Cách để Nói ít đi - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tasha Rube, LMSW. Tasha Rube là nhân viên xã hội được cấp phép tại Missouri. Cô đã nhận bằng MSW của Đại học Missouri vào năm 2014. Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 88.202 lần.
Trong bài viết này: Nói ở mức tối thiểu Lắng nghe nhiều hơn Tránh mắc lỗi Bài viết có liên quan Tham khảoNhiều người muốn học cách nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Nghe nhiều hơn có thể giúp bạn thu thập thông tin, hiểu người khác hơn và học cách thể hiện bản thân một cách súc tích.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Nói ở mức tối thiểu
Tải về bản PDF-
- Mọi người có xu hướng lắng nghe những ai nói năng thận trọng. Người thường xuyên thể hiện quan điểm hay lắm chuyện về lâu dài có thể đánh mất sự chú ý của người khác. Nếu bạn có khuynh hướng nói nhiều, bạn sẽ thấy mình thường xuyên chia sẻ thông tin không cần thiết.
1 Chỉ nói khi thấy quan trọng. Trước khi nói, hãy tự hỏi bản thân liệu điều bạn sẽ nói ra có thực sự quan trọng không. Bạn cần tránh nói khi không có đóng góp gì cho cuộc thảo luận.[1] -
- Ví dụ, nếu bạn và đồng nghiệp cùng ở trong phòng nghỉ giải lao, bạn không nhất thiết phải nói chuyện xã giao. Nếu đồng nghiệp của bạn có vẻ không thích nói chuyện, họ sẽ không muốn giao tiếp.
- Trong trường hợp này, bạn chỉ cần mìm cười lịch sự hoặc giữ im lặng.
2 Tránh nói để lấp chỗ trống. Mọi người thường hay nói để lấp chỗ trống. Bạn có thể thấy mình nói chuyện nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong sự im lặng ở các tình huống công việc, như ở trường học hay công sở. Đôi khi, im lặng là cần thiết và bạn không cần phải nói chỉ để lấp chỗ trống.[2] -
- Khi nói quá nhiều, mọi người thường tiết lộ thông tin đáng lẽ nên giữ kín. Khi nghĩ về một điều gì đó muốn nói, đặc biệt là chuyện rất riêng tư, bạn hãy dừng lại một chút. Nhớ rằng sau này bạn vẫn luôn có thể nói ra điều đó nhưng nếu đã trót nói ra rồi thì bạn sẽ chẳng thể giữ riêng cho mình được nữa.
3 Nghĩ kỹ trước khi nói. Nếu bạn nói quá thường xuyên, bạn sẽ nghĩ gì nói đấy mà không có sự chọn lọc. Học nói ít đi có nghĩa là học để nghĩ về những gì sẽ nói. Trước khi nói điều gì, hãy cố gắng nghĩ trước về những từ bạn sẽ nói. Cách này sẽ giúp bạn giữ kín một số điều cho riêng mình, khiến bạn nói ít đi.[3] -
- Quan sát ngôn ngữ cơ thể. Người nghe có thể ngọ nguậy hoặc kiểm tra điện thoại khi họ bắt đầu thấy chán. Mắt họ sẽ chuyển sang nhìn chỗ khác. Vì vậy, hãy cố gắng gói gọn câu chuyện trong vòng 20 giây tiếp theo và dành cơ hội cho người kia chia sẻ.
- Thông thường, bạn không nên nói quá 40 giây mỗi lần. Nói lâu hơn sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc bị lấn át.
4 Chú ý đến khoảng thời gian nói chuyện. Việc ước lượng mình đã nói được bao lâu rồi sẽ giúp bạn nói ít đi. Thường thì sau khoảng 20 giây nói chuyện, bạn có nguy cơ đánh mất sự chú ý của người nghe. Sau ngưỡng thời gian này, hãy chú ý đến người nghe. Tìm xem có dấu hiệu nào cho thấy họ đang giảm dần sự quan tâm hay không.[4] -
- Khi thấy mình nói quá nhiều, bạn hãy dừng lại và đánh giá cảm xúc của bản thân. Bạn cảm thấy thế nào? Có đang lo ngại điều gì không?
