Cách để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Khi đi Máy Bay - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 12.574 lần.
Trong bài viết này: Trang bị kiến thức về máy bay Kiểm soát sự lo lắng của bản thân Đặt chuyến bay Chuẩn bị cho chuyến bay Khi đang trên chuyến bay Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoBạn có muốn đến những nơi xa xôi và được tận mắt nhìn thấy thế giới – mà không cần trải qua tình trạng hoảng loạn khi đi máy bay? Nếu bạn đang mắc chứng bệnh sợ đi máy bay (aviophobia) thì có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của nó. Tìm hiểu kỹ về chứng bệnh này, sử dụng kỹ thuật thư giãn và lên kế hoạch cho chuyến đi là những điều mà bạn cần thực hiện để có thể vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình và có thể tự do khám phá thế giới. Thông tin sau sẽ khá hữu ích trong việc giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn: tỷ lệ tử vong khi đi máy bay chỉ là 1 trong 11 triệu. Có nghĩa là cơ hội chuyến bay của bạn gặp tai nạn chỉ nằm trong khoảng 0.00001%.[1]
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 5:Trang bị kiến thức về máy bay
Tải về bản PDF-
- Ở các nước phát triển, cơ hội máy bay gặp sự cố là 1 trong 30 triệu.[2]
1 Hiểu rõ mức độ an toàn của máy bay. Hiểu về số liệu thống kê sẽ không thể hoàn toàn giúp đỡ bạn khi máy bay rời khỏi đường băng. Nhưng một khi biết rằng di chuyển bằng máy bay khá an toàn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đang trên máy bay hoặc khi bạn đang trên đường đến sân bay. Thực tế là đi máy bay thật sự rất an toàn. Cho đến nay, máy bay là phương tiện di chuyển an toàn nhất. -
- Tỷ lệ tử vong do tai nạn ô tô là 1 trong 5.000. Điều này có nghĩa là phần nguy hiểm nhất trong chuyến bay của bạn đó chính là chạy xe đến sân bay. Một khi bạn đã đến sân bay, hãy tự khích lệ chính mình. Bạn đã vượt qua phần nguy hiểm nhất trong chuyến bay của mình.
- Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm cao hơn tai nạn máy bay là 1 trong 3 triệu.
- Bạn cũng có thể tử vong do bị rắn cắn, sét đánh, phỏng nước nóng hoặc ngã khỏi giường. Nếu bạn thuận tay trái, rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thiết bị thuận tay phải vẫn sẽ cao hơn khả năng tử vong khi gặp tai nạn máy bay.
- Bạn có nhiều khả năng tử vong vì ngã khi đang đi đến máy bay hơn là ngồi trong máy bay.
2 So sánh sự an toàn của việc di chuyển bằng máy bay so với các mối nguy hiểm khác. Trong cuộc sống, có vô số các rủi ro khác mà có thể bạn chưa suy nghĩ kỹ về chúng. Và sự thật là chúng nguy hiểm hơn đi máy bay. Hiểu biết về những mối nguy hiểm này không phải để bạn lo lắng về chúng. Thay vào đó, chúng sẽ cho bạn biết rằng nỗi sợ hãi về việc đi máy bay là hoàn toàn vô căn cứ! Hãy tìm hiểu về các số liệu thống kê này, viết chúng ra giấy, và lặp lại chúng khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng về chuyến bay sắp đến. -
- Máy bay cần phải đạt được tốc độ nhất định trước khi có thể cất cánh. Đây chính là lý do vì sao bạn cảm thấy rằng máy bay đang chạy quá nhanh. Một khi máy bay rời khỏi mặt đất, bạn sẽ không còn nhận thức rõ tốc độ của máy bay.
- Bạn sẽ bị ù tai khi máy bay di chuyển lên cao hoặc xuống thấp do sự thay đổi áp suất của không khí.
- Một vài bộ phận của cánh máy bay sẽ di chuyển trong suốt chuyến bay. Điều này hoàn toàn bình thường.
