Cách để Lấy Dị Vật Ra Khỏi Tai - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Lấy dị vật ra khỏi tai PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Monica Kieu, DO, FACS

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Monica Kieu, DO, FACS. Monica Kieu là bác sĩ tai mũi họng, chuyên gia phẫu thuật tạo hình và phục hồi mặt tại Los Angeles, California. Bác sĩ Kieu nhận bằng cử nhân nhân chủng học của Đại học California, Riverside và nhận bằng y khoa hạng ưu của Đại học Khoa học Sức khỏe Western tại Pomona. Sau đó cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về phẫu thuật tai mũi họng- đầu và cổ tại Đại học Bang Michigan/Trung tâm Y tế Detroit, tại đây cô là bác sĩ nội trú chính. Bác sĩ Kieu cũng hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về phẫu thuật tạo hình và phục hồi mặt tại Đại học Toronto. Cô là thành viên của Học viện Phẫu thuật Tai Mũi Họng- Đầu và Cổ Hoa Kỳ, Hội các Trường Đại học Nhãn khoa và Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ Hoa Kỳ, Học viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ, Học viện Phẫu thuật Tạo hình và Phục hồi Mặt Hoa Kỳ và Hiệp hội Mũi học Hoa Kỳ. Bác sĩ Kieu gần đây được tạp chí Los Angeles xướng tên là một trong các bác sĩ hàng đầu của Los Angeles. Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 79.697 lần.

Trong bài viết này: Hành động bước đầu Thử các phương pháp tại nhà Tìm sự chăm sóc ý tế Bài viết có liên quan Tham khảo

Một vật lạ kẹt trong tai có thể gây ra cảm giác khó chịu, có khi còn gây hoảng sợ. Đặc biệt trẻ em thường hay cho các đồ vật vào tai, đôi khi khiến chúng kẹt lại bên trong. May mắn là hầu hết các trường hợp này đều không cần cấp cứu. Dị vật trong tai có thể dễ dàng được lấy ra tại nhà hoặc tại phòng khám của bác sĩ và thường không có ảnh hưởng lâu dài nào đến sức khỏe và thính lực. Tuy nhiên, nếu không thể nhìn thấy gì trong tai, bạn nên đến bác sĩ để lấy vật đó ra.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Hành động bước đầu

