Cách để Không Sở Hữu Cái Tôi Quá Lớn - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Broennimann, PhD. Allison Broennimann là nhà tâm lý học lâm sàng có cơ sở hành nghề tư nhân tại Khu vực Vịnh San Francisco, chuyên cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu và tâm lý thần kinh. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, tiến sĩ Broennimann chuyên cung cấp các giải pháp tâm lý trị liệu để điều trị chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề tình cảm, nỗi đau buồn, các vấn đề về hành vi, căng thẳng sang chấn và các giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống. Là một phần trong dịch vụ trị liệu tâm lý thần kinh, cô tích hợp liệu pháp tâm lý chuyên sâu với phục hồi nhận thức cho những người đang hồi phục sau chấn thương sọ não. Tiến sĩ Broennimann có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ khoa học và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Palo Alto. Cô được cấp phép bởi Hội đồng Tâm lý học California và là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 51.142 lần.
Trong bài viết này: Thay đổi quan điểm Thay đổi cách tương tác Nhận biết cái tôi trước mắt Bài viết có liên quan Tham khảoBạn có thường tranh cãi với đồng nghiệp, họ hàng, hoặc thậm chí là người yêu bởi vì họ nói rằng bạn thật kiêu ngạo? Bạn có gặp khó khăn khi phải làm việc nhóm? Có phải nhờ giúp đỡ là hành động khá lố bịch và không cần thiết với bạn? Bạn đang sở hữu cái tôi quá lớn. Tất nhiên, cái tôi to lớn sẽ khá có ích trong việc giúp bạn tiến xa hơn trong công việc. Tuy nhiên, tự phụ cũng có nghĩa là bạn không thể hòa hợp với người khác. Bạn có thể cải thiện mối quan hệ bằng cách tìm hiểu phương pháp để kiểm soát cái tôi của mình.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Thay đổi quan điểm
Tải về bản PDF-
- Bạn sẽ ngừng so sánh khi bạn bắt đầu biết trân trọng nhiều hơn. Thay vì so sánh theo tiêu chuẩn cao trong tâm trí, bạn chỉ cần tôn trọng và cảm kích mọi điều tốt đẹp mà bản thân người khác có thể cung cấp.[2]
- Nhắc nhở bản thân rằng không ai hoàn hảo, bao gồm cả bạn. Nếu bạn phải so sánh, bạn nên tự so sánh với con người hôm qua của bạn.
1 Ngừng so sánh. Bất kể là so sánh tiêu cực hay tích cực, nó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng cùng cực, trầm cảm, và đưa ra quyết định không tốt.[1] Mọi việc luôn có hai mặt. Bạn có thể nhìn một người nào đó và tự nhủ rằng “Mình tốt hơn người đó nhiều”. Cũng có thể người đó sẽ hơn hẳn bạn trong một vài điểm khác. -
- Chú ý đến cách phản ứng hiện tại của bạn trước thất bại. Bạn có tự dằn vặt bản thân? Hủy bỏ mọi kế hoạch lớn lao của mình?
- Quyết định cách phản ứng mà bạn mong muốn và thực hiện nó. Có lẽ bạn muốn xem xét kỹ càng hơn về chuyện đã diễn ra và thay đổi kế hoạch của mình để giải thích cho thông tin mà bạn mới biết.
- Tự động viên bản thân. Bạn nên tìm kiếm lời trích dẫn truyền cảm hứng và trưng bày chúng quanh không gian sống hoặc văn phòng của bạn. Lặp lại câu nói mạnh mẽ với chính mình sau mỗi lần thất bại.
2 Thay đổi cách nhìn nhận sự thất bại. Người có cái tôi quá lớn sẽ nghĩ rằng thất bại là ngày tận cùng của thế giới. Bạn không nên như vậy. Sở hữu thái độ sợ hãi trước thất bại có thể thuyết phục bạn không nên cố gắng lần nữa, hoặc thậm chí là không muốn phát triển mục tiêu nhỏ hơn. Thất bại cung cấp cho bạn cơ hội để trau dồi kiến thức và cải thiện kỹ năng. Bạn nên học cách nhìn nhận sự thất bại như là bước giúp bạn tiến gần hơn đến thành công.[3] -
- Một biện pháp khác để xem xét sự thành công là xem nó như một cuộc hành trình. Đã từng có một câu nói rằng thành công là quá trình nhận thức mục tiêu đáng giá cho bản thân. Nói cách khác, miễn là bạn tiến đều đều đến mục tiệu của mình (ngay cả đối với mục tiêu tiến từng bước nhỏ), bạn đã thành công – thậm chí nếu sếp hoặc thầy cô của bạn không nhận thức được nó và bạn không được tưởng thưởng sau đó.
