Cách để Tính điện Trở Toàn Mạch - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Marvin Woo. Marvin Woo là thợ điện được cấp phép kiêm chủ sở hữu Woo's Electrical & Appliance tại East O’ahu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, ông chuyên lắp đặt và sửa chữa thiết bị gia dụng và hệ thống điện gia đình. Marvin đã được cấp phép và có bảo hiểm để thực hiện công việc liên quan đến điện. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 94.408 lần.
Trong bài viết này: Mạch điện nối tiếp Mạch điện song song Mạch kết hợp Sử dụng công thức tính công suất tiêu thụ Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoCó hai cách để kết nối các linh kiện điện với nhau. Trong mạch nối tiếp, chúng được mắc lần lượt còn với mạch song song, chúng được mắc dọc trên những nhánh song song. Cách mắc các điện trở thành phần sẽ quyết định điện trở toàn mạch.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Mạch điện nối tiếp
Tải về bản PDF- 1 Nhận diện mạch điện nối tiếp. Mạch điện nối tiếp chỉ là một mạch đơn khép kín, không có mạch nhánh. Mọi điện trở hay các linh kiện khác của mạch điện đều được xếp thành một hàng.
-
- Lấy ví dụ mạch nối tiếp có ba điện trở lần lượt là 2 Ω (ôm), 5 Ω và 7 Ω. Điện trở toàn mạch là 2 + 5 + 7 = 14 Ω.
2 Cộng toàn bộ giá trị điện trở với nhau. Trong mạch nối tiếp, điện trở toàn mạch bằng tổng mọi điện trở.[1] Cường độ dòng điện chạy qua mọi điện trở là như nhau, do đó, mỗi điện trở sẽ làm phần việc của mình đúng như những gì mà nó được kỳ vọng. -
- Trong mạch nối tiếp, cường độ dòng điện ở mọi điểm là như nhau.[2] Nếu biết cường độ dòng điện ở bất kỳ điểm nào, bạn có thể dùng giá trị đó cho phương trình này.
- Điện áp toàn mạch bằng điện áp của nguồn (pin). Nó khác điện áp của một thành phần trong mạch.[3]
3 Ta cũng có thể bắt đầu với cường độ dòng điện và điện áp. Nếu không biết giá trị điện trở của từng thành phần, bạn có thể dựa vào Định luật Ôm: V = IR, hay điện áp = cường độ dòng điện x điện trở. Bước đầu tiên là tìm cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch: -
- Ví dụ, một mạch nối tiếp được cấp điện bởi pin 12 vôn và cường độ dòng điện đo được là 8 amp. Điện trở toàn mạch phải là RT = 12 vôn / 8 amp = 1,5 ôm.
4 Thay giá trị vào Định luật Ôm. Biến đổi V = IR để tìm điện trở: R = V / I (điện trở = điện áp / cường độ dòng điện). Hãy thay các giá trị mà bạn tìm được vào công thức này để tìm tổng điện trở.
Mạch điện song song
Tải về bản PDF-
- Nếu mạch điện của bạn có các điện trở nằm trên mạch chính (trước hoặc sau phần phân nhánh), hoặc nếu có từ hai điện trở trở lên trên một nhánh riêng lẻ, thay vì đọc tiếp, hãy chuyển xuống hướng dẫn dành cho mạch kết hợp.
1 Hiểu mạch điện song song. Mạch điện song song chia thành nhiều nhánh, những nhánh này sau đó lại hợp lại. Từng nhánh đều có dòng điện chạy qua. - , trong đó, R1 là điện trở nhánh thứ nhất, R2 là điện trở nhánh thứ hai, và cứ thế cho đến nhánh cuối cùng Rn.
- Chẳng hạn như, xét một mạch song song có ba nhánh với điện trở mỗi nhánh lần lượt là 10 Ω, 2 Ω, and 1 Ω.Dùng công thức và tìm RT:Quy đồng mẫu số: Nhân hai vế cho RT: 1 = 1,6RTRT = 1 / 1,6 = 0,625 Ω.
2 Tính điện trở toàn mạch từ điện trở của từng nhánh. Bởi từng điện trở chỉ làm chậm dòng điện chạy qua một nhánh, nó chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến điện trở toàn mạch. Công thức điện trở toàn mạch RT là -
- Trong một mạch song song, điện áp của mỗi nhánh cũng bằng điện áp toàn mạch.[4] Chỉ cần biết điện áp của một nhánh, bạn đã sẵn sàng để đi tiếp. Điện áp toàn mạch cũng bằng điện áp của nguồn điện, chẳng hạn như pin.
- Trong mạch song song, cường độ dòng điện có thể khác nhau dọc theo từng nhánh. Bạn cần biết cường độ dòng điện tổng hợp, bằng không, bạn sẽ không thể tìm được điện trở toàn mạch.
