Cách để Vượt Qua Nỗi ám ảnh - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 54.266 lần.
Trong bài viết này: Giải phóng Tâm trí Hình thành Thói quen Mới Biến Nỗi ám ảnh thành Điều Tích cực Bài viết có liên quan Tham khảoBị ám ảnh giống như mắc kẹt trong đường hầm: bạn mất khả năng quan sát và để ý đến những thứ khác ngoại trừ vật ám ảnh bạn. Nỗi ám ảnh trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, có thể nó liên quan đến nỗi sợ hãi; ám ảnh khác với nghiện, trạng thái khi con người ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trừ khi được nuông chiều trong đối tượng gây nghiện.[1]
Vượt qua nỗi ám ảnh không phải là điều dễ dàng, nhưng một khi bạn học được cách ngừng làm nỗi ám ảnh lớn lên và chuyển nguồn năng lượng sang người và sở thích mới, bạn sẽ đạt được sự tự do. Đọc Bước 1 để biết cách kiểm soát nỗi ám ảnh để nó không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của bạn.Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Giải phóng Tâm trí
Tải về bản PDF-
- Bị ám ảnh bởi một người nào đó là dấu hiệu của mối quan hệ không lành mạnh. Bạn nên hạn chế liên lạc với người mà bạn bị ám ảnh. Làm bản thân phân tâm bởi những thứ khác, tìm cách tập trung vào những điều thú vị hơn.[2]
- Có thể bạn ám ảnh với khoảng thời gian trong quá khứ, chẳng hạn như chơi trò chơi điện tử yêu thích. Trong trường hợp đó, bạn cần loại trò chơi này ra khỏi tầm mắt bằng cách gỡ cài đặt trên máy tính hoặc nhờ bạn bè giữ hộ máy chơi trò chơi cho đến khi vượt qua nỗi ám ảnh.
1 Giữ khoảng cách với nguồn gốc của nỗi ám ảnh. Khi bạn bị ai hoặc điều gì đó ám ảnh, nếu ở gần họ thì bạn không thể nghĩ về điều gì khác được. Bạn càng ở gần nỗi ám ảnh thì càng khó ngừng suy nghĩ về nó. Tạo khoảng cách vật lý giữa bạn và nỗi ám ảnh sẽ giúp bạn tạo được khoảng cách về tinh thần. Đầu tiên mọi chuyện sẽ khó khăn, nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy nỗi ám ảnh mờ nhạt đi từng ngày. -
- Dừng nuôi dưỡng nỗi ám ảnh không phải điều đơn giản. Bạn sẽ thấy bản thân phải trải qua một trò chơi tâm lý, chẳng hạn như tự nhủ hãy nhìn vào trang Facebook của ai đó lần cuối trước khi dừng nỗi ám ảnh này lại. Nhưng nếu muốn hạn chế nó, bạn phải thoát khỏi nó ngay khi bạn ám ảnh nhất.
- Đôi khi nỗi ám ảnh quá mạnh khiến bạn không thể thoát khỏi nó. Dù bạn cố gắng thế nào thì những suy nghĩ về nỗi ám ảnh vẫn luôn thường trực. Trong trường hợp đó, đừng quá ép bản thân, bạn nên từng bước từng bước vượt qua nó.
2 Ngừng nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng nỗi ám ảnh có thể khiến bạn dễ chịu một chút, nhưng sẽ khó để phá vỡ thói quan. Chỉ cần nghĩ tới nguồn gốc nỗi ám ảnh sẽ khiến bạn bị kiểm soát. Để phá vỡ nó, bạn phải làm nó cạn kiệt. Ví dụ, nếu bạn bị ám ảnh bởi một người nổi tiếng, ngừng bàn chuyện về người đấy với bạn bè. Ngừng xem Twitter và tưởng tượng rằng đang hẹn hò với họ. Bạn càng dành nhiều không gian cho nỗi ám ảnh đó thì nó càng nhanh chóng "nuốt trọn" bạn.[3] -
- Tập thể dục để khiến não bộ hoạt động. Chạy bộ hoặc đi bộ có thể không phải lựa chọn phù hợp vì bạn sẽ có thời gian để nghĩ về nỗi ám ảnh. Bạn nên chọn leo núi, thám hiểm hang động hoặc chơi thể thao yêu cầu phải hoạt động cả cơ thể và não bộ.