- Trong thời điểm hiện tại, hãy cố gắng không khoe khoang về thành công của mình. Tự chúc mừng bản thân trong im lặng khi hoàn thành tốt công việc, và nhớ thực hiện điều tương tự cho người khác. Biện pháp chắc chắn nhất để bạn có thể loại bỏ cái tôi của mình là có thể chia sẻ thành công cũng như chiến thắng với người khác.
3 Thay đổi tư tưởng về thành công.[4] Trong xã hội năng động ngày nay, có lẽ thành công chỉ được đo bằng kết quả hữu hình, như những chiếc cúp, một cái vỗ nhẹ sau lưng, hoặc sự thăng tiến trong sự nghiệp. Phụ thuộc vào chúng sẽ khiến bạn sở hữu cái tôi to lớn, nhưng bạn không nên làm vậy, vì có rất nhiều cách khác nhau để đo đạc sự thành công hơn là chỉ dựa vào tiền bạc hoặc phần thưởng. -
- Tìm kiếm ảo tưởng vô lý là nguồn gốc hướng dẫn hành động của bạn. Có lẽ khi còn nhỏ, bạn đã được dạy rằng nếu bạn tỏ vẻ như thể bạn làm chủ căn phòng, mọi người sẽ nghĩ về bạn theo cách tương tự. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả, nhưng đồng thời, nó cũng sẽ khiến người khác xa lánh bạn. Bạn nên hủy bỏ nguyên tắc “Nếu, thì” và định nghĩa sự thành công theo cách riêng của bạn.
- Luyện tập chánh niệm. Bạn nên nỗ lực sống trọn từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Bằng cách này, bạn sẽ không bị giới hạn bởi suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai có thể gây cản trở cho hiện tại của bạn.
- Sử dụng tâm trí của người mới bắt đầu. Tin tưởng rằng chúng ta biết rõ mọi thứ về tình huống trước mắt sẽ khiến chúng ta không nhận thấy bức tranh toàn cảnh. Để chống lại cạm bẫy của sự kỳ vọng, bạn nên đối mặt với tình huống như thể đây là lần đầu tiên của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ cởi mở đón nhận ý tưởng và quan điểm mới.
4 Loại bỏ sự kỳ vọng. Sở hữu kỳ vọng quá cao cho chính mình hoặc cho người khác có thể góp phần hình thành vấn đề trong cái tôi của bạn. Chúng sẽ định hướng cách nhìn nhận của bạn đối với bản thân và với thế giới xung quanh. Kết quả là, bạn sẽ phản ứng với môi trường quanh mình dựa trên những kỳ vọng này. Khi bạn giải thoát bản thân khoải cái bẫy của sự kỳ vọng, bạn sẽ sở hữu quan điểm mới mẻ hơn về chính mình và về thế giới.[5]
Thay đổi cách tương tác
Tải về bản PDF-
- Tái cân nhắc động cơ của bạn. Một lần nữa, khi bạn cảm thấy như đang bị một người nào đó dồn vào thế bí, bạn nên tự hỏi xem liệu bạn không đồng ý với họ bởi vì bạn có cảm giác như bạn tài giỏi hay thấp kém hơn họ. Bạn nên cố gắng giảm thiểu bớt điều này nếu một vài nhân tố nào đó đang gây mâu thuẫn cho bạn. Bạn cần phải tìm kiếm phạm vi thỏa hiệp có thể đem lại lợi ích cho mọi người có liên quan.
