Cách để Tính Diện Tích Toàn Phần Của Hình Trụ - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Grace Imson, MA. Grace Imson là giáo viên toán với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy. Grace hiện tại là giáo viên dạy toán của Đại học Thành phố San Francisco và trước đây làm việc ở khoa toán của Đại học Saint Louis. Bà đã dạy toán ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Bà có bằng thạc sĩ về giáo dục của Đại học Saint Louis, chuyên ngành quản lý và giám sát trong giáo dục. Bài viết này đã được xem 42.543 lần.
Trong bài viết này: Tính diện tích của 2 hình tròn (2 x (π x r2)) Tính diện tích của mặt xung quanh (2π x r x h) Cộng hai kết quả với nhau ((2) x ( π x r2)) + (2π x r x h) Bài viết có liên quan Tham khảoDiện tích toàn phần của một hình là tổng diện tích của tất cả các mặt của nó. Để tìm diện tích hình trụ, bạn cần tìm diện tích của hai đáy và cộng với diện tích của mặt xung quanh. Công thức tính diện tích hình trụ là A = 2πr2 + 2πrh.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Tính diện tích của 2 hình tròn (2 x (π x r2))
Tải về bản PDF- 1 Hình dung hai mặt đáy của hình trụ. Hãy tưởng tượng hình dạng của hộp súp vì nó có hình trụ. Bạn sẽ thấy mặt trên và mặt dưới của nó đều như nhau. Cả hai đều là hình tròn. Bước đầu tiên để tìm diện tích toàn phần của hình trụ là tìm diện tích của hai hình tròn này.[1]
-
- Nếu là bài toán đố, bán kính có thể là dữ kiện được cho trước. Bài toán cũng có thể cho dữ kiện đường kính, tức là khoảng cách từ điểm bên này đến điểm bên kia trên đường tròn và đi qua tâm hình tròn. Bán kính có chiều dài bằng nửa đường kính.
- Bạn có thể dùng thước đo bán kính nếu đang tính diện tích toàn phần của một vật thật hình trụ.
2 Tìm bán kính hình trụ. Bán kính là khoảng cách từ tâm đường tròn đến một điểm trên đường tròn đó, được ký hiệu bằng chữ “r.” Bán kính hình trụ cũng bằng bán kính của hình tròn đáy. Trong ví dụ này, bán kính của hình tròn đáy là 3 cm.[2] -
- Để tìm diện tích đáy, bạn chỉ việc thay bán kính 3 cm vào phương trình để tim diện tích hình tròn: A = πr2. Cách làm như sau:[3]
- A = πr2
- A = π x 32
- A = π x 9 = 28,26 cm2
3 Tính diện tích cùa hình tròn bên trên. Diện tích hình tròn bằng số pi (~3.14) nhân với bình phương bán kính của nó. Phương trình được viết là π x r2, viết cách khác là π x r x r. - 4 Thực hiện tương tự cho hình tròn ở đầu kia. Sau khi đã tìm được diện tích của một đáy, bạn sẽ phải cộng thêm cả diện tích của đáy thứ hai. Bạn có thể làm các bước tương tự như đã làm với đáy thứ nhất, hoặc bạn nhận ra hai đáy này là như nhau. Có lẽ bạn không cần dùng phương trình tính diện tích hình tròn cho đáy thứ hai nếu hiểu điều này.[4] Quảng cáo
Tính diện tích của mặt xung quanh (2π x r x h)
Tải về bản PDF- 1 Hình dung mặt xung quanh của hình trụ. Khi tưởng tượng hình dạng của hộp súp, bạn sẽ thấy nó có đáy trên và đáy dưới. Hai đáy này nối với nhau bằng “thành” hộp. Bán kính của thành hộp cũng là bán kính của đáy, nhưng khác với đáy, phần thành xung quanh còn có chiều cao.[5]
- 2 Tìm chu vi của hình tròn. Bạn sẽ cần tìm chu vi để tìm diện tích của mặt xung quanh. Để tìm chu vi hình tròn, bạn chỉ cần nhân bán kính với 2π. Như vậy, chu vi có thể được tính bằng cách nhân 3 cm với 2π. 3 cm x 2π = 18,84 cm.[6]
- 3 Nhân chu vi của đường tròn với chiều cao của hình trụ. Phép tính này sẽ cho ra diện tích của mặt xung quanh. Nhân chu vi (= 18,84 cm) với chiều cao (5 cm). 18,84 cm x 5 cm = 94,2 cm2.[7] Quảng cáo
Cộng hai kết quả với nhau ((2) x ( π x r2)) + (2π x r x h)
Tải về bản PDF- 1 Hình dung toàn bộ hình trụ. Đầu tiên, bạn sẽ tưởng tượng ra hai đáy của hình trụ và tính tổng diện tích của chúng. Tiếp theo, hãy nghĩ về mặt xung quanh nối hai đáy của hình trụ và tính diện tích đó. Lần này, hãy nghĩ về toàn bộ hình trụ và tính diện tích toàn bộ bề mặt của nó.[8]
- 2 Nhân đôi diện tích của một đáy. Bạn chỉ cần nhân kết quả 28,26 cm2 với 2 để có diện tích của 2 đáy. 28.26 x 2 = 56.52 cm2. Như vậy là bạn đã có tổng diện tích của 2 đáy.
