Cách để Thuyết Phục Bố Mẹ Cho Bạn Làm Bất Cứ điều Gì - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này có đồng tác giả là Nora Oliver, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 243.971 lần.
Trong bài viết này: Chuẩn bị thương lượng Thuyết phục bố mẹ Phản ứng với sự từ chối Bài viết có liên quan Tham khảoBạn và bố mẹ bạn không phải lúc nào cũng đồng tình với nhau, và đôi khi thật khó mà thuyết phục họ cho phép bạn làm một điều gì đó, ngay cả khi bạn thấy mình xứng đáng được cho cơ hội. Để thuyết phục bố mẹ cho bất cứ thứ gì, bạn cần chuẩn bị lý lẽ vững chắc ủng hộ cho thứ mình muốn, thậm chí trước cả khi nói với bố mẹ, tiếp đó đề nghị bằng giọng bình tĩnh, lễ phép khi bố mẹ bạn đang có tâm trạng thoải mái và có thể lắng nghe. Kiên nhẫn chờ và sẵn sàng thỏa hiệp, chứng tỏ cho bố mẹ thấy rằng bạn đã đủ chín chắn để xử trí bất cứ việc gì bạn muốn làm. Có khả năng bạn vẫn nhận được câu trả lời “Không”. Nhưng nếu khéo thương lượng, bạn có thể tăng cơ hội được bố mẹ đồng ý.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Chuẩn bị thương lượng
Tải về bản PDF-
- Nếu muốn bố mẹ cho phép nuôi chó, bạn hãy nghiên cứu xem chi phí nuôi chó tốn bao nhiêu tiền và giá mua chó là bao nhiêu. Ngoài những thông tin chi tiết về chó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về những điểm tốt của việc nuôi chó, và vì sao điều đó lại tuyệt vời cho bạn và gia đình bạn.
- Việc lờ đi "bất lợi" của thứ bạn thích sẽ không ích gì, vì hầu như phụ huynh nào cũng sẽ nêu ra những điểm đó, và rõ ràng là bất lợi nếu bạn không có thời gian để suy nghĩ về nhược điểm của nó khi đang cố gắng thuyết phục bố mẹ. Để đề phòng điều này, bạn hãy tìm trước những "bất lợi" của thứ bạn muốn xin để có thời gian suy nghĩ câu trả lời.
1 Tìm thêm thông tin về điều bạn muốn xin bố mẹ. Đảm bảo hiểu kỹ về thứ mà bạn ao ước để có thể trả lời khi bố mẹ hỏi. Thử viết ra vài gạch đầu dòng cho dễ nhớ nếu bạn thấy việc này có ích. Sẽ rất có lợi nếu bạn có thể diễn giải những điều mà bạn tìm hiểu được về đề tài đó. Ngoài ra, nếu bạn sẵn sàng và có khả năng, hãy cân nhắc trả một phần tiền cho thứ bạn muốn. -
- Ví dụ, nếu muốn đến chơi nhà bạn bè và ngủ lại, bạn cần đảm bảo bố mẹ biết số điện thoại, tên của bố mẹ bạn ấy và biết nhà bạn ấy ở đâu.
- Nếu muốn xỏ khuyên trên người hoặc xăm hình, bạn nên lấy số điện thoại của cơ sở xăm hình hoặc vài trang web uy tín nói về việc đó. Nếu bố mẹ bạn biết người mà bạn muốn đến nhà ngủ lại hoặc trước đó đã thấy tiệm xăm hình thì cũng có ích.