3 Dự đoán trước những chuyển động và cảm giác trên máy bay. Phần lớn nhất của nỗi sợ hãi là không biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tại sao máy bay lại bay nhanh? Tại sao tai của mình lại cảm thấy khó chịu? Tại sao hai cánh của máy bay lại trông kỳ lạ như vậy? Tại sao tiếp viên lại yêu cầu hành khách thắt chặt dây an toàn? Khi gặp phải tình huống bất thường, bản năng đầu tiên của bạn sẽ là giả định về tình huống tồi tệ nhất. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy tìm hiểu mọi thông tin về máy bay và về việc di chuyển bằng máy bay nếu có thể. Bạn càng hiểu biết nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng ít lo lắng bấy nhiêu. Sau đây là những điều mà bạn nên biết: -
- Chỉ trong một số trường hợp hiếm mà nhiễu động có thể gây nên thương tích, thường là do hành khách không thắt dây an toàn hoặc bị thương do bị hành lý trên đầu rơi trúng. Bạn thử nghĩ xem, bạn chưa bao giờ nghe rằng phi công bị thương do nhiễu động phải không? Điều này bởi vì phi công luôn luôn thắt chặt dây an toàn.
4 Hiểu rõ về nhiễu động không khí. Nhiễu động xảy ra khi máy bay bay từ vùng có áp suất thấp sang vùng có áp suất cao, và bạn sẽ cảm thấy máy bay "rung lắc". Nhiễu động không khí chỉ giống như khi bạn chạy xe qua con đường đầy đá nhấp nhô. -
- Một chiếc máy bay cần đến bốn lực để có thể bay: lực hấp dẫn, lực kéo, lực nâng, và lực đẩy. Các loại lực này có nhiệm vụ giúp cho máy bay di chuyển tự nhiên và dễ dàng như khi bạn đi bộ. Một phi công đã từng nói rằng "Máy bay hạnh phúc nhất là khi được bay trên trời". Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại lực này nếu bạn muốn nâng cao kiến thức của bản thân.
- Động cơ phản lực đơn giản hơn động cơ mà bạn thường thấy trong ô tô hoặc thậm chí trong chiếc máy cắt cỏ. Trong trường hợp một trong những động cơ của máy bay gặp trục trặc, máy bay vẫn sẽ hoạt động bình thường với các động cơ còn lại.
5 Tìm hiểu thêm về cách hoạt động của máy bay. Bạn cũng có thể tìm hiểu về hoạt động của động cơ bên trong máy bay để có thể hiểu rõ về quá trình khiến bạn sợ hãi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 73% số người mắc phải chứng bệnh sợ bay thường sợ máy bay gặp phải sự cố kỹ thuật trong suốt chuyến bay. Vì vậy, bạn càng biết nhiều về hoạt động của máy bay bao nhiêu thì sẽ càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu khi di chuyển bằng máy bay. Thay vì thắc mắc rằng "Tại sao máy bay lại hoạt động như vậy? Điều này có bình thường không?", sau đây là một vài điều mà bạn cần biết.[3] - 6 Hãy yên tâm rằng cửa máy bay sẽ không mở trong suốt chuyến bay. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin để hạn chế nỗi sợ của bản thân về việc cửa máy bay có thể bị mở tung trong khi bay. Một khi bạn đạt đến độ cao khoảng 9.144 m, áp suất khoảng 9.000 kgf sẽ giữ cho cửa máy bay luôn đóng kín, vì vậy, sẽ khó để cửa máy bay có thể mở khi máy bay đang bay.[4]
- 7 Cần biết rằng máy bay luôn được bảo trì thường xuyên. Máy bay thường phải trải qua khá nhiều thủ tục sửa chữa và bảo trì. Sau mỗi giờ bay, máy bay phải trải qua 11 giờ bảo trì. Điều này có nghĩa là, nếu chuyến bay của bạn kéo dài 3 giờ, máy bay sẽ phải bảo trì trong vòng 33 giờ để chắc chắn rằng nó vẫn luôn trong tình trạng hoạt động tốt! Quảng cáo
Kiểm soát sự lo lắng của bản thân
Tải về bản PDF- 1 Kiểm soát tình trạng lo lắng chung của bạn.[5] Bạn có thể đối phó với nỗi lo khi phải di chuyển bằng máy bay bằng cách kiểm soát sự lo lắng nói chung.[6] Đầu tiên, bạn cần nhận biết sự lo lắng của bản thân. Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng như thế nào? Bạn có bị toát mồ hôi tay hay không? Ngón tay của bạn có run nhẹ hay không? Bằng cách nhận biết các dấu hiệu của bản thân, bạn sẽ sớm có thể bắt đầu thực hiện bài tập giúp kiểm soát cảm giác lo âu của mình.