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xác định vật kẹt trong tai là gì. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/50\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/50\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xác định vật kẹt trong tai là gì. Không phải lúc nào chúng ta cũng biết được bằng cách nào hoặc tại sao một vật gì đó lại kẹt trong tai, nhưng cách xử lý sẽ khác nhau tùy vào việc vật đó là gì. Nếu có thể, bạn hãy xác định dị vật trước khi quyết định cách xử lý.
    • Phần lớn các vật kẹt trong tai được đặt vào một cách cố ý, thông thường ở trẻ nhỏ và trẻ lẫm chẫm tập đi. Các vật này gồm nguyên liệu thực phẩm, kẹp tóc, hạt trang sức, đồ chơi nhỏ, bút chì, tăm bông. Nếu biết trẻ đang làm gì trước khi có triệu chứng xảy ra, bạn có khả năng xác định được vật gì kẹt trong tai trẻ.[1]
    • Ráy tai có thể tích tụ trong ống tai và cứng lại. Sự tích tụ ráy tai cũng có thể do lạm dụng hoặc sử dụng tăm bông không đúng cách.[2] Các triệu chứng cho thấy ráy tai tích tụ gồm cảm giác đầy hoặc áp lực trong một tai, đôi khi gây chóng mặt hoặc giảm thính lực.[3]
    • Côn trùng có thể là một dị vật đáng sợ và khó chịu nếu lọt vào tai nhưng cũng dễ nhận biết nhất. Tiếng vo ve và sự chuyển động của côn trùng có thể nghe và cảm nhận được trong tai.[4]
  2. Step 2 Xác định liệu bạn có nên ngay lập tức tìm sự chăm sóc y tế không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/23\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/23\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xác định liệu bạn có nên ngay lập tức tìm sự chăm sóc y tế không. Mặc dù rất phiền toái, nhưng phần lớn trường hợp dị vật trong tai không phải là trường hợp cấp cứu. Nếu không thể tự lấy dị vật ra thì thông thường bạn có thể đến bác sĩ vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần phải đến phòng cấp cứu ngay để ngăn ngừa tổn thương nặng hơn.
    • Nếu vật kẹt trong tai là vật sắc nhọn, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, vì các biến chứng có thể xảy ra rất nhanh.[5]
    • Trẻ nhỏ thường cho pin nút áo vào trong tai. Đây là kiểu pin tròn, nhỏ, thường dùng cho đồng hồ đeo tay hoặc các thiết bị gia dụng nhỏ. Nếu pin nút áo ở trong tai, bạn hãy tìm chăm sóc y tế ngay lập tức. Hóa chất trong pin có thể rỉ ra và gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai.[6]
    • Tìm cấp cứu ngay nếu vật kẹt trong tai là nguyên liệu thực phẩm hoặc thực vật. Những thứ này sẽ nở ra khi tiếp xúc với độ ẩm, có thể gây tổn thương cho tai.
    • Nếu có các triệu chứng như sưng, sốt, tiết dịch, chảy máu, mất thính lực, chóng mặt hoặc cơn đau gia tăng, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức.[7] [8]
  3. Step 3 Biết những điều không nên làm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/df\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/df\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Biết những điều không nên làm. Vật lạ ở trong tai thường gây khó chịu đến mức khiến chúng ta vội vã hành động ngay mà không kịp nghĩ đến hậu quả. Nhiều cách chữa “tự làm lấy” bán ở các hiệu thuốc gây tác hại nhiều hơn là có lợi khi có vật lạ kẹt trong tai.
    • Không dùng tăm bông để lấy vật lạ ra khỏi tai. Tăm bông thường được chúng ta sử dụng khi đối phó với các vấn đề ở tai, nhưng chúng không có tác dụng trong việc lấy dị vật ra khỏi tai. Thực ra tăm bông có thể đẩy dị vật sâu hơn vào trong ống tai.[9]
    • Không cố gắng tự bơm rửa tai. Nhiều hệu thuốc có bán các bộ bơm rửa tai dưới dạng giác hút hoặc bơm tiêm. Tuy các bộ dụng cụ “tự làm lấy” này có ích trong việc chăm sóc tai hàng ngày, bạn vẫn không nên dùng để rửa tai mà không có sự trợ giúp của bác sĩ khi có vật lạ kẹt trong tai.
    • Không dùng thuốc nhỏ tai cho đến khi bạn biết thứ gì gây khó chịu trong tai. Hiện tượng có dị vật trong tai cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như các bệnh lý khác về tai. Thuốc nhỏ tai có thể làm vấn đề trầm trọng hơn, nhất là nếu vật đó có thể làm thủng màng nhĩ.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Thử các phương pháp tại nhà