2 Đảm bảo có các nguồn uy tín mà bố mẹ có thể tin tưởng. Bố mẹ sẽ lưu tâm đến thứ bạn xin hơn nếu họ nắm được một số thông tin cơ bản. Càng quen thuộc với thứ bạn muốn xin thì bố mẹ càng thấy nó bớt “đáng sợ” hoặc “rủi ro”, và cơ hội được chấp nhận của bạn càng cao. Ngoài ra, bạn nên giữ lại các nguồn thông tin để bố mẹ bạn có thể vào trang web đó và tự nghiên cứu. -
- Nếu muốn nuôi thú cưng, bạn có thể dễ dàng nghĩ ra một số điểm có lợi cho mình. Thú cưng sẽ giúp cả nhà có thời gian gắn kết, người nuôi thú cưng thường sống lâu hơn, chơi với thú cưng là một phương pháp tập luyện tốt, và nó còn dạy bạn sống có trách nhiệm. Ai mà chẳng thích chứ?
3 Liệt kê những điểm chính trong lập luận của bạn. Người ta rất dễ bị cuốn vào trận tranh cãi và quên mất những lý lẽ ban đầu muốn nói. Viết ra ba hoặc bốn điểm chính mà bạn muốn thuyết phục bố mẹ. Trong lúc trao đổi, bạn cần nhớ lại và nhấn mạnh vào những điểm đó, đảm bảo thảo luận hết lý lẽ trước khi phải dùng đến “hạ sách” như, “Nhưng con thích lắm cơ!" -
- Tốt nhất là bạn nên làm những việc này nhiều ngày, thậm chí cả tuần trước khi xin. Nếu bố mẹ hỏi phòng bạn có sạch không và bạn trả lời rằng có, họ có thể đáp lại rằng, “Ồ, đã lâu rồi mới thấy phòng của con sạch như thế”. Có lẽ bạn phải làm việc này trước một thời gian dài để có sức thuyết phục.
4 Chuẩn bị cho những câu hỏi như, “Thế phòng của con có sạch không?” Để xem liệu bạn có xứng đáng với thứ bạn muốn xin không, hoặc đôi khi để cho qua cuộc tranh cãi, các bậc phụ huynh thường hỏi con rằng chúng có làm đúng bổn phận và nhiệm vụ của mình chưa. Chuẩn bị trước cho những câu hỏi này bằng cách dọn phòng của mình, nhà tắm, phòng khách, v.v…, làm bài tập, ăn rau – bất cứ điều gì bố mẹ thường bảo bạn phải làm. Không những điều này sẽ “vô hiệu hóa” những câu hỏi của bố mẹ mà còn chứng tỏ một điều rằng bạn thực sự có trách nhiệm.
Thuyết phục bố mẹ
Tải về bản PDF-
- Tuy nhiên, nếu bố hoặc mẹ bạn có vẻ hay bị căng thẳng thì việc xin nuôi một chú thú cưng chắc sẽ có lợi. Bạn có thể chỉ ra rằng mối gắn kết với một chú chó hoặc thú cưng khác có thể giúp ích đáng kể trong việc giảm căng thẳng, giảm huyết áp và giảm rủi ro mắc chứng trầm cảm.[1]
- Nếu bạn chưa hoàn thành các nhiệm vụ bố mẹ giao như việc nhà hoặc bài tập thì đây chưa phải là lúc thích hợp để xin bố mẹ. Đó sẽ là một lý do dễ dàng (và xác đáng) để họ bác bỏ, do đó bạn nên hoàn thành nhiệm vụ của mình trước đã.
1 Chọn đúng thời điểm để nêu vấn đề. Tìm lúc nào bố mẹ có vẻ thong thả và vui vẻ để thảo luận. Sẽ là không khôn ngoan nếu bạn hỏi xin điều gì đó khi một trong hai người có vẻ căng thẳng hoặc mệt mỏi, vì họ sẽ dễ bực mình. Thông thường thời gian cả nhà cùng quây quần ăn cơm tối là an toàn nhất. -
- Cho dù kết quả không như ý, cách cư xử chín chắn của bạn sẽ tạo điều kiện cho cuộc thảo luận sau này có thể diễn ra như mong muốn. Điều đó có thể khiến bố mẹ bạn nghĩ, “Ờ nhỉ, có lẽ con mình đã thực sự trưởng thành và đang chín chắn dần rồi”. Chắc bạn sẽ muốn bố mẹ băn khoăn tự hỏi liệu có nên đồng ý không, thế là lần sau khi đưa vấn đề này ra, họ sẽ nhiệt tình hơn.
