Làm Sao để Phát Hiện Dị Vật Trong Tai Và Cách Xử Lý Ra Sao? | Medlatec
1. Dị vật trong tai là gì?
Dị vật trong tai là tình trạng một số vật thể lạ bên ngoài mắc vào ống tai ngoài gây cảm giác khó chịu, tổn thương ống tai bởi các tác nhân như: côn trùng, các vật thể nhỏ, bông gòn hay các loại hạt,... Những tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Bởi vì sự thiếu hiểu biết của trẻ nhỏ dẫn đến việc đưa vật thể lạ vào trong tai.
Dị vật trong tai là tình trạng có thể gặp phải trong đời sống
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật trong tai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dị vật chui vào bên trong tai của bạn. Nhưng những nguyên nhân phổ biến thường gặp như: Côn trùng, các loại hạt nhỏ, đồ chơi của trẻ,...
-
Nguyên nhân đầu tiên: có thể xuất phát từ sự tò mò của trẻ nhỏ. Các bé thường đưa các vật thể lạ vào trong tai của mình như các loại hạt, đồ chơi nhỏ.
-
Nguyên nhân thứ 2 có thể xuất phát trong quá trình chúng ta ngủ. Khi đó những loại côn trùng như kiến, muỗi có thể chui vào bên trong.
-
Nguyên nhân thứ 3 có thể là do trong quá trình ngoáy tai với bông gòn. Trong khi ngoáy một số phần bông gòn sót lại và mắc vào bên trong tai.
Dị vật bên trong tai có thể là những vật dụng nhỏ trong gia đình
3. Những dấu hiệu có dị vật bên trong tai
Nhiều trường hợp có dị vật bên trong tai nhưng không hề hay biết. Vậy khi xuất hiện dị vật bên trong tai, bạn sẽ có những biểu hiện như sau:
-
Đau tai, cảm giác khó chịu và có thể là cảm thấy nghe kém hơn so với bình thường.
-
Cảm giác nhột trong tai như có một con vật nào đó di chuyển phía bên trong
-
Có thể xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn,...
-
Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện chảy máu tai hoặc da nổi đỏ, cảm giác ngứa ngáy.
Dấu hiệu nhận biết có dị vật bên trong tai
4. Các hành động có thể gây nguy hiểm hơn đến lỗ tai
Khi phát hiện dị vật bên trong tai, bạn nên tránh những hành động có thể gây nguy hiểm tới lỗ tai dưới đây:
-
Không cố gắng dùng bông ngoáy tai hoặc là ngón tay ngoáy vào lỗ tai khi thấy cảm giác có vật thể gì đó vướng bên trong tai. Điều này sẽ dẫn đến các vật thể sẽ ngày càng vào sâu hơn phía bên trong tai. Từ đó gây khó khăn cho việc xử lý cũng như có thể dẫn tới thủng màng nhĩ.
-
Không bơm nước trực tiếp vào trong tai, dẫn đến việc vật thể càng vào sâu trong tai. Hoặc những vật thể dạng thấm nước có thể phình to hơn.
-
Khi chưa biết vật thể bên trong là gì, bạn cũng không nên sử dụng thuốc nhỏ tai. Bởi vì nếu vật thể bên trong đã làm thủng màng nhĩ của bạn rồi thì khi bạn nhỏ thuốc vào vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các hành động có thể gây nguy hiểm hơn tới tai của bạn
5. Cách xử lý dị vật trong tai
Những cách xử lý dị vật bên trong tai của bạn còn tùy thuộc vào độ sâu của dị vật, và mức độ ảnh hưởng của dị vật đối với tai. Khi phát hiện dị vật trong tai, bạn nên bình tĩnh và xử trí theo một số cách an toàn dưới đây:
-
Các dị vật khi vào bên trong tai phần lớn sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn có thể bình tĩnh kiểm tra vật thể bên trong tai là gì và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.
-
Nếu những phương pháp tại nhà không hiệu quả và không lấy được vật thể ra. Bạn có thể tới bệnh viện hoặc các phòng khám để được các bác sĩ thăm khám và đưa vật thể ra bên ngoài.
-
Nên đến khám bác sĩ ngay khi cảm thấy bị đau, chảy dịch hoặc chảy máu tai. Có thể là dị vật đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn cần đến khám bác sĩ ngay để gắp vật thể ra ngoài và được điều trị cũng như kê đơn thuốc.
-
Nếu dị vật gây cảm giác khó nghe, và ù tai. Bạn cũng nên tới khám nội soi để nhận biết rằng dị vật có làm thủng màng nhĩ của bạn hay không.
-
Những vật thể như pin cúc áo thường được sử dụng cho các đồ chơi của trẻ rất dễ phân hủy và gây bỏng tai. Nên được lấy ra ngay sau khi dị vật vào bên trong tai.
-
Những đồ ăn hay các hạt dễ phình to khi gặp môi trường ẩm ướt cũng nên được xử lý ngay lập tức. Tránh tình trạng dị vật phình to lên bên trong tai.
6. Kỹ thuật lấy dị vật tại nhà
Nếu dị vật không gây nguy hiểm tới ống tai và không xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật lấy dị vật ra ngay tại nhà. Chỉ nên lấy dị vật tại nhà khi các vật thể dễ lấy và bạn có thể sử dụng các kỹ thuật một cách an toàn.
