoa An, Bien Hoa

Xử lý nước nhiễm phèn tại Hóa An, Biên Hòa

Xu ly nuoc nhiem phen o Hiep Binh Phuoc Thu Duc

Xử lý nước nhiễm phèn ở Hiệp Bình Phước Thủ Đức

Từ khóa » Cách Khử Amoniac Trong Nước