2 Giữ bình tĩnh khi nói chuyện. Nếu bạn mè nheo và nổi giận, bố mẹ sẽ nghĩ bạn chưa đủ chín chắn để sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn đang xin. Họ sẽ lập tức kết thúc cuộc nói chuyện và bảo rằng chỉ nói chuyện khi bạn bình tĩnh hơn. Hoặc họ sẽ lý luận rằng cách nói của bạn chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng. Cả hai trường hợp này đều cần phải tránh! -
- Nếu xin bố mẹ một chiếc điện thoại, bạn hãy nói rõ rằng họ có thể dùng số điện thoại mới đó để kiểm tra bạn. Thậm chí bạn có thể sẵn sàng nói về hậu quả xảy ra nếu bố mẹ gọi mà bạn không trả lời; bạn sẽ chấp nhận bị khóa máy chứ?
- Nếu bạn muốn về nhà muộn hơn, hãy nhấn mạnh rằng như vậy bố mẹ sẽ có thêm thời gian rảnh rỗi. Ngoài ra bạn cũng chỉ xin về nhà muộn được nếu có thể đi nhờ xe ai đó để bố mẹ không phải đến đón.
3 Cho bố mẹ biết nó có lợi như thế nào với họ. Nhiều khi bố mẹ bạn sẽ nói rằng việc đó sẽ khiến họ tốn tiền bạc hoặc thời gian, hoặc cả hai. Bạn đang xin bố mẹ làm điều gì đó cho bạn, do đó hãy nhấn mạnh rằng nó có lợi cả cho họ nữa. Cả hai bên cùng có lợi, vậy thì tạo sao bố mẹ lại từ chối nhỉ? -
- Tốt nhất là bạn nên sắp xếp thời gian cụ thể để đưa ra đề nghị. Như vậy sẽ ít có khả năng bố mẹ đáp lại kiểu như, “Ôi, chúng ta chưa bàn về việc đó,” và bạn sẽ không phải làm nhiệm vụ khó khăn là chọn thời điểm để đưa ra đề tài này vào lần sau. Thay vào đó, bạn hãy nói vào bữa cơm tối tuần tới để chắc chắn hơn và có cơ hội hơn.
4 Chờ một thời gian để bố mẹ suy nghĩ. Đừng buộc họ phải trả lời ngay. Nói rằng bố mẹ hãy nói chuyện lại với bạn trong vài tiếng hoặc vài ngày nữa, bạn sẽ trả lời các câu hỏi và thắc mắc của họ. Cho bố mẹ biết rằng bạn muốn thảo luận về việc này như người trưởng thành chín chắn và có trách nhiệm, đồng thời bạn sẵn sàng vượt qua mọi chuyện có thể xảy ra. Hãy nói như vậy, và thế nào bạn cũng sẽ gây ấn tượng với bố mẹ bằng các lập luận vững chắc và hợp lý. -
- Ví dụ nếu muốn có một chú chó, bạn hãy cố gắng thương lượng rằng bạn sẽ dẫn chó đi dạo, cho chó ăn, cho chó đi vệ sinh, v.v…, ngoài việc thỏa thuận ai sẽ trả tiền mua chó và chi phí cho bác sĩ thú y. Trách nhiệm đối với thú cưng (hoặc điện thoại) sẽ không kết thúc sau khi mua, và đó chính là điều bố mẹ bạn lo ngại.
- Đưa ra “quy định” nếu bạn không thực hiện đúng cam kết. Nếu quên không cho chú cún của mình ra ngoài vài lần thì bạn sẽ phải chào tạm biệt với những tối thứ sáu được thức khuya hoặc giảm tiền tiêu vặt. Điều này sẽ chứng tỏ rằng bạn thực sự coi trọng thỏa thuận này và sẵn sàng “hy sinh”.