- Bạn có thể đếm đến 10 trong đầu hoặc hít thở sâu nếu đang lo lắng. Bạn cũng có thể tự động viên mình trước khi tham gia các sự kiện xã hội. Tự nhắc bản thân rằng lo lắng là chuyện bình thường nhưng hãy thư giãn và vui vẻ.
- Nếu ngại giao tiếp xã hội là vấn đề nghiêm trọng đối với bạn, hãy gặp chuyên gia trị liệu để được điều trị.
5 Hãy xem liệu có phải bạn đang nói để lấn át sự sợ hãi không. Mọi người thường nói quá nhiều do chứng ngại giao tiếp xã hội tiềm ẩn. Hãy chú ý mỗi khi bạn nói quá nhiều. Có phải bạn đang lo sợ không? Nếu đúng, hãy tìm cách khác để giải quyết vấn đề này.[5] -
- Nếu bạn có xu hướng nói nhiều để khiến người khác chú ý, thì hãy tự nhủ rằng người khác sẽ ấn tượng với những gì bạn nói hơn là bạn nói bao lâu.
- Thay vì thao thao bất tuyệt về bản thân, hãy để dành những điều bạn biết vào thời điểm bạn có thể đóng góp điều gì đó giá trị trong cuộc hội thoại.
6 Tránh nói để gây ấn tượng với người khác. Mọi người có xu hướng nói quá nhiều để gây ấn tượng với người khác, đặc biệt là trong môi trường công việc. Nếu thấy mình nói nhiều, hãy suy nghĩ liệu có phải bạn đang cố gắng khoe mẽ hay không.[6]
Lắng nghe nhiều hơn
Tải về bản PDF-
- Hãy thường xuyên nhìn vào người đang nói. Nếu bạn cảm thấy có suy nghĩ khác đang len lỏi vào đầu, hãy tự nhắc bản thân quay trở lại thực tại và lắng nghe.
1 Chỉ tập trung vào người nói. Khi đang nói chuyện, bạn không nên ngó vào điện thoại hay nhìn lơ đãng xung quanh. Đừng nghĩ vẩn vơ về những thứ như bạn sẽ làm gì sau giờ tan công sở hay ăn gì cho bữa tối hôm ấy. Hãy hướng hoàn toàn sự chú ý vào người đang nói. Điều này sẽ giúp bạn nghe tốt hơn vì bạn tập trung vào những gì người kia đang trình bày.[7] -
- Thiết bị điện tử, như điện thoại di động, thường khiến bạn phải để mắt, nhất là khi phát ra tiếng động hoặc có thông báo. Để điện thoại vào trong ví hoặc túi khi nói chuyện với người khác sẽ giúp bạn không bị phân tâm nữa.
- Tiếp xúc bằng mắt có thể giúp bạn biết liệu bạn có khiến người khác phát chán hay không. Nếu người kia không nhìn vào mắt bạn khi bạn nói, có thể bạn đang nói quá nhiều. Hãy dừng lại và nhường lời cho họ.
2 Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt. Tiếp xúc bằng mắt cho thấy bạn đang chú ý. Hãy nhìn vào mắt người đối thoại khi họ nói. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý và sự tồn tại của bạn. Thiếu giao tiếp bằng mắt có thể bị coi là thô lỗ hoặc thờ ơ.[8] -
- Mường tượng những gì đang trao đổi cũng sẽ có ích cho bạn. Hãy vẽ trong đầu các hình ảnh mô tả những điều mà người kia đang nói.
- Bạn cũng có thể bám vào những từ khóa hoặc cụm từ trong khi người kia nói.