-
- Nhiều người cảm thấy lo âu là do sự kiểm soát nhận thức của bản thân (hoặc thiếu kiểm soát) trước tình huống căng thẳng.
2 Phớt lờ những điều mà bạn không thể kiểm soát. Nhiều người sợ đi máy bay là bởi vì họ cảm thấy rằng họ không có quyền kiểm soát. Những người gặp phải tình trạng ám ảnh này thường cảm thấy rằng họ sẽ không bao giờ gặp tai nạn ô tô bởi vì họ đang nắm quyền kiểm soát. Họ chính là người lái xe. Đây cũng là lý do vì sao họ có thể chấp nhận rủi ro khi đi xe hơn là đi máy bay. Khi đi máy bay, một người khác sẽ điều khiển chiếc máy bay, vì vậy cảm giác mất đi sự kiểm soát thường là một trong những điều đáng sợ nhất khi đi máy bay. -
- Điều quan trọng mà bạn nên nhớ đó là có thể sẽ phải tốn nhiều tháng để bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sự lo lắng của bản thân và để bạn có thể hoàn toàn giành lại được sự kiểm soát.
3 Thực hiện những bài tập thư giãn để xoa dịu sự lo lắng. Bạn nên tích hợp bài tập giảm lo âu vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Khi bạn luyện tập những bài tập này vào thời điểm bạn không cảm thấy lo lắng, bạn sẽ có sẵn công cụ giúp đỡ bạn khi bạn cần. Có như vậy bạn mới có thể cảm thấy mọi việc luôn trong tầm kiểm soát của bạn và giữ bình tĩnh cho bản thân. Hãy thử tập yoga hoặc thiền để giảm thiểu sự lo lắng trong cuộc sống.[7] ,[8] -
- Hít thở sâu và thả lỏng cơ vai. Cảm nhận sự thư giãn của đôi vai. Bạn có thể sử dụng phương pháp này cho các nhóm cơ khác chẳng hạn như mặt và chân.
4 Cố gắng thả lỏng các cơ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xác định nhóm cơ đang bị căng cứng. Ví dụ như bờ vai. Thông thường khi chúng ta bồn chồn hoặc lo âu, chúng ta thường rụt cổ và căng cơ bắp tại vai.[9] -
- Có khá nhiều bài tập về phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn mà bạn có thể tìm mua hoặc thậm chí tải về để luyện tập.
5 Sử dụng phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn. Hãy suy nghĩ về nơi khiến bạn hạnh phúc và thoải mái. Hình dung rằng bạn đang ở nơi đó. Bạn trông thấy gì? Ngửi được gì? Cảm thấy gì? Tập trung vào từng chi tiết của địa điểm mà bạn lựa chọn.[10] -
- Thực hiện bài tập này từ 4-5 lần để thư giãn.
- Hãy nhớ rằng bài tập hít thở có thể sẽ không xoa dịu hoàn toàn nỗi lo lắng của bạn. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã nhận thấy rằng bài tập này không đem lại lợi ích rõ rệt.[12] [13]
6 Hít thở sâu. Đặt một tay lên bụng của bạn. Hít sâu bằng mũi. Hít vào càng nhiều không khí càng tốt. Hít không khí vào sao cho vùng bụng của bạn căng lên chứ không phải vùng ngực. Thở ra từ miệng, chầm chậm đếm đến 10. Co cơ bụng vào để đẩy toàn bộ không khí ra ngoài.[11] - 7 Đánh lạc hướng bản thân. Hãy suy nghĩ về một điều nào đó khiến bạn hào hứng, hoặc ít nhất giúp tâm trí của bạn ngừng suy nghĩ về nỗi sợ hãi của bản thân. Bạn sẽ nấu món gì cho bữa tối? Nếu bạn có thể đến bất kỳ nơi nào, bạn sẽ muốn đến đâu? Bạn sẽ làm gì ở đó? [14]
-
- Bạn có thể tìm kiếm khóa học trị liệu tương tự trong khu vực mà bạn sinh sống. [15]
- Lớp học tại nhà sẽ cho phép bạn kiểm soát sự tiến bộ của bản thân. Và vì bạn có thể giữ lại tài liệu của khóa học, bạn sẽ có thể tăng cường học tập bằng cách thường xuyên xem lại tài liệu.