- Tác phẩm viễn tưởng giúp bạn phân tâm. Chọn đọc một cuốn sách mới hoặc xem một bộ phim mà nội dung không liên quan tới nỗi ám ảnh của bạn.
- Hiện tại, khi suy nghĩ của bạn đang mông lung và cần phân tâm khẩn cấp, hãy thử bật nhạc, gọi điện cho bạn bè (nói về bất kỳ điều gì ngoại trừ nỗi ám ảnh) đọc báo hoặc quay lại làm việc.
3 Làm bản thân mất tập trung khỏi suy nghĩ ám ảnh. Thời điểm thích hợp để suy nghĩ và bàn luận về chủ đề bạn thích, vậy tại sao lại dừng lại? Hãy nhớ rằng bạn muốn vượt qua nỗi ám ảnh: bạn có thể vượt qua nó và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống. Khi suy nghĩ ám ảnh xuất hiện, hãy làm bản thân mất tập trung để không nhớ đến nó nữa.[4] Here are some good ways to distract yourself: -
- Khắc phục mối quan hệ bạn lãng quan là cách hiệu quả để vượt qua nỗi ám ảnh. Bạn bè và gia đình sẽ thấy vui khi bạn trở lại, họ sẽ cung cấp một số ý tưởng hay và thú vị, vấn đề hay tình huống liên quan. Nghĩ đến việc thay đổi là một điều tích cực!
- Nhiều người chọn cách vùi đầu vào công việc để quên đi nỗi ám ảnh. Dù công việc của bạn là gì, chỉ cần tập trung làm tốt nhất có thể.
4 Tập trung vào những thứ bạn lãng quên. Khi bạn bị ám ảnh và không có thời gian cho những việc khác, chẳng hạn như tập trung vào công việc, mối quan hệ hay sở thích cá nhân. Bạn nên dành thời gian vào việc khác trong cuộc sống để không có thời gian suy nghĩ đến nỗi ám ảnh đó nữa. -
- Sử dụng các giác quan và cảm nhận mọi thứ xung quanh. Bạn ngửi thấy, nhìn thấy, nghe thấy và nếm được gì ở hiện tại? Chú ý vào những gì xảy ra ngay trước mắt bạn thay vì sự việc ở khoảng thời gian khác.
- Lắng nghe đối phương khi nói chuyện. Hãy để bản thân cảm nhận cuộc hội thoại thay vì để tâm trí lơ lửng trên mây.
- Bạn có thể sử dụng thần chú để giúp bạn tập trung suy nghĩ khi có ý nghĩ ám ảnh. Lập lại những câu đơn giản như "Hít thở", "Kết nối Bây giờ" hoặc "Tôi ở đây" giúp đưa suy nghĩ của bạn về với hiện tại.[5]
5 Học cách sống trong hiện tại.Bạn có phải là người mơ mộng? Bạn lãng phí nhiều giờ để suy nghĩ về người hay điều gì đó ám ảnh bạn? Khi bạn ngồi một chỗ nhưng tâm trí của bạn lại ở nơi khác thì bạn đã bỏ lỡ những chuyện đang xảy ra. Nếu đã sẵn sàng để vượt qua nỗi ám ảnh, bạn phải luyện tập cách chú ý. Tức là tập trung vào hiện tại, thay vì suy nghĩ về quá khứ và tương lai. -
- CBT được dùng để phát triển ngôn từ hoặc hành động để “đập tan” suy nghĩ ám ảnh và cho phép bạn tập trung vào nhiều thứ khác.[7]
6 Dùng Liệu pháp Nhận thức - Hành vi (CBT). Liệu pháp này cho rằng không có cách nào để ngừng suy nghĩ về nỗi ám ảnh, nhưng nó làm yếu đi mối liên kết giữa suy nghĩ ám ảnh và nút kích hoạt hàng ngày. Giúp bạn dễ dàng đối phó với cuộc sống và suy nghĩ khi hành động; bạn sẽ kiểm soát nỗi ám ảnh dễ dàng hơn.[6]
Hình thành Thói quen Mới
Tải về bản PDF-
- Tránh so sánh người mới với người ám ảnh bạn. Cố gắng tận hưởng cá tính riêng biệt của mỗi người thay vì so sánh họ.