3 Hãy suy nghĩ về những gì người kia nói. Lắng nghe không phải là thụ động. Khi một người nào đó đang nói, việc của bạn là nghe xem họ nói gì. Cố gắng không đánh giá khi bạn đang nghe. Dù không đồng ý với những gì người kia nói, bạn cũng phải đợi đến lượt mới bày tỏ ý kiến. Đừng chỉ nghĩ cách sẽ đáp trả như thế nào khi họ đang nói.[9] -
- Ví dụ, bạn có thể nói: "Vậy có phải cậu bảo cậu đang lo lắng về bữa tiệc công ty sắp tới à".
- Sau đó, hãy đặt câu hỏi. Chẳng hạn như: "Cậu nghĩ sự căng thẳng đó là do đâu? Cậu có muốn nói chuyện về vấn đề này không?"
- Hãy đảm bảo thể hiện sự thông cảm và không đánh giá khi lắng nghe người kia nói. Bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng và công nhận quan điểm của họ mà không cần phải từ bỏ quan điểm của mình.
4 Làm rõ những điều người kia đang nói. Trong các cuộc hội thoại, cuối cùng thì cũng sẽ đến lượt bạn nói. Tuy nhiên, trước khi nói, hãy làm rõ bạn đã nghe được những gì. Diễn giải theo cách của mình những gì người kia nói và đặt câu hỏi.[10] Đừng lặp lại nguyên văn lời nói của họ. Đơn giản là diễn giải cách hiểu của bạn đối với những gì họ nói. Bạn cũng nên nhớ rằng nghe tích cực sẽ giúp bạn tập trung vào người nói và cho họ thấy bạn đang lắng nghe. Không sử dụng việc nghe tích cực như là cách để nói xen vào hay để thể hiện ý kiến của bạn.
Tránh mắc lỗi
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, nếu bạn đang trải qua khó khăn lớn trong cuộc sống, việc chia sẻ với người khác nếu bạn cần hỗ trợ là chuyện bình thường.
- Việc chia sẻ cũng quan trọng nếu ý kiến của bạn có giá trị. Giả sử nếu bạn có quan điểm mạnh mẽ về điều gì đó trong công việc thì việc chia sẻ với lãnh đạo cũng như đồng nghiệp sẽ có lợi cho tất cả.
1 Thể hiện bản thân khi cần thiết. Đừng cho rằng nói ít đi có nghĩa là không khẳng định và thể hiện bản thân. Nếu bạn có mối lo thực sự hoặc có ý kiến quan trọng, đừng ngại nói ra. Một phần của việc nói ít đi là biết khi nào là lúc cần chia sẻ.[11] -
- Giao tiếp bằng mắt cũng có thể ít phù hợp hơn đối với một số nền văn hóa. Văn hóa Á châu có thể coi giao tiếp bằng mắt là thiếu tôn trọng. Nếu bạn gặp một người đến từ nền văn hóa khác, nhớ nghiên cứu các nghi thức xã hội liên quan đến giao tiếp bằng mắt.
2 Đừng lạm dụng việc giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng nhưng có thể gây căng thẳng nếu thực hiện liên tục. Giao tiếp bằng mắt thường được gắn với sự tự tin và chăm chú, nhưng nếu quá mức thì lại có vẻ như bạn không tin tưởng. Bạn nên nhìn vào mắt người nói tầm 7 đến 10 giây rồi nhìn ra chỗ khác một lúc.[12] - 3 Hãy giữ đầu óc cởi mở khi nghe người khác nói. Ai cũng có quan điểm và nhận thức riêng về những gì đúng và thông thường. Khi bạn lắng nghe chăm chú một người khác, họ có thể nói những điều bạn không đồng quan điểm. Tuy nhiên, khi đang nghe, việc quan trọng là không đưa ra nhận xét. Nếu bạn cảm thấy mình đang suy xét về ai đó thì hãy dừng lại và tự nhắc bản thân tập trung vào lời nói của người kia. Bạn có thể phân tích thông tin sau đó. Trong lúc nghe, hãy tập trung vào người nói và đừng đánh giá.[13] Quảng cáo
Lời khuyên