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Lắc tai cho dị vật rơi ra. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/aa\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/aa\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Lắc tai cho dị vật rơi ra. Biện pháp đầu tiên nên làm là nghiêng đầu xuống và dùng lực hấp dẫn để đẩy vật lạ ra ngoài. Nghiêng đầu về một bên sao cho bên tai bị tắc hướng xuống đất. Đôi khi chỉ cần như vậy là dị vật cũng có thể rơi ra.
    • Để thay đổi hình dạng của ống tai, nắm lấy loa tai, tức phần ngoài cùng của tai (không phải thùy tai mà là vành tai bắt đầu từ chóp cao nhất của tai và kéo xuống đến thùy tai). Động tác lắc có thể làm long dị vật ra, tiếp đó lực hấp dẫn sẽ làm nốt việc còn lại.[10]
    • Không đập hoặc đánh vào bên đầu. Bạn có thể lắc nhẹ, nhưng động tác đập vào đầu có thể gây thêm tổn thương.[11]
  2. Step 2 Dùng nhíp để gắp dị vật ra. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cb\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cb\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Dùng nhíp để gắp dị vật ra. Bạn chỉ nên dùng biện pháp này nếu một phần của dị vật thò ra ngoài và bạn có thể dễ dàng lấy ra bằng nhíp. Không đưa nhíp vào trong ống tai.[12] Cố lấy bất cứ vật gì trong tai của trẻ em bằng nhíp không phải là ý tưởng hay. Thay vì thế, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa.[13]
    • Rửa sạch nhíp bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trước khi dùng. Các dị vật đôi khi có thể chọc thủng màng nhĩ, gây chảy máu hoặc rách bên trong ống tai. Điều này khiến tai dễ bị nhiễm trùng.
    • Dùng nhíp kẹp vật thể và kéo ra. Thao tác chậm và nhẹ nhàng để dị vật khỏi bị vỡ trước khi được gắp ra.[14]
    • Không dùng phương pháp này nếu vật thể ở quá sâu và bạn không thể nhìn thấy đầu nhíp khi cố gắng lấy vật thể đó ra. Ngoài ra, không cố dùng cách này nếu nạn nhân không thể giữ yên. Những trường hợp như vậy tốt nhất là đến bác sĩ.[15]
  3. Step 3 Dùng dầu để diệt côn trùng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f0\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-6.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f0\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-6.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dùng dầu để diệt côn trùng. Côn trùng lọt vào tai có thể cực kỳ khó chịu vì chúng bay loạn xạ và kêu vo ve. Hơn nữa bạn còn có nguy cơ bị đốt. Việc giết côn trùng có thể giúp lấy chúng ra dễ dàng hơn.
    • Đừng bao giờ dùng ngón tay để lấy côn trùng ra vì chúng có thể đốt.
    • Nghiêng đầu qua một bên sao cho bên tai bị kẹt hướng lên trần nhà hoặc lên trời. Đối với người lớn, kéo thùy tai ra sau và lên trên. Đối với trẻ em, kéo ra sau và xuống dưới.[16]
    • Dầu khoáng, dầu ô liu hoặc dầu em bé có hiệu quả nhất. Ưu tiên dùng dầu khoáng nếu có.[17] Đảm bảo dầu phải ấm, nhưng không đun sôi hoặc bỏ vào lò vi sóng nếu bạn không muốn bị bỏng tai. Chỉ cần dùng một giọt nhỏ, bằng với lượng dung dịch cho một lần nhỏ tai.[18]
    • Lý tưởng là con côn trùng đó bị chết đuối hoặc chết ngạt trong dầu và nổi lên trên bề mặt.[19]
    • Chỉ nên dùng dầu nếu bạn đang cố gắng lấy côn trùng ra khỏi tai. Nếu thấy đau, chảy máu hoặc dịch tiết ra từ tai thì có thể bạn đã bị thủng màng nhĩ. Việc sử dụng dầu trong những trường hợp này có thể gây nguy hiểm; không dùng dầu nếu bạn có xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như trên.[20]
    • Đến gặp bác sĩ sau khi dùng phương pháp này để đảm bảo mọi bộ phận của côn trùng đã được lấy ra hết.[21]
  4. Step 4 Ngăn ngừa những sự cố về sau. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a8\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-7.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a8\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-7.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Ngăn ngừa những sự cố về sau. Dặn trẻ không cho các vật nhỏ vào tai, miệng hoặc các lỗ khác trên cơ thể. Trông chừng kỹ trẻ dưới năm tuổi khi chúng ở gần các vật nhỏ. Đặc biệt cẩn thận với pin nút áo; cất giữ các vật này ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ.[22] Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Tìm sự chăm sóc ý tế