- Cho dù nỗi ám ảnh không phải là một người thì việc gặp bạn mới cũng có nhiều ích lợi. Họ sẽ giới thiệu cho bạn những quan điểm và suy nghĩ bạn chưa từng nghĩ đến trước đây.
1 Củng cố mối quan hệ với người khác. Nếu bạn bị ám ảnh bởi ai đó thì dành thời gian với người khác là cách tốt nhất để thay đổi. Tất cả năng lượng dồn vào đối tượng ám ảnh bạn sẽ được dành hết để tìm hiểu một người khác. Đăng ký một lớp học, xã hội hóa tại công viên chó cưng, hoặc tìm hiểu bạn mới quen. Trở nên thân thiết với người khác giúp bạn nhận ra thế giới này còn nhiều thứ thú vị hơn là nỗi ám ảnh của bạn. -
- Ví dụ, nếu bạn bị ám ảnh bởi người ghét đi đến bảo tàng mỹ thuật và xem phim nước ngoài thì bây giờ là cơ hội để bạn tham gia những hoạt động đó.
- Nếu bạn bị ám ảnh bởi chủ thể cụ thể nào đó, thử tìm hiểu một điều gì đó hoàn toàn khác để thay đổi.
2 Theo đuổi lợi ích mới. "Thử điều mới" dường như giải pháp cho mọi vấn đề vì nó thật sự hiệu quả. Học kỹ năng mới hoặc làm tốt hơn trong các hoạt động có thể kích hoạt não bộ và tạo sự thay đổi trong quan điểm, điều này giúp bạn thoát khỏi lối mòn. Không để nỗi ám ảnh kiểm soát bạn bằng cách dành thời gian vào việc khác, bất kỳ việc gì không liên quan đến ám ảnh.[8] -
- Đi đường khác đến trường hoặc chỗ làm
- Tập luyện ở câu lạc bộ khác hoặc đi tập vào ngày khác để tránh gặp người ám ảnh bạn.
- Thay vì kiểm tra thư điện tử và trang web ưa thích khi vừa thức dậy, hãy bắt đầu ngày mới bằng cách tập thiền, đi bộ hoặc dẫn chó đi dạo.
- Đi tập thể thao ở địa điểm khác vào cuối tuần
- Nghe thể loại nhạc khác khi làm việc
3 Thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu nỗi ám ảnh tác động tới thói quen của bạn, chẳng hạn như đi làm trên con đường cũ đã từng đi với người yêu cũ, thì giờ là lúc thay đổi mọi thứ. Phản ánh đúng hiện tại: bạn cần phá vỡ thói quen nào để không bị ám ảnh? Bạn hoàn toàn có thể trả lời câu hỏi này. Thực sự nỗ lực để thay đổi thói quen—ban đầu mọi chuyện khá khó khăn, nhưng bạn sẽ nhận ra sự thay đổi sớm thôi. Sau đây là một số thay đổi có thể giúp bạn giải tỏa tâm lý: -
- Có thể đối với bạn, làm mới nghĩa là thay đổi diễn mạo. Nếu bạn nuôi tóc dài vì nghĩ rằng người ám ảnh bạn thích điều này, vậy thì tại sao không thay đổi? Cắt tóc ngắn hoặc đổi phong cách mà không liên quan gì đến người kia.
- Nếu bạn dành thời gian truy cập vào một trang web thì có lẽ đây là lúc để làm mới phòng riêng hoặc phòng làm việc. Sắp xếp lại nội thất và mua những thứ mới. Dọn bàn làm việc và treo thêm tranh. Loại bỏ những thứ gợi nhớ về điều bạn không muốn nghĩ tới, bao phủ bản thân bằng những thứ mang tính khích lệ.
