Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage - OL) Và Công Thức DOL
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa. Nguồn: educba.com
Đòn bẩy kinh doanh
Khái niệm
Đòn bẩy kinh doanh trong tiếng Anh là Operating Leverage, viết tắt là OL.
Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.
Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thường được kí hiệu là DOL (Degree of Operating Leverage).
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Đo lường mức độ đòn bẩy kinh doanh
Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán.
Nếu gọi:
F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
v: chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
p: giá bán đơn vị sản phẩm
Q: số lượng sản phẩm bán ra
EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc được tính theo công thức sau:
Trong đó:
ΔEBIT = EBIT1 - EBIT0: là độ gia tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ΔQ = Q1 - Q0: là độ gia tăng doanh thu
Sau một số biến đổi, chúng ta có công thức sau:
Từ công thức trên ta thấy, doanh nghiệp nào trong kết cấu chi phí kinh doanh có phần chi phí cố định lớn hơn thì có DOL lớn hơn, khi đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng nhiều hơn khi doanh thu tăng, ngược lại sẽ có lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhiều hơn khi doanh thu giảm.
Rủi ro giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay được gọi là rủi ro kinh doanh. Một doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với phần chi phí kinh doanh cố định lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn nhưng gắn liền với nó là rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn.
Ví dụ minh họa
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A, giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng. Chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu đồng; chi phí biến đổi là 160.000 đồng/sản phẩm. Yêu cầu xác định sản lượng hòa vốn kinh tế và mức độ tác động của kinh doanh ở mức sản lượng 25.000 sản phẩm A.
Căn cứ số liệu trên, sản lượng hòa vốn kinh tế của doanh nghiệp sẽ là:
Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh ở mức sản lượng sản xuất 25.000 đơn vị sản phẩm là:
Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh phản ánh khi doanh nghiệp đã có mức sản xuất 25.000 sản phẩm, nếu tăng 1% khối lượng hàng bán sẽ làm tăng 2,5% lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Ngược lại, nếu sản lượng hàng bán giảm đi 1% cũng sẽ làm giảm lợi nhuận trước lãi vay và thuế 2,5%.
(Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)
Từ khóa » Cách Tính đòn Bẩy Kinh Doanh
-
Cách để Tính đòn Bẩy Hoạt động - WikiHow
-
Công Thức Tính Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage), Access ...
-
Các Loại đòn Bẩy Trong Hoạt động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
Công Thức Đòn Bẩy Kinh Doanh (Dol) Là Gì? Vì Sao Các Nhà Quản ...
-
Độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh được Tính Bằng Công Thức:
-
3 Đòn Bẩy Kinh Doanh Giúp Tối ưu Hoạt động Doanh Nghiệp - 1BOSS
-
Hệ Thống đòn Bẩy Kinh Doanh Và đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
-
Độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh
-
DOL Là Gì? Vai Trò Của DOL đối Với Doanh Nghiệp Là Gì?
-
[PDF] BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP - Topica
-
Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage – OL) Và Công Thức DOL
-
Tầm Quan Trọng Của đòn Bẩy Kinh Doanh Trong Kế Toán Quản Trị
-
DOL Là Gì? Cách Tính Mức độ đòn Bẩy Kinh Doanh - Việt Class
-
Công Thức Tính Đòn Bẩy Kinh Doanh