5 Thương lượng với bố mẹ. Cố gắng đạt đến thỏa thuận khiến cả hai bên đều vui vẻ. Sẵn sàng trả một phần tiền cước điện thoại hay làm thêm việc nhà để trao đổi. Đảm bảo bố mẹ cũng được lợi gì đó. Rốt cuộc thì có lẽ bố mẹ bạn cũng sẽ lưu tâm đôi chút đến thứ bạn muốn xin, bất kể đó là gì. -
- Câu chủ đề. Câu chuyển ý. Luận điểm chính (hoặc câu luận đề).
- Câu chủ đề 1. Dẫn chứng cụ thể: dẫn chứng cho thấy lý do tại sao bạn muốn có thứ đó. Diễn giải cho dẫn chứng: bạn sẽ nêu ra những ví dụ nào cho bố mẹ thấy? Câu chuyển ý.
- Câu chủ đề 2. Dẫn chứng cụ thể 2. Diễn giải cho dẫn chứng. Câu chuyển ý.
- Câu chủ đề này nói lên quan điểm khác về đối tượng vừa đề cập. Dẫn chứng cụ thể phản bác lại câu chủ đề vừa rồi. Diễn giải cho dẫn chứng cụ thể. Câu chuyển ý.
- Câu chủ đề 4 có thể giải thích một quan điểm khác, hoặc bạn có thể bỏ qua đoạn 4. Dẫn chứng cụ thể 4. Diễn giải cho dẫn chứng. Câu chuyển ý.
- Câu mở của phần kết luận. Khép lại luận điểm của chủ đề. Câu kết cần khẳng định lại luận đề.
- Nếu bạn viết đúng, nó sẽ rất hữu ích.
6 Viết ra các lý do. Một việc hữu ích là học cách viết bài luận về thứ bạn muốn, gọi là bài luận thuyết phục. Kết cấu của bài luận như sau:
Phản ứng với sự từ chối
Tải về bản PDF-
- Nếu biết được tại sao bố mẹ từ chối, bạn có thể tìm cách để gạt bỏ điều đó hoặc nói sao để họ đồng ý. Ví dụ, nếu bố mẹ không cho bạn điện thoại vì nghĩ rằng bạn chưa đủ lớn, vậy thì bạn hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn chín chắn ra sao. Việc xác định được lý do sẽ giúp bạn xử lý điểm mấu chốt của vấn đề.
1 Hỏi bố mẹ tại sao họ không đồng ý. Bạn luôn luôn có thể hỏi lý do tại sao bố mẹ không cho thứ mà bạn ao ước. Lý do bố mẹ đưa ra có lúc hợp lý, nhưng có lúc không thỏa đáng. Miễn là bạn cư xử đúng mực, gần như chắc chắn bố mẹ bạn sẽ vui vẻ nói cho bạn biết lý do. Hỏi về lo ngại của bố mẹ và cố gắng xử lý. Điều này có thể khiến bố mẹ nghĩ lại nếu bạn có lý lẽ thuyết phục. -
- Như đã đề cập ở trên, đôi khi bạn phải tính đến thời gian. Một vài ngày tỏ ngoan ngoãn có thể chưa đủ sức thuyết phục, nhưng vài tuần thì sao? Điều đó có thể đem lại kết quả kỳ diệu. Nếu bạn tiếp tục kiên nhẫn và chăm chỉ, bố mẹ có thể thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho trách nhiệm mới.
2 Hoàn thiện bản thân. Bố mẹ chắc chắn sẽ cân nhắc về hành vi của bạn. Hãy bắt đầu bằng những điểm số tốt ở trường (nếu bạn chưa được như vậy), làm việc nhà mà không cần bố mẹ bảo và tránh xa các rắc rối. Nhớ tỏ ra rằng bạn là người có đủ trách nhiệm để sở hữu thứ mà bạn đang xin. -
- Hành vi của bạn cũng có thể khiến bố mẹ bạn cảm thấy đôi chút áy náy, và trong trường hợp này thì quả là không tệ. Bạn càng ngoan ngoãn bao nhiêu thì bố mẹ bạn sẽ càng cảm thấy tội nghiệp cho bạn và có thể sẽ xiêu lòng.