- Quyết định yếu tố quan trọng. Bạn nên nhớ rằng sẽ không bao giờ có chữ “Tôi” trong tinh thần đồng đội. Mục tiêu chung mà bạn đang hướng đến là gì? Bạn có sẵn sàng hạ mình một chút để mọi người có thể đạt được mục tiêu chung?
- Bạn nên nhận thức rõ rằng thỏa hiệp không có nghĩa là đầu hàng. Phối hợp với người khác để đạt được mục tiêu trong khi từ bỏ một điều nhỏ nhặt nào đó (ví dụ như trở thành người đúng hoặc vượt trội hơn) sẽ hoàn toàn xứng đáng. Bạn chỉ cần phải bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ thỏa hiệp với những yếu tố đáng quý như niềm tin hoặc giá trị cá nhân.
1 Học cách thỏa hiệp. Kiểm soát cái tôi của mình chủ yếu là làm quen với việc thỏa hiệp. Cho dù là trong công việc hoặc trong mối quan hệ, thông thạo nghệ thuật thỏa hiệp sẽ giúp bạn tương tác hiệu quả hơn với người khác. Sau đây là một vài lời khuyên cho vấn đề này:[6] -
- Điều này không có nghĩa là bạn nên ra ngoài và cãi vã với người bạn đời hoặc đồng nghiệp của bạn. Lời khuyên ở đây là bạn không nên kiên quyết phản kháng hoặc chấm dứt giao tiếp mỗi khi bạn cảm thấy như bị đe dọa đôi chút. Đôi khi, lắng nghe quan điểm khác biệt với bạn có thể thách thức bạn nhìn nhận thế giới theo cách hoàn toàn mới mẻ.
2 Chào đón sự khác biệt trong quan điểm.[7] Trở nên buồn bực khi người khác sở hữu ý kiến mâu thuẫn với bạn sẽ không giúp bạn đạt được bất kỳ điều gì. Một chút bất đồng trong đời sống cá nhân và công việc cũng sẽ khá lành mạnh. Đã từng có một câu nói rất nổi tiếng đó là “Nếu mọi người đều suy nghĩ giống nhau, nghĩa là một người nào đó đã không hề suy nghĩ”. Tương tự cho sự tương tác của bạn với người khác - nếu mọi người luôn đồng ý với bạn, bạn là người duy nhất nêu lên ý kiến. Mặc dù nghe thì có vẻ khá tốt, nhưng nó sẽ gây hạn chế cho sự phát triển cá nhân và/hoặc cho sự nghiệp của bạn. -
- Giao tiếp bằng mắt. Nhìn vào người nói. Không nên khoanh tay và chân. Luyện tập cách lắng nghe tích cực thông qua việc lắng nghe để thấu hiểu hơn là để trả lời. Trước khi chia sẻ bất kỳ một điều gì, bạn nên diễn giải lời nói của người khác và đưa ra câu hỏi có ý làm rõ vấn đề như “Có phải bạn đang nói rằng…?”.
- Sử dụng tên của người khác. Bạn nên nêu câu hỏi về khía cạnh mà bạn biết rằng chúng quan trọng đối với người đó, như con cái hoặc sở thích của họ. Bạn nên nói một điều gì đó như “Chào Mai! Gần đây bạn có đi tập thẩm mỹ không?”.
- Khen ngợi đối phương. Đây có thể là hành động khá khó khăn, nhưng bạn nên cố gắng thực hiện. Thay vì chỉ chú ý đến bản thân, bạn nên chuyển hướng nguồn năng lượng của mình ra bên ngoải. Tìm kiếm yếu tố mà bạn thật sự trân trọng ở người khác — ngoại hình gọn gàng, nỗ lực và tính cách của họ. Hãy dành thời gian để cho họ biết rằng bạn rất trân trọng phẩm chất này. Ví dụ, bạn có thể nói “Này cậu, năng lượng mà cậu dành cho dự án này thật sự rất lây lan. Cảm ơn cậu!”.
3 Quan tâm đến người khác. Thay vì dành toàn bộ cuộc đối thoại để nói về bản thân, bạn nên bày tỏ sự hào hứng với người khác. Thể hiện sự quan tâm chân thành sẽ giúp bạn tiến xa hơn là cố gắng ép buộc người khác hứng thú với bạn. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn bộc lộ sự quan tâm với người khác.[8] [9]
Nhận biết cái tôi trước mắt
Tải về bản PDF-
- “Liệu mình có đang cảm thấy tài giỏi hơn người khác?”.