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Chuẩn bị đi khám. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/10\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-8.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/10\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-8.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Chuẩn bị đi khám. Nếu không có liệu pháp tại nhà nào gợi ý trên đây có tác dụng, bạn cần phải đến bác sĩ và tìm sự hỗ trợ chuyên môn. Trước khi đến bác sĩ, bạn cần thu thập một số thông tin cần thiết. Đối với đối tượng là trẻ em, bạn nhớ phải hỏi trẻ mọi chi tiết về sự cố trước khi đến bác sĩ. Trẻ có thể chịu kể với bạn hơn là với bác sĩ.
    • Quan trọng nhất, bạn nên báo cho bác sĩ biết vật gì đang ở trong tai và thời gian đã bao lâu. Điều này có thể giúp bán sĩ đoán được tình trạng nặng nhẹ ra sao.
    • Bạn cũng cần kể với bác sĩ về những việc xảy ra sau sự cố. Nó có tác động phụ nào không? Bạn có cố gắng lấy dị vật ra không? Nếu có, bạn đã làm thế nào và kết quả ra sao?
  2. Step 2 Xem liệu có cần rửa tai không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/62\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-9.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/62\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-9.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xem liệu có cần rửa tai không. Bác sĩ có thể đề nghị rửa ống tai bằng nước hoặc dung dịch muối để loại bỏ dị vật. Đây là một thủ thuật tương đối nhanh và đơn giản.
    • Thông thường, bác sĩ dùng ống bơm để bơm nước sạch và ấm vào ống tai.[23]
    • Nếu thành công, mọi vật thể lạ sẽ trôi ra trong quá trình bơm rửa.[24]
    • Không bao giờ nên rửa ống tai tại nhà. Việc này phải được chuyên viên y tế thực hiện.[25]
  3. Step 3 Cho phép bác sĩ dùng nhíp y tế để gắp dị vật ra ngoài. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/93\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-10.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/93\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-10.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Cho phép bác sĩ dùng nhíp y tế để gắp dị vật ra ngoài. Tuy nhíp có thể không có tác dụng khi dùng ở nhà, nhưng bác sĩ sẽ có dụng cụ chuyên khoa tinh vi hơn để gắp dị vật ra khỏi tai.
    • Một dụng cụ y khoa gọi là phễu soi tai được dùng để soi sáng và thăm dò ống tai, sẽ được sử dụng kết hợp với nhíp y tế. Bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi nhíp bên trong tai và tránh làm tổn thương bất cứ cấu trúc quan trọng hoặc nhạy cảm nào.[26]
    • Bác sĩ sẽ dùng một loại nhíp đặc biệt được thiết kế để dùng trong tai, còn gọi là kẹp forcep, để lấy dị vật trong tai ra một cách nhẹ nhàng.[27]
    • Nếu dị vật là kim loại, bác sĩ có thể dùng một dụng cụ dài có từ tính. Điều này sẽ giúp lấy dị vật ra dễ dàng hơn.[28]
  4. Step 4 Bác sĩ có thể cần dùng giác hút để lấy dị vật ra. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fd\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-11.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fd\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-11.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Bác sĩ có thể cần dùng giác hút để lấy dị vật ra. Một ống nhỏ được đặt vào gần dị vật, tiếp đó lực hút sẽ giúp lấy dị vật ra ngoài một cách nhẹ nhàng.[29]
    • Phương pháp này thường được dùng để lấy các vật cứng như khuy áo hoặc hạt trang sức hơn là các vật hữu cơ như thức ăn hoặc các sinh vật như côn trùng.
  5. Step 5 Chuẩn bị cho phương pháp dùng thuốc an thần. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/24\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-12.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/24\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-12.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Chuẩn bị cho phương pháp dùng thuốc an thần. Điều này đặc biệt phổ biến trong trường hợp của trẻ nhỏ và trẻ chập chững tập đi. Trẻ con thường khó bình tĩnh và giữ yên trong quá trình thực hiện các kỹ thuật trên. Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc an thần để ngăn ngừa các cử động có thể gây sự cố và tổn thương cho cấu trúc bên trong tai.
    • Không ăn uống trong vòng 8 tiếng trước khi đến phòng khám nếu bác sĩ có nói đến khả năng dùng thuốc an thần.[30]
    • Tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ khi rời phòng khám. Bác sĩ có thể muốn bạn theo dõi biểu hiện của trẻ để đề phòng các biến chứng. Lắng nghe kỹ và hỏi bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào.[31]
  6. Step 6 Tuân theo mọi chỉ dẫn trong trường hợp bị thủng màng nhĩ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c4\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-13.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-13.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c4\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-13.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-13.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Tuân theo mọi chỉ dẫn trong trường hợp bị thủng màng nhĩ. Thỉnh thoảng dị vật có thể đâm thủng màng nhĩ. Nếu bạn bị thủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị.
    • Các triệu chứng cho thấy màng nhĩ bị thủng gồm đau, khó chịu, cảm giác đầy trong tai, chóng mặt, và chất lỏng hoặc máu chảy ra khỏi tai.[32]
    • Thông thường màng nhĩ bị thủng sẽ tự khỏi trong vòng hai tháng. Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng một đợt kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng được khuyên giữ tai sạch và khô ráo trong suốt thời gian chữa trị.[33]
  7. Step 7 Trao đổi với bác sĩ về việc chữa lành tai. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/91\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-14.jpg\/v4-460px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/91\/Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-14.jpg\/v4-728px-Get-Something-out-of-Your-Ear-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Trao đổi với bác sĩ về việc chữa lành tai. Sau khi khám, bác sĩ có thể đề khuyến cáo bạn tránh đi bơi hoặc để tai ngâm trong nước trong vòng 7-10 ngày. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bịt tai bằng dầu khoáng và bông gòn khi tắm vòi sen hoặc tắm bồn.
    • Thông thường bác sĩ sẽ hẹn tái khám trong vòng 1 tuần để đảm bảo tai của bạn lành hẳn, không chảy dịch, máu hoặc đau.[34]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đừng cố gắng dùng ngón tay lấy vật lạ ra. Động tác này thường khiến vật bị đẩy sâu hơn vào trong tai.
  • Vì trẻ nhỏ thường không thể truyền đạt những rắc rối của mình với người lớn, bạn cần biết các biểu hiện của trẻ nếu có vật lạ lọt vào tai trẻ. Quấy khóc vô cớ, đỏ và sưng quanh tai, kéo tai là các biểu hiện cần chú ý.
  • Tìm hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng như cảm cúm xảy ra kèm với việc có vật lạ kẹt trong tai.