3 Lễ phép với bố mẹ cho dù họ nói “không”. Đừng tỏ ra bực bội. Ngoan ngoãn với bố mẹ và hành động như bình thường. Có thể bố mẹ bạn làm ra vẻ như không quan tâm, nhưng thực ra họ đang mỉm cười trong lòng, và điều này sẽ có lợi cho bạn về lâu dài. -
- Đảm bảo cách trình bày và chữ viết phải đẹp. Bố mẹ sẽ thấy bạn đã bỏ bao nhiêu công sức vào đó và nó có ý nghĩa với bạn như thế nào. Đây cũng là điểm khởi đầu tốt để bạn chứng tỏ mình sẽ sẵn sàng ra sao. Cho bố mẹ thấy bạn sẽ cố gắng như thế nào trong thư cũng là ý hay, viết rằng bạn sẽ chăm sóc chú cún, dọn vệ sinh và dẫn nó đi dạo khi cần.
4 Viết thư. Đôi khi các phụ huynh sẽ phản ứng tốt hơn với cuộc tranh luận được viết ra giấy. Bạn có thể viết một bức thư thuyết phục bố mẹ, trong đó giải thích lý do vì sao bạn xứng đáng với thứ mà bạn đang muốn có. Điều này có vẻ trang trọng, và bố mẹ sẽ ấn tượng với cách bạn xử lý tình huống chín chắn như vậy. -
- Giả dụ như bạn đang xin bố mẹ một chiếc điện thoại di động, và bạn bắt đầu với lập luận logic rằng nó giúp cho sự an toàn của bạn – nếu lỡ có chuyện gì, bạn có thể gọi bố mẹ. Nếu lập luận này không có tác dụng, bạn cần đổi chiến thuật. Bạn có thể nói rằng mình cần điện thoại để kết bạn ở trường như thế nào, hoặc để xin việc, để làm công việc tình nguyện, thậm chí để giao dịch ngay lúc này khi bạn tìm được một món hời. Bạn nghĩ điều gì sẽ tác động tới bố mẹ?
5 Thay đổi chiến thuật. Nếu phương pháp thuyết phục không có hiệu quả, bạn hãy thử chuyển sang tranh luận. Đừng nói đi nói lại mãi một điểm. Cho bố mẹ thấy bạn có nhiều lý do xác đáng để có được thứ bạn đang muốn xin. -
- Bạn nên nhắc lại việc này vào lúc khác, nhưng đừng vội vàng quá. Ví dụ như nếu bố mẹ bảo rằng sau lễ Giáng sinh mới nói chuyện, bạn hãy chờ qua Giáng sinh một tuần. Tôn trọng ý muốn của bố mẹ, và họ sẽ tôn trọng mong muốn của bạn (và sẽ cho bạn).
6 Cứ để yên như vậy. Đôi khi bạn nên để yên một thời gian. Bạn chỉ cần nói, “Vâng, cảm ơn bố mẹ đã nói chuyện với con” và rút lui. Bạn có thể thử lại vào lúc khác. Tiếp tục chứng tỏ mình có trách nhiệm, và bố mẹ bạn có thể đổi ý. Dù sao thì bạn cũng đang lớn lên và trưởng thành dần. - 7 Xin ít thôi! Nếu bạn muốn xin một chú chó và bố mẹ bảo không thể được, con chó đó quá to và đắt, bạn hãy giữ bình tĩnh. Nếu bố mẹ không muốn cho bạn nuôi chó chăn cừu Đức, bạn có thể xin một con cá vàng, chuột lang, hay loại thú cưng gì đó nhỏ nhỏ và dễ nuôi. Biết đâu bạn lại vui hơn với chú cá thân yêu của mình. Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu bố mẹ từ chối, bạn hãy chờ vài ngày trước khi thử xin lại. Đừng quay lại ngay sau nửa giờ, vì nếu bạn cho bố mẹ thời gian suy nghĩ, biết đâu họ lại âm thầm đổi ý.
