Cái Tôi Là Gì? Làm Sao để Giảm Bớt Cái Tôi Trong Bạn?
Có thể bạn quan tâm
Mỗi chúng ta là duy nhất và tuyệt đối không giống ai khác ngoài kia. Chính vì vậy, mỗi người đều có cái tôi riêng và không ai giống ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách buông bỏ cái tôi nặng nề, cứng nhắc của bản thân để làm người ung dung, tự do và dung hòa với tất cả mọi người. Bài viết dưới đây mình sẽ cùng bạn bàn về khái niệm cái tôi là gì? làm sao để giảm bớt cái tôi nhé.
Cái tôi là gì?
Cụm từ “cái tôi” hay “cái tôi cá nhân” hầu như ai cũng đã từng nghe nói. Mỗi người sinh ra đều có những điều riêng biệt, và cái tôi là bức tranh mà chính bạn nghĩ ra để phân biệt bản thân mình với những người còn lại trong thế giới này.
- Trong thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, cái tôi (ego) là phần ở giữa cái ấy (id) và cái siêu tôi (super ego), nó chịu ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội (superego) và luôn cố gắng kìm hãm những ham muốn dục vọng không được xã hội cho phép (cái ấy – id).
→ Đọc thêm về: Id, ego và superego
Bài viết liên quan
[Review] Sách How Psychology Works – Hiểu Hết Về Tâm Lý Học
6+ sự thật về trầm cảm ít ai biết! Đọc để hiểu!
Cầu Toàn Là Gì? 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Người Cầu Toàn Và Cách Cải Thiện
- Trong Phật giáo, cái tôi còn được gọi là bản ngã. Bản ngã được xem là phần không nên có. Ngã là một thứ trường tồn, bất biến, không gì thay đổi. Nhưng đạo Phật cho rằng mọi thứ trên đời này là vô ngã, tức là mọi thứ đều do duyên sinh và duyệt diệt, bản ngã không thể can thiệp, không phụ thuộc và ý muốn của con người.
Cái tôi tốt hay xấu? Nên có hay không nên có?
Sau khi hiểu cái tôi là gì, theo bạn cái tôi là tốt hay xấu? Thực ra, bản chất của cái tôi là điều cần có của mỗi con người. Chúng ta đều phải tự nhận biết mình là ai, bạn có cuộc sống, tính cách, suy nghĩ và cá tính khác biệt rõ rệt so với người khác như thế nào.
Tuy nhiên, cái tôi cũng có tính hai mặt tựa như mặt sấp ngửa của một đồng xu bạc. Bạn phải thể hiện được bản thân, phải chứng tỏ mình thì người ta mới có thể nhận ra bạn đứng ở đâu giữa muôn ngàn màu sắc rực rỡ xung quanh. Cái tôi cũng là nguồn động lực cho chúng ta nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, cống hiến.
Mong muốn khẳng định bản thân, khát khao tìm hiểu những tiềm năng của mình nếu đi đúng hướng sẽ trở thành nguồn nội lực khổng lồ, giúp bạn vượt qua những gian nan, thử thách trong công việc và cuộc sống đưa bạn đến với thành công.
Nhưng không phải là vô lý khi nhắc tới cụm từ “cái tôi” người ta thường nghĩ đến những mặt xấu xa mà nó mang lại như: ngạo mạn, cứng đầu, coi thường giá trị của người khác…
Đó là khi một người phóng đại cái tôi của bản thân hơn mức cần thiết và coi bản thân mình luôn đúng. Việc đề cao bản thân và chỉ quan tâm đến ý kiến bản thân mình là một trong những điều tối kỵ khiến một người bị xa lánh và bỏ rơi, không ai tin tưởng.
Hậu quả là khi bạn gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ sẽ chẳng ai còn chìa tay ra hỗ trợ bạn vì nghĩ bạn không hề coi trọng những gì người khác bỏ ra để hỗ trợ bạn.
Khi bàn về cái tôi, người ta nhận thấy rằng: Con người chúng ta ghét cái tôi của người khác, nhưng lại thích cái tôi của chính mình. Đó là lý do vì sao đôi khi bản thân chúng ta nên tự xét mình trước khi đánh giá, phán xét người khác. Đừng để cái tôi của mình cao quá làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh và mất đi những gì tốt đẹp trong cuộc sống.
Khóa học Kiểm soát tâm lý với Thiền
Làm sao để giảm bớt cái tôi?
Thế giới này có tận 7 tỉ người là 7 tỉ cá thể riêng biệt nhau, cho nên ắt hẳn mỗi cá nhân đều phải hạ cái tôi của mình xuống ở một mức độ nhất định thì mới có thể hòa hợp được với cộng đồng này. Vậy làm sao để có thể giảm bớt cái tôi cá nhân một cách thái quá:
1. Hạn chế việc so sánh bản thân với những người khác
Dù cho là so sánh theo hướng tiêu cực hay tích cực, việc so sánh quá nhiều sẽ khiến bản thân luôn ở trong trạng thái lo lắng, đề phòng và kiêng dè người khác sợ họ nổi trội hơn mình hoặc bất cần, chủ quan khi luôn nghĩ “người ta chẳng bằng mình đâu”. Bạn sẽ ngừng được việc so sánh khi tự nhắc nhở bản thân mình rằng bất cứ ai đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, người khác có thể hơn bạn ở điểm này, kém bạn ở điểm kia và ngược lại.