- Một vài khóa học cung cấp buổi tư vấn điện thoại cho nhóm học viên miễn phí hàng tuần.
- Một vài lớp học sẽ cho phép bạn tham gia chuyến bay giả lập. Lớp học này cho phép bạn trải nghiệm chuyến bay thật sự mà không cần phải rời khỏi mặt đất.
8 Tham gia khóa học đi máy bay. Có rất nhiều khóa học có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ đi máy bay. Bạn có thể sẽ cần phải để ý một chút mới có thể tìm được các lớp học này, nhưng chúng hoàn toàn tồn tại. Khóa học này có hai loại: loại mà bạn phải trực tiếp đến lớp để tham dự và loại mà bạn có thể học tại nhà thông qua video, tài liệu bằng văn bản và các buổi tư vấn. Các khóa học này sẽ giúp bạn quen dần với việc đi đến sân bay và di chuyển bằng máy bay bằng cách tham gia cùng người hướng dẫn trong lớp của bạn. Tuy nhiên, hiệu quả mà những khóa học này đem lại có thể sẽ không kéo dài, trừ khi bạn thường xuyên di chuyển bằng máy bay. -
- Với sự hướng dẫn của chuyên gia, cuối cùng bạn có thể sẽ nhận thấy rằng đi máy bay không hề đáng sợ. Mặc dù đây là một biện pháp tiếp cận khá căng thẳng, nó có thể là cách giúp bạn xoa dịu sự lo âu khi đi máy bay.
9 Tham gia lớp học lái máy bay. Hãy đối mặt với nỗi sợ của mình bằng cách tham gia lớp học lái máy bay. Có vô vàn câu chuyện của những người đã từng sợ hãi một điều gì đó trong suốt cuộc đời của họ cho đến một ngày khi họ được đối mặt với nó. Sau đó họ nhận ra rằng điều khiến họ sợ hãi thật ra không hề đáng sợ. Một phương pháp để chinh phục nỗi ám ảnh nào đó là đắm mình trong tình huống mà bạn biết rằng nó khá an toàn. Trong trường hợp này, đó là sự có mặt của một chuyên gia. -
- Tương tự đối với việc xem bộ phim Chuyến bay (Flight) hoặc những loại phim khác về chủ đề tai nạn máy bay hoặc chuyến bay tử thần.
10 Tránh đọc quá nhiều về tai nạn máy bay. Nếu bạn muốn giữ bình tĩnh, bạn không nên theo dõi bản tin về tai nạn máy bay. Chúng sẽ không khiến bạn cảm thấy khá hơn. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ làm bạn lo lắng thêm về sự kiện khó có thể xảy đến với bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình trạng lo sợ khi đi máy bay, hãy tránh xa những tác nhân làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bạn.
Đặt chuyến bay
Tải về bản PDF- 1 Lựa chọn chuyến bay thẳng. Mặc dù bạn có thể sẽ bị giới hạn trong việc lựa chọn chỗ ngồi trên máy bay, có những điều mà bạn có thể thực hiện từ trước để giảm thiểu lo lắng.[16] Hãy lựa chọn chuyến bay thẳng đến điểm đến của bạn. Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về điều này. Càng ít giờ bay thì càng tốt hơn cho bạn.
- 2 Lựa chọn ghế ngồi gần cánh của máy bay. Hành khách ngồi tại vị trí này thường sẽ có chuyến bay êm ái nhất. Khu vực gần cánh của máy bay sẽ ổn định hơn và ít bị ảnh hướng bởi chuyển động của máy bay hơn.
- 3 Lựa chọn ghế ngồi cạnh lối đi hoặc ghế ngồi cạnh cửa thoát hiểm. Hãy chọn chỗ ngồi khiến bạn cảm thấy ít bị tù túng hơn. Chẳng hạn như chỗ ngồi gần lối đi hoặc thậm chí bạn cũng có thể trả thêm một ít chi phí để chọn ghế ngồi ngay hàng cửa thoát hiểm.
