Cách để Tính đòn Bẩy Hoạt động - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Darron Kendrick, CPA, MA. Darron Kendrick là giáo sư thỉnh giảng bộ môn kế toán và luật tại Đại học Bắc Georgia. Ông đã nhận bằng thạc sĩ về luật thuế của Trường Luật Thomas Jefferson năm 2012 và nhận bằng CPA của Ủy ban Kế toán Công cộng bang Alabama vào năm 1984. Bài viết này đã được xem 28.527 lần.
Trong bài viết này: Tính đòn bẩy hoạt động Phân tích chỉ số đòn bẩy hoạt động Đánh giá rủi ro bằng đòn bẩy hoạt động Bài viết có liên quan Tham khảoĐòn bẩy hoạt động là thước đo mức độ lợi nhuận công ty tạo ra từ chi phí cố định. Công ty càng tạo ra nhiều lợi nhuận từ mức chi phí cố định, thì chỉ số đòn bẩy hoạt động càng cao. Người ta có thể tính đòn bẩy hoạt động theo nhiều công thức khác nhau, nhưng trong đó công thức phổ biến nhất là tính tỷ lệ biến động của số dư đảm phí so với tỷ lệ biến động của lợi nhuận từ kinh doanh.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Tính đòn bẩy hoạt động
Tải về bản PDF-
- Ví dụ: giả sử Công ty ABC có tổng doanh số 100.000 USD vào tháng 12 năm 2015. Chi phí khả biến gồm: giá vốn hàng hóa - 30.000 USD; Tiền hoa hồng - 20.000 USD; Chi phí giao hàng - 10.000 USD.
- Số dư đảm phí là .
1 Tính số dư đảm phí (contribution margin). Số dư đảm phí là tổng doanh thu trừ chi phí khả biến. Chi phí khả biến là chi phí tăng lên theo từng quy mô doanh số. Giá vốn hàng hóa, chi phí hoa hồng và chi phí giao hàng là một số chi phí khả biến cơ bản. Lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí khả biến để tính số dư đảm phí.[1] -
- Giả sử chi phí cố định của Công ty ABC có: quảng cáo - 2.000 USD; Bảo hiểm – 5.000 USD; Tiền thuê nhà - 3.000 USD; dịch vụ - 2.000 đô la; Tiền lương - 18.000 đô la.
- Tổng chi phí cố định là 30.000 USD.
- Lợi nhuận từ kinh doanh là tổng doanh thu trừ chi phí khả biến và chi phí cố định.
- Đối với Công ty ABC, tổng doanh thu là 100.000 USD. Chi phí khả biến là 60.000 USD và chi phí cố định là 30.000 USD.
- Như vậy lợi nhuận từ kinh doanh của ABC = .
2 Tính lợi nhuận từ kinh doanh. Lợi nhuận từ kinh doanh là tổng doanh thu trừ đi tất cả chi phí hoạt động ngoại trừ lãi và thuế. Nếu đã khấu trừ chi phí khả biến, tiếp theo trừ thêm cho chi phí cố định để tính lợi nhuận từ kinh doanh. Chi phí cố định bao gồm quảng cáo, bảo hiểm, tiền thuê nhà, phí dịch vụ (điện, nước, v.v.), và lương bổng.[2] -
- Đòn bẩy hoạt động = số dư đảm phí / lợi nhuận từ kinh doanh.
- Đòn bẩy hoạt động của công ty ABC là 4.
3 Tính đòn bẩy hoạt động. Lấy số dư đảm phí chia cho lợi nhuận từ kinh doanh. Quay lại ví dụ trên, công ty ABC có số dư đảm phí là 40.000 USD và lợi nhuận từ kinh doanh là 10.000 USD.[3] .
Phân tích chỉ số đòn bẩy hoạt động
Tải về bản PDF-
- Chi phí cố định theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí càng cao, thì đòn bẩy hoạt động cũng sẽ càng lớn.
- Khi đòn bẩy hoạt động cao hơn có nghĩa là thu nhập ròng của bạn tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn.