3 Thay vì làm như trên, ta có thể bắt đầu với cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch. Nếu không biết điện trở của từng bộ phận, bạn sẽ cần đến cường độ dòng điện và điện áp: -
- Lấy ví dụ một mạch song song có điện áp 9 vôn và cường độ dòng điện toàn mạch là 3 amp. Điện trở toàn mạch RT = 9 vôn / 3 amp = 3 Ω.
4 Thay những giá trị này vào Định luật Ôm. Nếu đã biết cường độ dòng điện và điện áp toàn mạch, bạn có thể tìm được điện trở toàn mạch bằng Định luật Ôm: R = V / I. -
- Trong ứng dụng thực tế, điều này thường cho thấy một điện trở bị hư hoặc đã bị bỏ qua (đoản mạch) và cường độ dòng điện cao có thể sẽ làm hư hại những phần khác của mạch.[5]
5 Cẩn trọng với nhánh có điện trở bằng không. Nếu một nhánh trong mạch song song không có điện trở, toàn bộ dòng sẽ chạy qua nhánh đó. Điện trở toàn mạch là không ôm.
Mạch kết hợp
Tải về bản PDF-
- Lấy ví dụ một mạch có hai điện trở 1 Ω và 1,5 Ω được mắc nối tiếp. Sau điện trở thứ hai, mạch này chia làm hai nhánh song song, một nhánh mắc một điện trở 5 Ω và nhánh còn lại đi kèm điện trở 3 Ω. Ta khoanh tròn hai nhánh song song để tách biệt chúng với phần còn lại của mạch.
1 Chia mạch của bạn thành những phần nối tiếp và song song. Mạch kết hợp là mạch có một số thành phần được mắc nối tiếp (lần lượt) và một số khác được mắc song song (trên các nhánh khác nhau). Hãy tìm trong sơ đồ mạch điện những chỗ có thể đơn giản hóa thành khu vực chỉ mắc nối tiếp hoặc song song. Khoanh tròn từng vùng để tiện theo dõi. - để tìm điện trở tổng hợp của phần song song đơn lẻ của mạch.
- Mạch ví dụ có hai nhánh với điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 3 Ω. Ω
2 Tìm điện trở của từng phần song song. Sử dụng công thức điện trở song song -
- Trong ví dụ trên, bạn có thể phớt lờ hai nhánh và xem chúng như một điện trở 1,875 Ω.
3 Đơn giản hóa sơ đồ mạch điện của bạn. Một khi đã tìm được điện trở tổng hợp của phần song song, bạn có thể gạch bỏ cả phần này trên sơ đồ. Xem nó như là một dây đơn lẻ với điện trở bằng giá trị mà bạn vừa tìm được. -
- Sơ đồ mạch điện đã được đơn giản hóa có các điện trở 1 Ω, 1,5 Ω và một phần có điện trở 1,875 Ω như bạn vừa tính được. Chúng đều được mắc nối tiếp, do đó Ω.
4 Cộng các điện trở theo kiểu mắc nối tiếp. Một khi từng phần song song đã được thay thế bằng điện trở đơn lẻ, sơ đồ mạch điện chỉ còn là một vòng đơn: mạch nối tiếp. Điện trở toàn mạch của một mạch nối tiếp bằng tổng mọi điện trở riêng lẻ. Do đó, bạn chỉ việc cộng dồn để có được đáp án. - 5 Sử dụng định luật Ôm để tìm giá trị chưa biết. Nếu không biết điện trở của một thành phần trong mạch, hãy tìm cách tính nó. Nếu đã biết điện áp V và cường độ dòng điện I đi qua thành phần đó, hãy tìm điện trở bằng các sử dụng định luật Ôm: R = V / I. Quảng cáo
Sử dụng công thức tính công suất tiêu thụ
Tải về bản PDF-
- Nhớ rằng khi tìm điện trở toàn mạch, bạn cần biết công suất toàn mạch. Chỉ mỗi công suất tiêu thụ của một thành phần trong mạch là không đủ.
1 Học công thức tính công suất tiêu thụ. Công suất tiêu thụ là mức độ tiêu thụ năng lượng của mạch điện và là mức mà tại đó, mạch truyền tải năng lượng đến đối tượng cấp điện của nó (chẳng hạn như bóng đèn).[6] Công suất toàn mạch bằng tích của điện áp toàn mạch với cường độ dòng điện toàn mạch. Hay ở dạng phương trình, ta có: P = VI.[7] -
- P = VI (công suất = điện áp x cường độ dòng điện).
- Định luật Ôm nói rằng V = IR.
- Thay IR cho V trong công thức đầu tiên: P = (IR)I = I2R.
- Sắp xếp lại để tìm điện trở: R = P / I2.
- Trong mạch nối tiếp, cường độ dòng điện đi qua bất kỳ thành phần nào cũng bằng cường độ dòng điện toàn mạch. Điều này không đúng với mạch song song.
2 Dùng công suất và cường độ dòng điện để tìm điện trở. Nếu đã biết hai giá trị này, bạn có thể kết hợp hai công thức để tìm điện trở: -
- P = VI.
- Sắp xếp lại định luật Ôm theo I: I = V / R.