- 4 Lựa chọn chuyến bay có sức chứa lớn và sử dụng máy bay loại to. Nếu có thể, hãy tránh các loại máy bay có sức chứa ít hoặc máy bay cỡ nhỏ. Khi bạn tìm kiếm chuyến bay, bạn có thể tìm hiểu thông tin về loại máy bay sẽ được sử dụng. Nếu có thể, hãy lựa chọn máy bay to hơn. Máy bay càng to thì bay càng êm hơn.
- 5 Lựa chọn chuyến bay vào ban ngày. Nếu bạn sợ phải bay vào buổi tối, hãy lựa chọn chuyến bay ban ngày. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn có thể nhìn ngắm cảnh vật bên ngoài cửa sổ. Trong bóng tối, bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng nhiều hơn vì bạn không biết đang phải đối mặt với những gì.
- 6 Lựa chọn đường bay ít nhiễu động nhất. Bạn cũng có thể xem qua trang web trực tuyến có tên là Dự báo Nhiễu động để tìm hiểu về khu vực có ít nhiễu động nhất trên đất nước của bạn. Nếu bạn dự định bay nối chuyến, hãy kiểm tra xem liệu bạn có thể lựa chọn đường bay ít gây rắc rối hơn cho bạn hay không. Quảng cáo
Chuẩn bị cho chuyến bay
Tải về bản PDF- 1 Đi đến sân bay vào một thời điểm khác. Nhiều người khuyên rằng bạn nên đến sân bay cho dù bạn không có chuyến bay. Bạn chỉ cần đến tham quan nhà ga trong sân bay để làm quen với mọi việc. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây là một cách hay để bạn có thể dần cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi bạn phải đi máy bay.
- 2 Đến sớm. Đến sân bay sớm để bạn có thời gian tham quan nhà ga trong sân bay, qua cổng an ninh, và tìm đến cổng đỗ máy bay của mình. Đến trễ, hoặc chỉ đơn giản là không có đủ thời gian để chuẩn bị tâm lý cho những việc sắp xảy ra sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn khi ngồi vào chỗ của mình trên máy bay. Hãy dành thời gian để làm quen với nhà ga trong sân bay, những người đến và đi khỏi sân bay, và không khí chung tại sân bay. Bạn càng làm quen với chúng bao nhiêu thì bạn càng cảm thấy tốt hơn khi phải đi máy bay bấy nhiêu.
-
- Phi công trên chuyến bay của bạn thường sẽ phải trải qua hàng trăm giờ bay. Họ cần phải đạt 1.500 giờ bay trước khi có thể nộp hồ sơ làm việc tại hãng bay lớn.[18]
3 Làm quen với tiếp viên hàng không và phi công. Khi bạn bước lên máy bay, hãy chào hỏi tiếp viên hàng không hoặc thậm chí phi công. Quan sát họ trong bộ đồng phục và đang thực hiện công việc của mình. Phi công là những người được huấn luyện đặc biệt, cũng tương tự như bác sĩ, và bạn cần tôn trọng và tin tưởng ở họ. Nếu bạn luyện tập cách tin tưởng vào người khác, và hiểu rằng họ đặt sự an toàn của bạn lên hàng đầu và là những người có đủ khả năng, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về chuyến bay của mình.[17] -
- Say xỉn sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, đặc biệt là sau khi rượu bia hết tác dụng.
- Nếu bạn thật sự cần phải lấy lại sự bình tĩnh, bạn có thể uống một ly rượu hoặc một cốc bia.
4 Tránh dùng rượu bia để tự chữa trị sự sợ hãi của chính mình. Nhiều người có thói quen yêu cầu khá nhiều rượu hoặc Bloody Mary ngay sau khi các tiếp viên vừa đi qua. Tuy nhiên, hành động này không phải là một giải pháp tốt để bạn có thể xoa dịu sự lo lắng của bạn khi đi máy bay. Rượu có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng nhiều hơn vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy ít kiểm soát hơn. Đặc biệt trong trường hợp bạn đang lo lắng về việc phải sơ tán khỏi máy bay. - 5 Mang theo thức ăn nhẹ. Hãy đem theo một loại thức ăn nhẹ nào đó mà bạn phải dành khá nhiều thời gian cho nó để gây xao nhãng cho bản thân, hoặc bạn cũng có thể đem theo loại thực phẩm mà bạn yêu thích.