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Lấy dằm dưới móngCách đểLấy dằm dưới móng Lấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểQuấn băng ngón tay cái Nhanh chóng Hết Buồn NônCách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Xử lý khi bị Cá đuối ChíchCách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Sống sót qua thảm họa tận thếCách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Loại bỏ dằm đâm sâu trong daCách đểLoại bỏ dằm đâm sâu trong da Băng ngón chân út bị gãyCách đểBăng ngón chân út bị gãy Kiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kếCách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Xử lý khi cắn phải lưỡiCách đểXử lý khi cắn phải lưỡi Chữa lành đầu gối bị trầy xướcCách đểChữa lành đầu gối bị trầy xước Cách đểChăm sóc vết dao đâm Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.emedicinehealth.com/foreign_body_ear/page2_em.htm#ear_foreign_body_causes
  2. http://www.emedicinehealth.com/foreign_body_ear/article_em.htm#ear_foreign_body_overview
  3. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page2.htm
  4. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/article.htm#what_are_causes_of_objects_in_the_ear
  5. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page2.htm#when_should_i_call_the_doctor_for_an_object_in_the_ear
  6. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page2.htm#when_should_i_call_the_doctor_for_an_object_in_the_ear
  7. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page2.htm#when_should_i_call_the_doctor_for_an_object_in_the_ear
  8. http://www.emedicinehealth.com/foreign_body_ear/page4_em.htm#when_to_seek_medical_care
  9. http://www.drugs.com/health-guide/foreign-objects-in-the-ear.html
Hiển thị thêm
  1. http://www.emedicinehealth.com/foreign_body_ear/page6_em.htm#ear_foreign_body_treatment
  2. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  3. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  4. http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/89831
  5. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  6. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  7. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  8. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  9. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  10. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  11. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  12. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  13. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  14. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page3.htm#how_is_an_object_in_the_ear_treated
  15. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page3.htm#how_is_an_object_in_the_ear_treated
  16. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000052.htm
  17. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page3.htm#how_is_an_object_in_the_ear_treated
  18. http://www.medicinenet.com/objects_or_insects_in_ear/page3.htm#how_is_an_object_in_the_ear_treated
  19. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056709
  20. http://patient.info/doctor/foreign-bodies-in-the-ear
  21. http://patient.info/doctor/foreign-bodies-in-the-ear
  22. http://patient.info/doctor/foreign-bodies-in-the-ear
  23. http://www.emedicinehealth.com/perforated_eardrum/page3_em.htm#perforated_eardrum_symptoms
  24. http://www.emedicinehealth.com/perforated_eardrum/page5_em.htm#perforated_eardrum_treatment
  25. http://www.emedicinehealth.com/foreign_body_ear/page8_em.htm#follow-up

Về bài wikiHow này

Monica Kieu, DO, FACS Cùng viết bởi: Monica Kieu, DO, FACS Bác sĩ tai mũi họng Bài viết này đã được cùng viết bởi Monica Kieu, DO, FACS. Monica Kieu là bác sĩ tai mũi họng, chuyên gia phẫu thuật tạo hình và phục hồi mặt tại Los Angeles, California. Bác sĩ Kieu nhận bằng cử nhân nhân chủng học của Đại học California, Riverside và nhận bằng y khoa hạng ưu của Đại học Khoa học Sức khỏe Western tại Pomona. Sau đó cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về phẫu thuật tai mũi họng- đầu và cổ tại Đại học Bang Michigan/Trung tâm Y tế Detroit, tại đây cô là bác sĩ nội trú chính. Bác sĩ Kieu cũng hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về phẫu thuật tạo hình và phục hồi mặt tại Đại học Toronto. Cô là thành viên của Học viện Phẫu thuật Tai Mũi Họng- Đầu và Cổ Hoa Kỳ, Hội các Trường Đại học Nhãn khoa và Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ Hoa Kỳ, Học viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ, Học viện Phẫu thuật Tạo hình và Phục hồi Mặt Hoa Kỳ và Hiệp hội Mũi học Hoa Kỳ. Bác sĩ Kieu gần đây được tạp chí Los Angeles xướng tên là một trong các bác sĩ hàng đầu của Los Angeles. Bài viết này đã được xem 79.697 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Pháp Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 79.697 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy dằm dưới móngCách đểLấy dằm dưới móngLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaQuấn băng ngón tay cáiCách đểQuấn băng ngón tay cái

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sơ cứu và Cấp cứu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--490

Từ khóa » Bông Khoáy Tai