- Hiểu rằng bố mẹ bao giờ cũng muốn con cái được an toàn, và mọi người đều có các quan điểm và đánh giá khác nhau về việc bạn muốn làm.
- Lắng nghe lý do bố mẹ không muốn bạn có thứ đó. Sau đó nói với họ vì sao bạn nghĩ nó là ý tưởng hay. Cố gắng xử lý những lo ngại của họ sao cho thỏa đáng. Ví dụ: “Mẹ ơi, mẹ mua cho con đôi giày kia được không?” “Không, đôi giày đó không êm chân đâu”. “Con sẽ cho miếng lót giày vào giày cho êm, con có thể góp thêm tiền mua giày nữa”.
- Làm những việc mà bố mẹ không chờ đợi bạn làm. Như thế sẽ khiến bố mẹ nghĩ rằng bạn cần được thưởng cho những việc làm tốt đó. Ví dụ như “Lúc này con làm giỏi lắm, mẹ cho con tiền này.” “Mẹ, con không muốn lấy tiền, con muốn đi xem phim với bạn vào thứ sáu này cơ, được không mẹ?”
- Đừng nổi giận, nhưng nhớ tỏ ra thất vọng đôi chút. Như vậy bố mẹ sẽ biết là bạn thực sự muốn có thứ bạn xin. Sau đó vui vẻ trở lại để chứng tỏ bạn đã chín chắn. Nếu bạn vui vẻ ngay, nhiều khả năng bố mẹ sẽ nói “không”, vì họ nghĩ rằng bạn không thực sự thích nó cho lắm.
- Nếu đó là việc rất quan trọng, bạn có thể “tiền trảm hậu tấu”. Nhưng cách này chỉ nên dùng trong các tình huống thật cần thiết, chẳng hạn như một chuyến đi rong ruổi với người bạn trước khi cậu ấy đi nước ngoài.
- Nếu bố mẹ hỏi: “Ai sẽ dẫn chó đi dạo? Con à?”. Khi đó bạn hãy nói rằng bạn sẽ dẫn chó đi dạo vào buổi sáng và buổi tối, ngay cả khi phải đi học. Đừng ậm ừ và nói kiểu như : “Ờ…. Có thể buổi sáng không được…”Họ sẽ trả lời: “Như vậy thì con đâu có đủ trách nhiệm”.
- Đừng nài nỉ quá mức, thậm chí không nên nài nỉ, vì điều đó chỉ khiến bố mẹ bạn thấy phiền và sẽ từ chối.
- Nói một cách bình tĩnh và quả quyết.
- Không làm bất cứ điều gì gây tác dụng ngược; đừng hứa làm những việc mà bạn biết là không thể theo được, vì bố mẹ sẽ nghĩ bạn không có trách nhiệm.
- Dùng mẹo “trừ hao”. Bạn ao ước được nuôi một chú chuột lang? Hãy xin bố mẹ một chú chó, và khi họ nói không, bạn hãy “thương lượng” bằng chuột lang. Còn nếu bố mẹ gật đầu ngay, bạn sẽ có một chú chó. Đằng nào thì bạn cũng có lợi!
- Lắng nghe. Bố mẹ sẽ có điều để nói, và bạn cần chứng tỏ mình có trách nhiệm đủ để nghe lời khuyên của họ và phản ứng một cách tôn trọng. Điều này cho thấy sự chín chắn của bạn. Hãy nói chuyện như thể bạn cũng là người lớn.
Cảnh báo
- Nếu bố mẹ không cho, bạn cũng đừng phàn nàn! Hãy hỏi lý do, và cố gắng phân tích vì sao nó không đúng một cách từ tốn. Ví dụ, nếu bạn muốn nuôi thú cưng nhưng bố mẹ bạn nghĩ là họ sẽ phải chăm sóc nó, bạn hãy cho bố mẹ biết là bạn thích nó như thế nào và bạn sẽ chịu trách nhiệm chăm nó!