- 6 Đọc tạp chí tin tức “lá cải” về người nổi tiếng. Bạn có thể sẽ không thể tập trung vào bài tập hóa học của mình, nhưng chắc chắn bạn sẽ có đủ minh mẫn để tìm hiểu về vụ bê bối mới nhất của các siêu sao trong làng giải trí.
- 7 Lên máy bay trong tình trạng sẵn sàng để ngủ trưa. Nhiều người khuyên rằng bạn nên thức dậy sớm để đến sân bay. Vì như vậy bạn sẽ có thể chợp mắt một chút trong suốt chuyến bay. Còn cách nào để thời gian có thể trôi qua nhanh hơn là một giấc ngủ? Quảng cáo
Khi đang trên chuyến bay
Tải về bản PDF- 1 Hít thở sâu. Từ từ hít không khí vào mũi, sau đó nhẹ nhàng thở ra, đếm đến mười cho đến khi bạn đã trút bỏ toàn bộ không khí khỏi phổi. Lặp lại nếu cần.[19]
- 2 Siết chặt tay vịn của ghế ngồi. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, đặc biệt là trong quá trình cất cánh và hạ cánh, hãy siết chặt tay vịn của chiếc ghế ngồi, càng chặt càng tốt. Cùng lúc đó, hãy căng cơ bụng của bạn và giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.
- 3 Đeo dây chun vào cổ tay. Búng dây chun vào tay khi bạn cảm thấy lo âu. Cái đau mà dây chun đem lại sẽ giúp bạn quay về với thực tại.
-
- Tìm bất kỳ điều gì có thể giúp ích được cho bạn. Hãy xem khoảng thời gian đi máy bay tương tự như khoảng thời gian để bạn có thể làm những điều mà bạn luôn muốn làm hoặc cần làm, thay vì chỉ đơn giản là vài giờ lo lắng triền miên.
4 Mang theo vật dụng giúp bạn tiêu khiển. Nếu bạn có thể tìm được nhiều biện pháp để gây phân tâm, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi đi máy bay. Hãy đem theo tạp chí hoặc tải những tập phim truyền hình mà bạn yêu thích để xem trên máy vi tính. Bạn cũng có thể chơi game trên máy tính xách tay của mình. Hoặc bạn cũng có thể làm việc hoặc làm bài tập.
Lời khuyên
- Một khi bạn đã có chiến lược để đánh bại nỗi sợ hãi vào ngày mà bạn phải di chuyển bằng máy bay, hãy cố gắng thường xuyên đi máy bay. Hình thành thói quen đi máy bay sẽ khiến cho việc đi máy bay không còn là một sự kiện cô lập, đáng sợ mà nó sẽ trở thành như một phần trong thói quen hằng ngày của bạn. Một khi bạn đã làm quen với quá trình này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.[20] Khi bạn có cơ hội lựa chọn giữa đi máy bay và đi xe, hãy chọn đi máy bay để có thể đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, đi máy bay sẽ an toàn hơn là đi xe!
- Chấp nhận rằng bạn sẽ không có quyền kiểm soát trong một số tình huống cụ thể, chẳng hạn như khi đi máy bay. Rủi ro là một phần của cuộc sống. Bạn sẽ không thể nào biết được điều gì đang chờ đón bạn. Sợ hãi là do trạng thái mong đợi, lo lắng, và mong muốn kiểm soát tương lai gây nên. Một khi bạn cảm thấy thoải mái với ý tưởng rằng chuyện gì cần phải xảy đến sẽ xảy đến, đi máy bay sẽ không gây ảnh hưởng đến sự thanh thản trong tâm trí của bạn.
- Khi đi máy bay, hãy đem theo những vật dụng giúp bạn giải trí và đồng thời cũng giúp bộ não của bạn suy nghĩ kỹ càng. Một phương pháp khá tốt mà nhiều người sử dụng đó là suy nghĩ về câu hỏi nếu bạn có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn sẽ lựa chọn nơi nào và bạn sẽ làm gì, tuy nhiên, nếu cách này không đem lại hiệu quả cho bạn, hãy thử nghĩ về nơi mà bạn sắp bay đến và những điều mà bạn sẽ làm ở nơi đó.