- 3 Cộng diện tích của mặt xung quanh với diện tích đáy. Sau khi cộng diện tích của 2 đáy với diện tích mặt xung quanh, bạn sẽ tìm được diện tích toàn phần của hình trụ. Mọi việc bạn cần làm là cộng diện tích của 2 đáy (56,52 cm2) với diện tích xung quanh (94,2 cm2). 56,52 cm2 + 94,2 cm2 = 150,72 cm2. Diện tích toàn phần của một hình trụ có chiều cao 5 cm và đáy hình tròn với bán kính 3 cm là 150,72 cm2.[9] Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu chiều cao hoặc bán kính bao gồm căn bậc hai, hãy tham khảo bài viết Cách để nhân căn bậc hai và cách để cộng và trừ căn bậc hai để có thêm thông tin.
Cảnh báo
- Luôn luôn nhớ nhân đôi diện tich đáy để cộng cả đáy thứ hai vào phép tính.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTìm Mẫu số Chung Nhỏ nhất Cách đểTính Đường kính của Hình tròn Cách đểTính Thể tích Cách đểHọc mã Morse Cách đểThêm trích dẫn vào bài luận Cách đểTính bước sóng Cách đểChèn ký hiệu pi Cách đểĐặt một cái tên độc đáo cho nhân vật Cách đểTính lực Căng dây trong Vật lý Cách đểChuẩn bị cho thảm họa núi lửa Cách đểThuyết trình trên lớp Cách đểTóm tắt bài báo khoa học Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.mathopenref.com/cylinderareamain.html
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Grace Imson, MA Giáo viên dạy toán Bài viết này đã được cùng viết bởi Grace Imson, MA. Grace Imson là giáo viên toán với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy. Grace hiện tại là giáo viên dạy toán của Đại học Thành phố San Francisco và trước đây làm việc ở khoa toán của Đại học Saint Louis. Bà đã dạy toán ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Bà có bằng thạc sĩ về giáo dục của Đại học Saint Louis, chuyên ngành quản lý và giám sát trong giáo dục. Bài viết này đã được xem 42.543 lần. Chuyên mục: Toán học | Giáo dục và Truyền thông Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Hà Lan Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Thái Tiếng Séc Tiếng Hàn Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTìm Mẫu số Chung Nhỏ nhấtCách đểTính Đường kính của Hình trònCách đểTính Thể tíchCách đểHọc mã MorseTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Giáo dục và Truyền thông
- Khoa học và Công nghệ
- Toán học
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--359Từ khóa » Ct Tính Diện Tích Hình Trụ Tròn
-
Công Thức Tính Thể Tích Hình Trụ, Diện Tích Xung Quanh Và Toàn Phần ...
-
Công Thức Tính Thể Tích Hình Trụ, Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ Và Toà
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Trụ, Ví Dụ Và Lời Giải Chi Tiết - Thủ Thuật
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ - THPT Sóc Trăng
-
Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ, Diện Tích Toàn Phần Hình Trụ
-
Diện Tích Toàn Phần Hình Trụ Tròn Xoay Là Gì ? Cách Tính Kèm Ví Dụ ...
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Trụ Tròn, Thể Tích ... - DINHNGHIA.VN
-
Công Thức Tính Diện Tích, Thể Tích Hình Trụ Như Thế Nào?
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ Và Toàn Phần Hình Trụ Tròn
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Trụ, Thể Tích Hình Trụ
-
Cách Tính Diện Tích Toàn Phần Hình Trụ - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Hướng Dẫn Cách Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ Chuẩn Xác 100%
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Trụ, Cách Để Tính Thể Tích Hình Trụ