1 Đánh giá lợi nhuận bằng thước đo đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động cho bạn biết tốc độ lợi nhuận thuần từ kinh doanh tăng lên theo doanh thu như thế nào. Trong ví dụ trên, đòn bẩy hoạt động của Công ty ABC là 4. Điều này có nghĩa là lợi nhuận thuần từ kinh doanh tăng trưởng gấp 4 lần so với doanh thu. Tuy nhiên, con số này thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ chi phí cố định và chi phí khả biến[4] -
- Số dư đảm phí là .
- Lợi nhuận thuần từ kinh doanh là .
- Đòn bẩy hoạt động = số dư đảm phí / lợi nhuận từ kinh doanh.
- .
- Như vậy lợi nhuận thuần từ kinh doanh của công ty XYZ tăng gấp 7 lần so với doanh số bán hàng.
2 Phân tích ảnh hưởng của chi phí cố định cao hơn và chi phí khả biến thấp hơn. Công ty XYZ có cùng doanh thu và và số dư đảm phí với Công ty ABC (doanh thu = 100.000 USD, lợi nhuận từ kinh doanh = 10.000 USD). Tuy nhiên, chi phí khả biến của công ty XYZ là 30.000 USD và chi phí cố định là 60.000 USD.[5] -
- Giả sử hai công ty trong các ví dụ trên đều có doanh thu tăng 10%.
- Công ty ABC với mức đòn bẩy hoạt động là 4, biên lợi nhuận ròng sẽ tăng 40% với doanh số bán hàng tăng 10% .
- Công ty XYZ với đòn bẩy hoạt động là 7, biên lợi nhuận ròng sẽ tăng 70% với doanh số bán hàng tăng 10% .
- Do đó, bạn có thể sử dụng đòn bẩy hoạt động để tính nhanh tác động của thay đổi trong doanh thu lên lợi nhuận thuần từ kinh doanh của mình mà không cần phải chuẩn bị báo cáo tài chính chi tiết.
3 Xác định tác động của tăng trưởng trong doanh thu lên biên lợi nhuận. Sử dụng đòn bẩy hoạt động để tính biên lợi nhuận sẽ tăng bao nhiêu khi doanh thu tăng lên. Lấy chỉ số đòn bẩy hoạt động nhân với mức phần trăm doanh thu tăng lên. Đây là tỷ lệ phần trăm mà bạn có thể ước tính biên lợi nhuận của mình tăng lên.[6]
Đánh giá rủi ro bằng đòn bẩy hoạt động
Tải về bản PDF-
- Ví dụ: giả sử công ty ABC trong ví dụ trên có doanh thu là 75.000 USD, chi phí biến đổi 45.000 USD và chi phí cố định 30.000 USD.
- Số dư đảm phí sẽ là .
- Lợi nhuận thuần từ kinh doanh sẽ là .
- Đòn bẩy hoạt động sẽ là .
1 Xác định điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là mức doanh thu đạt được chỉ đúng đủ để trang trải cho chi phí hoạt động, bao gồm tất cả chi phí cố định và chi phí khả biến. Khi hòa vốn, biên lợi nhuận của bạn là 0 USD. Do đó, đòn bẩy hoạt động là vô hạn. Đòn bẩy hoạt động sẽ càng tăng lên khi bạn ở gần điểm hòa vốn.[7] -
- Đây là nguyên nhân giới đầu tư nên thận trọng khi đầu tư vào công ty có đòn bẩy hoạt động cao.