- Hãy cố gắng gây xao nhãng cho bản thân để xoa dịu nỗi sợ hãi bằng cách xem phim hoặc ngủ trưa.
- Mang theo miếng dán và thuốc chống say tàu xe phòng trường hợp bạn cảm thấy buồn nôn.
- Cần nhớ rằng, cơ trưởng biết rõ việc mà anh ta đang làm. Hãy tin tưởng ở phi hành đoàn! Họ đã từng bay hàng trăm triệu lần trước đó! Chúc bạn may mắn!!
- Tránh nhìn ra cửa sổ khi cất cánh và hạ cánh. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về một điều gì đó khiến bạn phân tâm, chẳng hạn như về kế hoạch mà bạn dự định sẽ thực hiện sau khi hạ cánh. Tuy nhiên, không nên mơ tưởng quá mức bởi vì bạn cũng vẫn phải duy trì sự tỉnh táo của bản thân phòng trường hợp khẩn cấp.
- Không tự đưa mình vào tình huống căng thẳng như suy nghĩ "Nhỡ rơi thì sao?" hoặc tương tự, hãy nghĩ về những điều vui vẻ hoặc mang theo sổ để viết và vẽ.
- Nếu quá sợ hãi, hãy thực hiện tư thế brace. Đây là tư thế để tự vệ khi có chấn động và thường được sử dụng trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Nhưng nếu bạn quá sợ thì có thể sử dụng trong trường hợp hạ cánh thông thường.
- Khi máy bay cất cánh, hãy đếm tới 60. Khi bạn đếm tới số 60 thì đã thấy mình ở trên không rồi!
Cảnh báo
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn gặp phải tình trạng lo âu mức độ nặng, hãy đến gặp nhà trị liệu để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa thuốc chống lo âu cho bạn khi đi máy bay. Có khá nhiều loại thuốc không cần kê toa hoặc thuốc ngủ mà bạn có thể tìm mua, tuy nhiên, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ trước để được hướng dẫn về liều lượng và sự tương tác với các loại thuốc khác.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm Cách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn Cách đểAn ủi người đang khóc Cách đểTin tưởng ở Bản thân Cách đểLàm Ai đó Cười Cách đểTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình Cách đểBớt Ngây thơ Cách đểXoa dịu người đang tức giận qua tin nhắn Cách đểVượt qua Sự tự ti Cách đểKhóc và Giải toả Áp lực Cách đểTự Thôi miên Cách đểBắt đầu cuộc sống mới từ dưới đáy sâu cuộc đời Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://theweek.com/article/index/246552/the-odds-are-11-million-to-1-that-youll-die-in-a-plane-crash
- ↑ http://web.mit.edu/airlines/industry_outreach/board_meeting_presentation_files/meeting-oct-2006/14-Barnett%20Aviation%20Safety%20in%20Developing%20Countries.pdf
- ↑ http://flyfright.com/overcomingfear/
- ↑ http://flyfright.com/overcomingfear/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/5-steps-to-reduce-worrying-and-anxiety/0006636
- ↑ Tartakovsky, M. (2011). 5 Bước để Giảm thiểu Lo âu. Trung tâm Tâm lý. Thông tin thu thập vào ngày 19 tháng Ba, 2015, từ nguồn http://psychcentral.com/lib/5-steps-to-reduce-worrying-and-anxiety/0006636
- ↑ Roth, W. T. (2010). Sự đa dạng của các phương pháp giúp điều trị hiệu quả tình trạng hoảng loạn: chúng có những điểm nào giống nhau?. Trầm cảm và Lo âu, 27(1), 5-11. doi:10.1002/da.20601
- ↑ Gaudlitz, K., Plag, J., Dimeo, F., & Ströhle, A. (2015). Luyện tập aerobic tạo điều kiện đem lại hiệu quả cho phương pháp điều trị của liệu pháp hành vi đối với tình trạng rối loạn lo âu. Trầm cảm và Lo âu, 32(3), 221-228. doi:10.1002/da.22337
- ↑ Francesco, P., Mauro, M. G., Gianluca, C., & Enrico, M. (2010). Hiệu quả của bài tập thư giãn trong việc điều trị tình trạng lo âu. Tạp chí Quốc tế về Tư vấn và Liệu pháp Hành vi, 5(3-4), 264.