6.1. Khi vật thể là côn trùng
Đối với vật thể là côn trùng, bạn nên lưu ý sử dụng những mẹo sau đây:
-
Tắt hết đèn sáng trong nhà và dùng đèn pin soi vào bên trong tai. Côn trùng bên trong tai khi thấy có ánh đèn sáng sẽ tự động di chuyển ra ngoài.
-
Nhỏ một lượng nhỏ vừa đủ nước oxy già vào bên trong tai. Sau đó khi bạn cảm giác côn trùng không còn động đậy thì nghiêng sang một bên để côn trùng theo nước và trôi ra.
6.2. Đối với vật thể là những đồ chơi, vật nhỏ
Đối với vật thể là những đồ chơi, vật nhỏ thì bạn nên sử dụng nhíp hoặc ống hút để lấy ra một cách khéo léo:
-
Nếu vật thể kẹt không sâu bên phía trong tai, có thể dùng nhíp để gắp vật thể ra bên ngoài.
-
Dùng ống nhựa đặt gần vào lỗ tai, nếu vật thể nhẹ có thể dùng ống hút để hút vật thể ra bên ngoài.
7. Tìm hiểu 1 số phương pháp lấy dị vật tại bệnh viện
Khi chúng ta không thể tự ý lấy dị vật bên trong tai của mình ra ngoài thì nên lưu ý tới gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và đưa dị vật ra bên ngoài một cách tốt nhất.
-
Rửa ống tai: Kỹ thuật này cần dùng ống bơm nước ấm vào thành trên của ống tai. Khi đó nước sẽ đi vào bên trong tai và luồn vào phía sau của dị vật. Từ đó dị vật sẽ được đẩy ra ngoài theo dòng nước.
-
Dùng nhíp: Đầu tiên các bác sĩ sẽ dùng phễu soi tai để kiểm tra và xác định dị vật bên trong tai. Sau đó dùng nhíp nhẹ nhàng gắp vật thể ra ngoài để không gây tổn thương tới tai. Nếu dị vật là đồ kim loại, dùng dụng cụ có từ tính để hút vật thể ra bên ngoài.
-
Dùng giác hút: Sử dụng một ống nhỏ đặt vào gần sát bên trong dị vật sau đó hút mạnh để đưa dị vật ra ngoài. Lưu ý chi sử dụng với các dị vật cứng, nhỏ và nhẹ để dễ dàng hút ra. Tránh việc hút quá mạnh ảnh hưởng tới màng nhĩ của tai.
-
Dùng thuốc gây mê: trẻ em thường rất dễ quấy khóc cũng như không dữ yên tư thế nhất định. Vì vậy rất dễ xảy ra những tình trạng không mong muốn khi trẻ quay đầu hay cử động. Cần sử dụng thuốc gây mê để dễ dàng hơn khi tiến hành đưa dị vật ra ngoài cho trẻ.
-
Dùng kháng sinh: Nếu dị vật bên trong tai của bạn gây thủng màng nhĩ thì bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng. Sau đó từ 1 đến 2 tháng màng nhĩ của bạn sẽ tự hồi phục.
Các cách lấy dị vật trong tai một cách hiệu quả
8. Cách phòng tránh dị vật vào bên trong tai
Để phòng tránh những trường hợp dị vật vào trong tai gây những hậu quả không đáng có thì bạn nên lưu ý những cách phòng tránh sau đây:
-
Không nên để trẻ em tiếp xúc và chơi với những vật dụng và đồ chơi nhỏ, dễ đưa vào phía bên trong tai của trẻ.
-
Không nên sử dụng các vật dụng dễ gãy và mắc kẹt bên trong tai để ngoáy tai.
-
Hạn chế việc ngủ dưới đất, nên sử dụng màn để tránh việc công trùng vào trong tai khi ngủ.
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho bạn về dị vật trong tai và những lưu ý, phương pháp để đưa dị vật ra bên ngoài an toàn,… Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh xử lý và tốt nhất, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Từ khóa » Bông Khoáy Tai
-
Tác Hại Của Thói Quen Ngoáy Tai - Sở Y Tế Nam Định
-
Ngoáy Tai Thường Xuyên ảnh Hưởng đến Sức Khỏe?
-
NGOÁY TAI, LẤY RÁY TAI - CÓ NÊN KHÔNG? | Thư Viện Sức Khỏe
-
Hiểu đúng Về "RÁY TAI" Và Chăm Sóc Tai đúng Cách
-
Bông Ngoáy Tai Yumy - 1 đầu Xoáy - 1 đầu Thường | Shopee Việt Nam
-
Tai Chảy Máu Do Lấy Ráy Tai Phải Làm Gì? - Vinmec
-
Thói Quen Ngoáy Tai Bằng Tăm Bông Có Nguy Hiểm Hay Không Và Cần ...
-
Không Bao Giờ được Lấy Ráy Tai! - Báo Thanh Niên
-
Ngoáy Tai Cho Bé Vài Tháng Tuổi: Cần Thiết Hay Nguy Hiểm?
-
Gạo, Nếp ở đâu? Nơi Bán Tai Lon
-
How To Say ""bông Ngoáy Tai"" In American English. - Language Drops
-
[PDF] Bản Hướng Dẫn Việc Xét Nghiệm Coronavirus (COVID-19) Tại Nhà
-
Cách để Lấy Dị Vật Ra Khỏi Tai - WikiHow