Nếu bạn không nhìn thấy giá trị của mọi người mà chỉ nhìn thấy giá trị của chính mình, bạn sẽ không thể bước tới được bất cứ đâu. Thay vì so sánh giữa bản thân và người khác hãy tự so sánh với chính bản thân mình ngày hôm qua để lấy động lực bước tiếp cho ngày mai phía trước.
2. Hãy lắng nghe nhiều hơn
Bạn biết đấy, hầu hết chúng ta thích nghe người khác biểu dương, công nhận nhũng điểm tốt của mình. Và lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những đánh giá về điểm yếu, về những khuyết điểm.
Hãy cố gắng lắng nghe ý kiến trao đổi của người khác dù bạn có thực sự chấp nhận ý kiến đó hay không, nhất là khi nghe người khác nói về những điều chưa tốt của bản thân. Biết đâu sẽ có lúc những lời nói ấy là có giá trị với bạn.
Ngoài ra, lắng nghe cũng là bước đầu tiên cho việc thỏa hiệp trong một mối quan hệ, trong công việc và đời sống, giúp bạn tăng thêm sự tương tác hiệu quả hơn đối với những người khác.
Lắng nghe và thỏa hiệp không có nghĩa là đầu hàng và nhận phần thiệt thòi hơn về mình, chỉ là bạn hạ mình xuống để có thể cùng người khác đạt tới một mục tiêu chung có lợi cho tất cả mọi người. Không chỉ vậy, việc lắng nghe những ý kiến bất đồng có thể là một cơ hội mới để bạn nhìn nhận vấn đề theo một cái nhìn hoàn toàn mới lạ hơn những gì bạn thường nghĩ.
3. Hãy thay đổi thái độ về thành công và thất bại
Khi tìm hiểu cái tôi là gì, bạn sẽ đồng ý với tôi rằng người có cái tôi quá lớn sẽ dễ cảm thấy sụp đổ khi đương đầu với thất bại? Việc sợ thất bại sẽ cản bước, khiến bạn không muốn cố gắng thêm lần nữa và bỏ cuộc. Tìm tới những lời trích dẫn truyền cảm hứng và lặp lại nó hằng ngày cũng là một trong những cách tốt để có thể tự động viên, vực dậy tinh thần của bản thân cho hành trình mới của bạn. Học cách nhìn nhận từ thất bại cũng là cách để phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong tương lai.
Đối với thành công, những người có cái tôi cao thường phụ thuộc vào những thước đo hữu hình như học vấn, tiền tài, sự thăng tiến trong sự nghiệp,… Nhưng thực tế có nhiều cái nhìn khác nhau về sự thành công hơn là việc đánh giá dựa vào vật chất hữu hình.
Đọc bài: Thất bại là gì? Thất bại có phải mẹ của thành công?
Thành công nên được xem là một cuộc hành trình hơn là một đích đến và không phải công cụ để đem ra khoe khoang, chỉ cần bạn đạt được thành tựu đáng trân trọng tự khắc người khác sẽ đánh giá cao bạn.
Ngược lại, hãy biết chia sẻ với thành công cũng như chiến thắng với người khác để có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng nhưng nhận lại nhiều bài học đáng giá từ những gì người khác đã trải qua làm bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Vậy: Thành công là gì?
Kiểm soát cái tôi của bản thân là một hành trình dài. Mỗi người cần điều chỉnh bản thân để trở thành một cá thể độc lập nhưng không cô độc. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn đúng đắn về cái tôi là gì? Làm sao để giảm bớt cái tôi? hiệu quả và biết sử dụng “cái tôi” đúng lúc, hợp lý để đem đến cho bạn những thành quả tốt đẹp cuộc sống này.
Đọc tiếp:
- Hạnh phúc là gì? Người hạnh phúc thường làm những gì?
- Chân thành là gì? Cách nhận biết người chân thành
Từ khóa » Cái Tôi Quá Lớn Là Sao
-
Đừng Sống Với Cái Tôi Quá Lớn - Viandu
-
SỰ ÍCH KỶ CỦA CÁI TÔI CÁ NHÂN - Sapuwa
-
Hóa Giải Cái Tôi Quá Lớn Để Thành Công Hơn Trong Cuộc Sống
-
Cái Tôi Là Gì Và Cái Tôi Quá Lớn Có Tốt Hay Không?
-
Cái Tôi Quá Lớn Là Gì
-
Cái Tôi Và 5 Cách để Giảm Thiểu Cái Tôi Của Mình - Facebook
-
Cái Tôi Quá Lớn đã Hại Bạn Như Thế Nào? - VieZ
-
Cái Tôi Quá Lớn, Là Sao - Kết Quả Là Gì ?
-
Cái Tôi Là Gì Và Cái Tôi Quá Lớn Có Tốt Hay Không?
-
Cái Tôi Quá Lớn Khiến Bản Thân đánh Mất Bạn Gái - VnExpress
-
SAI LẦM LỚN CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỐNG VỚI CÁI TÔI QUÁ LỚN
-
Cái Tôi Là Gì? Cái Tôi Lớn Là Tốt Hay Xấu Trong Thời đại Này? - GiaiNgo
-
Cách để Không Sở Hữu Cái Tôi Quá Lớn - WikiHow
-
Bỏ đi Cái Tôi, Bạn Sẽ Hạnh Phúc - NTO