- ↑ Kim, B. H., Newton, R. A., Sachs, M. L., Giacobbi, P. R., & Glutting, J. J. (2011). Hiệu quả của biện pháp thư giãn có hướng dẫn và bài tập tưởng tượng về hành vi tập thể dục giải trí tự báo cáo của người trưởng thành. Tạp chí tuổi tác và hoạt động thể chất, 19(2), 137-146.
- ↑ Francesco, P., Mauro, M. G., Gianluca, C., & Enrico, M. (2010). Hiệu quả của bài tập thư giãn trong việc điều trị lo âu. Tạp chí Quốc tế về Tư vấn và Liệu pháp Hành vi, 5(3-4), 264.
- ↑ Schmidt, N., Woolaway-Bickel, K., Trakowski, J. et al. (2000). Loại bỏ phương pháp điều trị nhận thức hành vi đối với tình trạng rối loạn lo âu: Xem xét về tính thiết thực của việc huấn luyện cách thở. Tạp chí Tư vấn và Tâm lý học Lâm sàn, 68(3), 417-424
- ↑ Barlow, D., (20014) Rối loạn Lo âu: Bản chất và Phương pháp Điều trị Tình trạng Lo âu và Hoảng loạn, New York: Guilford.
- ↑ Kim, B. H., Newton, R. A., Sachs, M. L., Giacobbi, P. R., & Glutting, J. J. (2011). Hiệu quả của biện pháp thư giãn có hướng dẫn và bài tập tưởng tượng về hành vi tập thể dục giải trí tự báo cáo của người trưởng thành. Tạp chí tuổi tác và hoạt động thể chất, 19(2), 137-146.
- ↑ http://www.adaa.org/living-with-anxiety/ask-and-learn/ask-expert/how-can-i-overcome-my-fear-of-flying
- ↑ http://www.news.com.au/travel/travel-advice/how-to-overcome-a-fear-of-flying/story-fn6yjmoc-1226596357072
- ↑ http://www.news.com.au/travel/travel-advice/how-to-overcome-a-fear-of-flying/story-fn6yjmoc-1226596357072
- ↑ http://flyfright.com/overcomingfear/
- ↑ http://lifehacker.com/how-i-beat-my-fear-of-flying-1052703615
- ↑ http://lifehacker.com/how-i-beat-my-fear-of-flying-1052703615
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Trudi Griffin, LPC, MS Tư vấn viên chuyên nghiệp Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 12.574 lần. Chuyên mục: Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Thái Tiếng Nhật Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnCách đểAn ủi người đang khócCách đểTin tưởng ở Bản thânTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--603Từ khóa » Nỗi Sợ đi Máy Bay
-
Bệnh Sợ đi Máy Bay - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Sợ đi Máy Bay - VnExpress
-
Những điều Người Sợ đi Máy Bay Cần Làm - BestPrice
-
4 Cách Giúp Bạn Vượt Qua Nỗi Sợ đi Máy Bay - Du Lịch
-
Vượt Qua Nỗi Sợ Bay Dễ Dàng - Pacific Cross Vietnam
-
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI SỢ ĐI MÁY BAY (PHẦN I) - Psychub
-
Bệnh Sợ đi Máy Bay Và Cách để Chữa Trị - VNTIC.VN
-
Làm Thế Nào để Vượt Qua Nỗi Sợ đi Máy Bay - Destination Review
-
10 Cách Xua Tan Nỗi Sợ Vô Hình Khi đi Máy Bay - VietNamNet
-
Vượt Qua Nỗi Sợ đi Máy Bay | VIAM
-
Chứng Sợ đi Máy Bay (Pteromerhanophobia) Là Do đâu? - Tâm Lý Học
-
Làm Sao để Vượt Qua Nỗi Sợ đi Máy Bay? - Báo Phụ Nữ
-
Hội Chứng Sợ Bay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làm Sao để Vượt Qua Nỗi Sợ đi Máy Bay? - Báo Thanh Niên