4 Làm mới cuộc sống. Nếu bạn mệt mỏi khi bị nỗi ám ảnh kiểm soát suy nghĩ và thói quen, hãy giành lại quyền kiểm soát bằng cách tạo ra thay đổi cá nhân. Nghe có vẻ to tát nhưng đôi khi bạn cần thay đổi mọi thứ để thể hiện rằng bạn vẫn có khả năng thực hiện điều đó. Chọn một thứ liên quan tới nỗi ám ảnh và làm mới nó. -
- Nếu bạn có những suy nghĩ hoặc hành động lập đi lập lại, có thể bạn bị mắc chứng rối loạn lo âu có tên gọi rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).[9] Trong trường hợp này, điều quan trọng là trao đổi để được giúp đỡ điều trị bằng liệu pháp và thuốc chuyên trị cho hội chứng này.
5 Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa. Đôi khi nỗi ám ảnh quá lớn khiến bạn không thể tự mình vượt qua. Nếu không thể kiểm soát nỗi ám ảnh và ảnh hưởng tới niềm vui của bạn, hãy đặt lịch gặp bác sĩ chuyên khoa. Chuyên gia tư vấn có thể cung cấp cho bạn công cụ để giành lại quyền kiểm soát suy nghĩ và cuộc sống.
Biến Nỗi ám ảnh thành Điều Tích cực
Tải về bản PDF-
- Thậm chí nỗi ám ảnh không có kết quả gì đáng kể như bằng thạc sĩ hay nhà thiên văn học, bạn vẫn có thể biến nó thành điều gì đó năng suất. Có thể bạn bị ám ảnh với tin đồn về người nổi tiếng, bạn không thể ngừng đọc báo lá cải. Tại sao không lập một trang blog hoặc tài khoản Twitter để chia sẻ những gì bạn đã học được?
- Bạn có thể coi nỗi ám ảnh như động lực để cải thiện bản thân. Nếu bạn ám ảnh với ai đấy không giống bạn, bạn có thể thay đổi thói quen xấu đang làm cản trở bạn. Hãy để nỗi ám ảnh trở thành lý do giúp bạn dậy sớm, tập chạy trước khi đi làm, hoặc đọc trước toàn bộ tài liệu để phát biểu ý kiến trong lớp.
1 Biến nó thành cái gì đó năng suất. Không phải nỗi ám ảnh nào cũng đáng sợ; trên thực tế, nhiều người dành cả đời để tìm kiếm "đam mê"—một thứ ngấm sâu vào con người họ khiến họ khát khao học hỏi và làm việc chăm chỉ hơn. Nếu nỗi ám ảnh lại giúp bạn đạt được mục đích thì đây là điều thực sự may mắn. Ví dụ, bạn đam mê thiên văn học và bạn chỉ muốn dành thời gian đọc và tìm hiểu về nó, bạn có thể biến nỗi ám ảnh thành sự nghiệp thành công. - 2 Hãy để nỗi ám ảnh trở thành nàng thơ sáng tạo. Nếu nỗi ám ảnh của bạn là về một ai đó, bạn có thể sử dụng năng lượng để tạo ra điều gì đó đẹp đẽ. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc xuất sắc trong lịch đều bắt nguồn từ nỗi ám ảnh. Nếu bạn không thể ngừng nghĩ về ai đó, hãy dồn hết tình cảm đơn phương thành bài thơ, bài hát hay bức họa.
- 3 Dành thời gian với người chia sẻ nó. Nỗi ám ảnh dường như là một vấn đề cho tới khi bạn tìm được một nhóm người có cùng sở thích. Dù bạn bị ám ảnh bởi điều gì, bạn cũng không phải là người duy nhất. Tìm người có cùng niềm say mê để chia sẻ thông tin và bàn luận không ngừng nghỉ. Dù bạn là người hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng đá, bạn không thể ngừng xem mọi chương trình có diễn viên bạn hâm mộ tham gia, hay bạn thức cả đêm để cày game, thì vẫn có những người giống bạn.