- Nếu bố mẹ đã không cho, bạn đừng len lén làm theo ý mình. Chẳng sớm thì muộn, họ sẽ phát hiện ra và không còn tin tưởng bạn nữa.
- ĐỪNG LIÊN TỤC LÀM PHIỀN BỐ MẸ! Nếu bạn không ngừng đòi hỏi, nhiều khả năng họ sẽ dùng quyền hành để phạt bạn.
- Đừng cãi lại; điều này sẽ chỉ khiến cơ hội bạn có được thứ mình muốn càng ít đi. Thay vào đó, hãy cư xử như một người trưởng thành để bố mẹ không nghĩ rằng bạn bắt đầu hư.
- Đừng phóng đại. Bố mẹ bạn sẽ biết tỏng nếu bạn hứa sẽ sơn lại nhà.
- Đừng mặc nhiên cho rằng bạn sẽ được như ý hoặc sẽ khiến bố mẹ mỏi mệt và cuối cùng sẽ nhượng bộ. Họ sẽ chỉ thấy phiền toái và từ chối. Bạn sẽ có được sự tôn trọng nhiều nhất nếu cũng tỏ ra biết tôn trọng.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểGiả Sốt Cách đểNgừng "tương tư" người bạn thích Cách đểNghỉ học Cách đểNói chuyện với giọng trầm hơn Cách đểThuyết phục bố mẹ mua đồ cho bạn Cách đểHôn Bạn gái Lần đầu tiên Cách đểQuan hệ tình dục mà không để bố mẹ biết Cách đểBỏ Nhà đi Cách đểNhận Biết khi Bạn Thực sự Thích Ai đó Cách đểBiết mình có đang cao lên hay không Cách đểKhiến Người ấy Thích Bạn Cách đểKhiến một bạn nam thích bạn (trung học) Cách đểBiết Cô ấy Thích Bạn qua Tin nhắn Cách đểĐối phó với việc bị xã hội cô lập Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/features/health-benefits-of-pets
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Nora Oliver Bài viết này có đồng tác giả là Nora Oliver, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 243.971 lần. Chuyên mục: Giới trẻ Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Indonesia Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểGiả SốtCách đểNgừng "tương tư" người bạn thíchCách đểNghỉ họcCách đểNói chuyện với giọng trầm hơnTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Giới trẻ
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--375Từ khóa » Cách để Nịnh
-
9 Cách Lấy Lòng Người Khác đã được Khoa Học Chứng Minh - Bestie
-
Cách Lấy Lòng Người Khác để Công Việc Luôn Như ý - Wiki Phununet
-
Cách Lấy Lòng Người Khác: Khiến Họ Thích Mình, Quý Mình - Chính Em
-
10 Cách Nịnh Vợ Thần Sầu Khiến Chị Em Yêu Chồng Hơn - VTC News
-
10 Cách 'nịnh' Nàng Mỗi Ngày - Sức Khỏe - Zing
-
Cách Nịnh Ny Khi Dỗi - Thả Rông
-
Cách Nịnh đàn ông - Hàng Hiệu
-
Cách Nịnh Người Yêu - Những Câu Nói Làm Người Yêu Vui Nhất
-
Mẹo Lấy Lòng Sếp Vô Cùng đơn Giản
-
10 Cách Nịnh Chồng - AFamily
-
Làm Sao định Nghĩa Nịnh Bợ? - Tuổi Trẻ Online
-
Nói Lời ái Ngữ Và Lời Nịnh Hót Làm Xiêu Lòng Người - .vn
-
6 Cách Giao Tiếp Thông Minh để Có được Hiệu Quả Tốt Nhất
-
CÁCH NỊNH VỢ THÔNG MINH CHUỘT LỖI HIỆU QUẢ