2 Đánh giá hồ sơ rủi ro của công ty. Đòn bẩy hoạt động cao có nghĩa là công ty có thể tăng lợi nhuận lên đáng kể khi doanh số bán hàng tăng. Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động cao cũng có nghĩa rằng công ty đầu tư rất nhiều tiền vào chi phí cố định, như máy móc, bất động sản và tiền lương. Nếu nền kinh tế suy thoái và doanh thu giảm, công ty sẽ không có nhiều cơ hội giảm chi phí để duy trì mức lợi nhuận của mình.[8] - 3 Áp dụng chỉ số đòn bẩy hoạt động một cách cẩn thận. Do đôi khi đòn bẩy hoạt động có thể miêu tả sai lệch khả năng tăng biên lợi nhuận của công ty. Ví dụ, công ty có đòn bẩy hoạt động là 7 nên có thể tăng biên lợi nhuận lên bảy lần như doanh thu của mình. Nhưng trên thực tế, để tăng doanh thu, công ty có thể cần thêm lao động hoặc mở rộng không gian. Chi phí cho hoạt động này này sẽ làm tăng chi phí cố định, và như vậy biên lợi nhuận của công ty sẽ không tăng lên như dự đoán từ mức đòn bẩy hoạt động.[9] Quảng cáo
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTính Hữu dụng Biên Cách đểTính chiết khấu Cách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm Cách đểHệ số Vòng quay hàng tồn kho Cách đểTính Giá trị thị trường của một công ty Cách đểTính thặng dư tiêu dùng Cách đểHình thành ý tưởng kinh doanh Cách đểViết báo cáo kinh doanh Cách đểViết kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ Cách đểĐối phó với Khách hàng Thô lỗ Cách đểBắt đầu một Công việc Kinh doanh nhỏ Cách đểTính Doanh thu biên Cách đểKhởi nghiệp chăn nuôi gà Cách đểTrở thành một doanh nhân thành đạt Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.accountingtools.com/contribution-margin-ratio
- ↑ http://www.accountingtools.com/definition-operating-income
- ↑ http://www.accountingdetails.com/operating_leverage.htm
- ↑ http://www.accountingdetails.com/operating_leverage.htm
- ↑ http://www.accountingdetails.com/operating_leverage.htm
- ↑ http://www.accountingdetails.com/operating_leverage.htm
- ↑ http://strategiccfo.com/wikicfo/operating-leverage/
- ↑ http://www.investopedia.com/articles/stocks/06/opleverage.asp
- ↑ http://www.investopedia.com/articles/stocks/06/opleverage.asp
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Darron Kendrick, CPA, MA Kế toán công chúng được cấp phép Bài viết này đã được cùng viết bởi Darron Kendrick, CPA, MA. Darron Kendrick là giáo sư thỉnh giảng bộ môn kế toán và luật tại Đại học Bắc Georgia. Ông đã nhận bằng thạc sĩ về luật thuế của Trường Luật Thomas Jefferson năm 2012 và nhận bằng CPA của Ủy ban Kế toán Công cộng bang Alabama vào năm 1984. Bài viết này đã được xem 28.527 lần. Chuyên mục: Kinh doanh Ngôn ngữ khác Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Indonesia Tiếng Pháp- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTính Hữu dụng BiênCách đểTính chiết khấuCách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămCách đểHệ số Vòng quay hàng tồn khoTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Tài chính và Kinh doanh
- Kinh doanh
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--1088Từ khóa » Cách Tính đòn Bẩy Kinh Doanh
-
Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage - OL) Và Công Thức DOL
-
Công Thức Tính Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage), Access ...
-
Các Loại đòn Bẩy Trong Hoạt động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
Công Thức Đòn Bẩy Kinh Doanh (Dol) Là Gì? Vì Sao Các Nhà Quản ...
-
Độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh được Tính Bằng Công Thức:
-
3 Đòn Bẩy Kinh Doanh Giúp Tối ưu Hoạt động Doanh Nghiệp - 1BOSS
-
Hệ Thống đòn Bẩy Kinh Doanh Và đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
-
Độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh
-
DOL Là Gì? Vai Trò Của DOL đối Với Doanh Nghiệp Là Gì?
-
[PDF] BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP - Topica
-
Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage – OL) Và Công Thức DOL
-
Tầm Quan Trọng Của đòn Bẩy Kinh Doanh Trong Kế Toán Quản Trị
-
DOL Là Gì? Cách Tính Mức độ đòn Bẩy Kinh Doanh - Việt Class
-
Công Thức Tính Đòn Bẩy Kinh Doanh