- 4 Đừng để nỗi ám ảnh hạn chế thế giới của bạn. Nỗi ám ảnh không chỉ "nuố trọn" toàn bộ thời gian và năng lượng của bạn. Bạn là người duy nhất hiểu rằng thế nào là quá mức. Nếu nỗi ám ảnh đem đến cho bạn niềm vui và bạn vẫn có thời gian đáp ứng nhu cầu cơ bản và kết bạn thì bạn có thể để mặc mọi chuyện. Nhưng nếu nó khiến bạn bị giới hạn, bạn nên dập tắt ngọn lửa và cho bản thân cơ hội để tận hưởng những điều khác nữa. Quảng cáo
Lời khuyên
- Thử điều mới để tâm trí thoát khỏi nỗi ám ảnh như ra ngoài với bạn bè, đọc sách hoặc học chơi nhạc cụ.
- Đừng chỉ chạy trốn và hãy giải quyết nỗi ám ảnh.
- Làm từ từ nếu cần thiết. Bạn không nhất thiết phải chấm dứt một cách "thẳng thừng".
- Đừng sợ hãi hay xấu hổ.
- Coi đây là thử thách và vượt qua nó!
Cảnh báo
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và nghiện ngập là hai vấn đề đang diễn ra với nhiều người. Nếu bạn không thể kiểm soát nỗi ám ảnh hoặc nó gây hại cho bạn và người xung quanh, bạn nên tìm đến chuyên gia ngay lập tức.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm Cách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn Cách đểAn ủi người đang khóc Cách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận Cách đểLàm Ai đó Cười Cách đểTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình Cách đểKhóc và Giải toả Áp lực Cách đểBớt Ngây thơ Cách đểVượt qua Sự tự ti Cách đểTự Thôi miên Cách đểTin tưởng ở Bản thân Cách đểXoa dịu người đang tức giận qua tin nhắn Cách đểĐối phó với Sự cám dỗ 13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://pro.psychcentral.com/exhausted-woman/2015/04/the-difference-between-an-obsession-and-an-addiction/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201004/obsession
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/11/11/some-ideas-to-help-stop-obsessing/
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201004/obsession
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/romila-adr-romiea-mushtaq-md/mindful-living-mantras_b_4708884.html
- ↑ http://cognitive-behavior-therapy.com/cognitive-behavior-therapy-for-obsessive-thinking-worry-rumination/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/two-minute-shrink/201006/taming-obsessive-thoughts
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201004/obsession
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/obsessive-compulsive-disorder-ocd/index.shtml
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Liana Georgoulis, PsyD Nhà tâm lý học Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 54.266 lần. Chuyên mục: Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Trung Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Hindi Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnCách đểAn ủi người đang khócCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giậnTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--511Từ khóa » Sự ám ảnh
-
Cách Thoát Khỏi Sự ám ảnh | Vinmec
-
Rối Loạn ám ảnh Nghi Thức (OCD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ám Ảnh Sợ Quá Khứ: Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Con Người Thường Bị ám ảnh Bởi Những Gì? - Hello Bacsi
-
Ám ảnh Chuyên Biệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách ... - Hello Bacsi
-
Nỗi Ám Ảnh Sợ Quá Khứ Và Cách Vượt Qua
-
️ Rối Loạn ám ảnh Cưỡng Chế Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Ám ảnh Lo âu Và 5 Cách Giúp Bạn Kiểm Soát Suy Nghĩ | ELLE
-
Có Rất Nhiều ám ảnh Phải Vượt Qua
-
Rối Loạn ám ảnh Cưỡng Chế (OCD): Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu?
-
Cách Chúng Ta đối Mặt Với Rối Loạn ám ảnh Cưỡng Chế - YouMed
-
Rối Loạn ám ảnh Cưỡng Chế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Của Hội Chứng ám ảnh Cưỡng Chế Là Gì? Cách điều Trị Ra ...
-
Sự ám ảnh Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Ám Ảnh Sợ Hãi: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế (OCD): Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và ...
-
Tổng Quan Về ám ảnh Cưỡng Chế Hoàn Hảo - Docosan
-
9 Cách Vượt Qua Sự ám ảnh Với Những Nỗi Sợ Thầm Kín - Sức Khỏe
-
Rối Loạn ám ảnh Cưỡng Chế