- Trước khi tham gia vào cuộc nói chuyện, hãy cân nhắc liệu đóng góp của bạn là cần thiết hay không; nếu không, hãy giữ im lặng.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảm Cách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Cách đểTrưởng thành Cách đểNgừng thói quen thủ dâm Cách đểĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc Cách đểXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân Cách đểTrở nên Hài hước Cách đểHết nhút nhát và trở nên tự tin Cách đểTrở nên Trầm tĩnh Cách đểNhớ lại thứ mà bạn đã quên Cách đểLột xác bản thân Cách đểTự Vệ Cách đểLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích Cách đểKhắc phục thói Lười biếng Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.inc.com/minda-zetlin/7-reasons-why-its-smart-to-listen-more-than-you-talk.html
- ↑ http://www.inc.com/minda-zetlin/7-reasons-why-its-smart-to-listen-more-than-you-talk.html
- ↑ http://www.inc.com/minda-zetlin/7-reasons-why-its-smart-to-listen-more-than-you-talk.html
- ↑ https://www.fastcompany.com/3047285/know-it-all/the-science-of-why-we-talk-too-much-and-how-to-shut-up
- ↑ https://www.fastcompany.com/3047285/know-it-all/the-science-of-why-we-talk-too-much-and-how-to-shut-up
- ↑ https://www.fastcompany.com/3047285/know-it-all/the-science-of-why-we-talk-too-much-and-how-to-shut-up
- ↑ https://www.skillsyouneed.com/ips/listening-skills.html
- ↑ http://www.forbes.com/sites/womensmedia/2012/11/09/10-steps-to-effective-listening/#27dfa1e226fb
- ↑ http://www.forbes.com/sites/womensmedia/2012/11/09/10-steps-to-effective-listening/#27dfa1e226fb
- ↑ https://www.wsj.com/articles/tuning-in-how-to-listen-better-1406070727
- ↑ http://www.inc.com/minda-zetlin/7-reasons-why-its-smart-to-listen-more-than-you-talk.html
- ↑ http://www.inc.com/abigail-tracy/eye-contact-too-much-or-too-little.html
- ↑ http://www.forbes.com/sites/womensmedia/2012/11/09/10-steps-to-effective-listening/#278a38f326fb
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Tasha Rube, LMSW Nhân viên công tác xã hội Bài viết này đã được cùng viết bởi Tasha Rube, LMSW. Tasha Rube là nhân viên xã hội được cấp phép tại Missouri. Cô đã nhận bằng MSW của Đại học Missouri vào năm 2014. Bài viết này đã được xem 88.202 lần. Chuyên mục: Phát triển cá nhân Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Hàn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Ba Tư- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảmCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểTrưởng thànhCách đểNgừng thói quen thủ dâmTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Phát triển cá nhân
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--424Từ khóa » Cách Nói ít Hiểu Nhiều
-
Nửa đời Còn Lại, Hãy Học Cách "Nói ít đi, Nghĩ Nhiều Hơn", đó Mới Là ...
-
Học Cách Nói ít để Thể Hiện Sự Khôn Ngoan - YAN
-
Nói ít Hiểu Nhiều - Overflowing Buckets
-
Người Khôn Nói ít Hiểu Nhiều, Nhìn 10 Hành động Này Bắt Bài Ngay ...
-
Nói ít Hiểu Nhiều - Báo Thanh Niên
-
Review Sách “Nói ít Hiểu Nhiều” - Càng Ngắn Gọn Càng Hiệu Quả
-
Sách Nói Ít Hiểu Nhiều - FAHASA.COM
-
Nói ít Hiểu Nhiều: Ba Chìa Khóa Chinh Phục Người Nghe - Goodreads
-
Nói Ít Hiểu Nhiều | Tiki
-
Cách để Nói ít đi Mới 2022 - Ciscolinksys
-
Nói Ít Hiểu Nhiều - Ba Chìa Khóa Chinh Phục Người Nghe
-
Nửa Đời Còn Lại Hãy Học Cách Nói Ít Đi Nghĩ Nhiều Hơn, Đó Mới ...
-
Học Cách "NÓI ÍT, LÀM NHIỀU" - Thầy Thích Pháp Hòa - YouTube