- “Liệu mình có đang cảm thấy thấp kém hơn người khác?”.
- Nếu câu trả lời của bạn là “có” cho một trong hai câu hỏi trên, cái tôi của bạn đang điều khiển bạn. Có lẽ bạn sẽ dễ dàng hiểu rằng cảm giác tài giỏi hơn người khác là dấu hiệu của cái tôi quá lớn. Tuy nhiên, bạn sẽ không biết rằng cảm giác thấp kém hơn người khác cũng là vấn đề với cái tôi.[10]
1 Tự đặt ra câu hỏi cho chính mình. Bất chấp mọi bất đồng mà bạn gặp phải với mọi người tại công ty hoặc ở nhà, bạn có thể sẽ nghi ngờ không biết liệu bạn có thật sự đang gặp vấn đề với cái tôi. Có khá nhiều định nghĩa phức tạp mà một người có thể sử dụng để mô tả về cái tôi. Có lẽ lời mô tả tốt nhất là: cái tôi chính là phần tìm kiếm sự chấp thuận trong bản thân bạn. Để có thể xác định xem cái tôi của bạn có đang kiểm soát tình huống cụ thể nào đó, bạn nên tự hỏi bản thân hai câu hỏi sau: -
- Nếu bạn cảm thấy nổi nóng sau khi gặp phải tình huống tương tự như trên, cái tôi của bạn đang làm chủ bạn. Bạn sẽ tức giận khi người khác cung cấp cho bạn lời khuyên về khía cạnh mà bạn nghĩ rằng bạn biết rõ. Bạn sẽ từ chối nhận giúp đỡ. Khi người khác nêu lên một vài ý tưởng tốt hơn ban, bạn sẽ bỏ qua chúng để ý kiến của bạn sẽ không bị gạt bỏ.
2 Nhận thức thời điểm khi ban tham gia vào “cuộc chiến tranh giành lãnh thổ”. Người có cái tôi quá lớn có xu hướng gặp vấn đề với người mà họ cảm nhận rằng người đó đang xâm phạm lãnh thổ của họ.[11] Người bạn thân của bạn đang cố gắng chỉ bảo bạn để bạn có thể hoàn thiện kỹ năng chơi gôn. Người quản lý suốt ngày ngồi sau chiếc bàn nghĩ rằng họ có thể cho bạn biết cách để làm việc tốt hơn. -
- Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc nhận thức dấu hiệu cho biết rằng bạn rất dễ cảm thấy bị xúc phạm. Bạn nên quan sát sự tương tác của mình trong một vài ngày. Có phải mọi người xung quanh bạn thường xuyên xin lỗi vì đã khiến bạn bực mình? Có phải bạn luôn cảm thấy rằng bạn cần phải bình tĩnh lại sau khi một người nào đó chọc tức bạn? Bạn đang gặp phải vấn đề với cái tôi của mình.