- Thay V / R cho I trong công thức tính công suất: P = V(V/R) = V2/R.
- Sắp xếp lại để tìm điện trở: R = V2/P.
- Trong mạch song song, điện áp của từng nhánh bằng điện áp toàn mạch. Điều này không đúng với mạch nối tiếp: điện áp từng thành phần không bằng điện áp toàn mạch.
3 Tìm điện trở từ công suất và điện áp. Nếu chỉ biết công suất và điện áp, bạn có thể dùng cách tiếp cận tương tự để tìm điện trở. Nhớ dùng điện áp toàn mạch hay điện áp của nguồn được dùng để cấp điện cho toàn mạch:
Lời khuyên
- Công suất được tính bằng watt (W).
- Điện áp được tính bằng vôn (V).
- Cường độ dòng điện được tính bằng amp (A), hay milliamp (mA). 1 ma = A = 0,001 A.
- Giá trị công suất P được dùng trong những công thức trên là công suất tức thời, nghĩa là công suất tại một thời điểm xác định. Nếu dùng điện xoay chiều (AC), công suất của mạch sẽ liên tục thay đổi. Thợ điện tính công suất trung bình của mạch AC bằng công thức Ptrung bình = VIcosθ, trong đó cosθ hệ số công suất của mạch.[8]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTính Lực Tác động F Cách đểTính trọng lượng dựa trên khối lượng Cách đểHiểu về công thức E=mc2 Cách đểTính bước sóng Cách đểTính vận tốc ban đầu Cách đểChuyển đổi giây sang giờ Cách đểTính công suất Cách đểTính độ lớn của véc tơ Cách đểTính áp suất riêng phần Cách đểTính tải trọng gió Cách đểTính lực Căng dây trong Vật lý Cách đểLàm mạch điện đơn giản Cách đểTính chu kì bán rã Đo độ dài: cách đo chính xác chiều dài của một vật Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.bbc.co.uk/bitesize/higher/physics/elect/resistors/revision/1/
- ↑ http://www.bbc.co.uk/bitesize/higher/physics/elect/resistors/revision/1/
- ↑ http://www.physicsclassroom.com/class/circuits/Lesson-4/Combination-Circuits
- ↑ https://www.swtc.edu/ag_power/electrical/lecture/parallel_circuits.htm
- ↑ http://www.allaboutcircuits.com/textbook/direct-current/chpt-5/component-failure-analysis/
- ↑ http://www.physicsclassroom.com/Class/circuits/u9l2d.cfm
- ↑ http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/electric/elepow.html
- ↑ hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/electric/powfac.html#c1
- Allan H. Robbins, Wilhelm C. Miller, Circuit Analysis: Theory and Practice, 4th Edition, Thomson Delmar Learning.
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Marvin Woo Thợ điện Bài viết này đã được cùng viết bởi Marvin Woo. Marvin Woo là thợ điện được cấp phép kiêm chủ sở hữu Woo's Electrical & Appliance tại East O’ahu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, ông chuyên lắp đặt và sửa chữa thiết bị gia dụng và hệ thống điện gia đình. Marvin đã được cấp phép và có bảo hiểm để thực hiện công việc liên quan đến điện. Bài viết này đã được xem 94.408 lần. Chuyên mục: Vật lý Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Hà Lan Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Hindi Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTính Lực Tác động FCách đểTính trọng lượng dựa trên khối lượngCách đểHiểu về công thức E=mc2Cách đểTính bước sóngTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Giáo dục và Truyền thông
- Khoa học và Công nghệ
- Vật lý
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--1132Từ khóa » Tính I Toàn Mạch Mắc Song Song
-
Tính Cường độ Dòng điện Qua Toàn Mạch Mắc Song Song ? - An Nhiên
-
Mạch Nối Tiếp Và Song Song – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đoạn Mạch Song Song Là Gì? Cách Tính Cường độ Dòng điện, Hiệu ...
-
Cường độ Dòng điện (I), Hiệu điện Thế (U) Và Điện ... - Soạn Bài Tập
-
Mạch điện Song Song: Công Thức Tính điện Trở Tương đương R, Hiệu ...
-
Phương Pháp Tính điện Trở Của Mạch Song Song Cực Hay | Vật Lí Lớp 9
-
Lý Thuyết Đoạn Mạch Song Song | SGK Vật Lí Lớp 9
-
Tính Giá Trị R, U, I Trong đoạn Mạch Mắc Song Song
-
Cường độ Dòng điện (I), Hiệu điện Thế (U) Và Điện Trở ... - Hayhochoi
-
Kiến Thức Vật Lý: Điện Trở Mắc Song Song, điện Trở Mắc Nối Tiếp
-
Điện Trở Mắc Nối Tiếp - Điện Trở Mắc Song Song - VOH
-
Dạng Bài Tập đoạn Mạch Song Song
-
Công Thức Tính điện Trở Mắc Song Song - Thả Rông
-
Định Luật Ôm Cho đoạn Mạch Nối Tiếp Và Song Song