3 Xác định xem liệu bạn có dễ cảm thấy bi xúc phạm. Cái tôi quá lớn không nhất thiết phải luôn hiện diện một cách rõ ràng. Thỉnh thoảng, sở hữu cái tôi to lớn sẽ được biểu lộ thông qua tốc độ nhanh chóng trong việc hình thành cảm giác xúc phạm trước quan điểm trái chiều với bạn. Người có cái tôi quá lớn có xu hướng nghĩ rằng họ hiểu rõ mọi thứ. Khi một người nào đó không đồng ý với quan điểm của bạn hoặc phê bình nó, bạn sẽ cảm thấy như thể năng lực của bạn đang bị nghi ngờ.[12]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTìm lại Đồ vật bị Thất lạc Cách đểXác định tông da Cách đểTìm đồ vật thất lạc Cách đểKhỏa thân thường xuyên hơn khi sống cùng gia đình Cách đểKhỏa thân ngoài trời Cách đểTrở nên Nam tính Cách đểCải thiện ngoại hình Cách đểTrở nên Xinh đẹp Cách đểThực hành chủ nghĩa khỏa thân Cách đểTrở nên Trách nhiệm Cách đểLoại bỏ sáp ra khỏi quần áo Cách đểTrở nên Đáng yêu Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/communication-success/201409/how-stop-comparing-yourself-others-and-feel-happier
- ↑ http://www.becomingminimalist.com/compare-less/
- ↑ http://www.lifehack.org/articles/productivity/why-you-should-celebrate-your-failures.html
- ↑ http://www.drwaynedyer.com/blog/success-secrets/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/enlightened-living/201108/5-ways-release-your-expectations
- ↑ http://www.twoofus.org/educational-content/articles/the-art-of-compromise/index.aspx
- ↑ http://www.transformleaders.tv/five-steps-to-embrace-conflict/
- ↑ https://elizabethkuhnke.wordpress.com/2011/04/11/taking-an-interest-in-others/
- ↑ http://www.littlethingsmatter.com/blog/2010/03/19/10-simple-ways-to-show-your-sincere-interest-in-others/
- ↑ http://simplelifestrategies.com/10-signs-your-ego-is-in-control/
- ↑ http://99u.com/articles/19327/get-over-yourself-how-your-ego-sabotages-your-creativity
- ↑ http://99u.com/articles/19327/get-over-yourself-how-your-ego-sabotages-your-creativity
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Allison Broennimann, PhD Nhà tâm lý học lâm sàng Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Broennimann, PhD. Allison Broennimann là nhà tâm lý học lâm sàng có cơ sở hành nghề tư nhân tại Khu vực Vịnh San Francisco, chuyên cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu và tâm lý thần kinh. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, tiến sĩ Broennimann chuyên cung cấp các giải pháp tâm lý trị liệu để điều trị chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề tình cảm, nỗi đau buồn, các vấn đề về hành vi, căng thẳng sang chấn và các giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống. Là một phần trong dịch vụ trị liệu tâm lý thần kinh, cô tích hợp liệu pháp tâm lý chuyên sâu với phục hồi nhận thức cho những người đang hồi phục sau chấn thương sọ não. Tiến sĩ Broennimann có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ khoa học và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Palo Alto. Cô được cấp phép bởi Hội đồng Tâm lý học California và là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 51.142 lần. Chuyên mục: Chăm sóc và Phong cách sống Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Hàn Tiếng Italy Tiếng Thái- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTìm lại Đồ vật bị Thất lạcCách đểXác định tông daCách đểTìm đồ vật thất lạcCách đểKhỏa thân thường xuyên hơn khi sống cùng gia đìnhTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Chăm sóc Cá nhân và Phong cách
- Chăm sóc và Phong cách sống
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--379Từ khóa » Cái Tôi Quá Lớn Là Sao
-
Đừng Sống Với Cái Tôi Quá Lớn - Viandu
-
SỰ ÍCH KỶ CỦA CÁI TÔI CÁ NHÂN - Sapuwa
-
Hóa Giải Cái Tôi Quá Lớn Để Thành Công Hơn Trong Cuộc Sống
-
Cái Tôi Là Gì Và Cái Tôi Quá Lớn Có Tốt Hay Không?
-
Cái Tôi Là Gì? Làm Sao để Giảm Bớt Cái Tôi Trong Bạn?
-
Cái Tôi Quá Lớn Là Gì
-
Cái Tôi Và 5 Cách để Giảm Thiểu Cái Tôi Của Mình - Facebook
-
Cái Tôi Quá Lớn đã Hại Bạn Như Thế Nào? - VieZ
-
Cái Tôi Quá Lớn, Là Sao - Kết Quả Là Gì ?
-
Cái Tôi Là Gì Và Cái Tôi Quá Lớn Có Tốt Hay Không?
-
Cái Tôi Quá Lớn Khiến Bản Thân đánh Mất Bạn Gái - VnExpress
-
SAI LẦM LỚN CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỐNG VỚI CÁI TÔI QUÁ LỚN
-
Cái Tôi Là Gì? Cái Tôi Lớn Là Tốt Hay Xấu Trong Thời đại Này? - GiaiNgo
-
Bỏ đi Cái Tôi, Bạn Sẽ Hạnh Phúc - NTO