Cách để Xác định Tư Thế Của Thai Nhi Trong Tử Cung - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jennifer Boidy, RN. Jennifer Boidy là y tá hành nghề tại Maryland. Cô đã nhận bằng liên kết khoa học về điều dưỡng của trường Cao đẳng Cộng đồng Carroll vào năm 2012. Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 35.820 lần.
Trong bài viết này: Thăm dò bụng và ghi lại các cảm nhận Thực hành theo hướng dẫn của bác sĩ Phác họa tư thế của em bé trên bụng Bài viết có liên quan Tham khảoThai nhi sẽ vặn mình và di chuyển rất nhiều khi ở trong bụng mẹ! Việc cảm nhận chuyển động của và xác định tư thế của em bé sẽ là một trải nghiệm rất thú vị và kỳ diệu. Dù đơn giản là tò mò hay đã sắp đến ngày sinh, bạn có thể xác định được tư thế của em bé trong tử cung nhờ các phương pháp y tế hoặc một số phương pháp tại nhà – một vài phương pháp sẽ có độ chính xác cao hơn. Bạn hãy thử tự mình áp dụng một số phương pháp, nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh hỗ trợ.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Thăm dò bụng và ghi lại các cảm nhận
Tải về bản PDF- 1 Viết nhật ký chuyển động của em bé. Sẽ rất thú vị khi bạn có thể xem lại các tư thế khác nhau của em bé trong suốt thai kỳ. Bạn có thể viết nhật ký hoặc ghi chép vào sổ tay các chuyển động của con. Hãy ghi lại ngày tháng, số tuần mang thai và tư thế của em bé bất cứ khi nào bạn cảm nhận được.
-
- Bạn cảm nhận được khối cứng ở bên bụng trái hay bụng phải? Ấn nhẹ vào khối cứng đó – nếu toàn thân em bé chuyển động thì có thể em bé đang ở tư thế đầu hướng xuống dưới (thai ngôi đầu)
- Nếu cảm nhận được một khối cứng tròn ngay dưới xương sườn thì đó có thể là đầu em bé và em bé đang ở tư thế đầu hướng lên trên.
- Nếu sờ thấy hai khối cứng (đầu và mông em bé) ở cả hai bên bụng trái và bụng phải thì nhiều khả năng em bé đang nằm ngang. Thai nhi thường sẽ xoay người ra khỏi tư thế này khi được khoảng 8 tháng.[2]
2 Sờ bụng để cảm nhận vị trí các khối cứng. Mặc dù về mặt khoa học thì không chính xác lắm nhưng rất có thể bạn sẽ xác định được đầu hoặc mông em bé bằng cách sờ bụng. Bạn hãy thư giãn và ấn nhẹ nhàng vào bụng khi thở ra. Nếu cảm nhận được một khối cứng, tròn giống như một quả bóng nhỏ thì có thể đó là đầu em bé; khối tròn nhưng mềm hơn một chút có thể là mông của con. Bạn hãy dựa vào một số hướng dẫn dưới đây để xác định tư thế của em bé nhé:[1] -
- Nếu bạn cảm nhận được các cú đạp ở xung quanh rốn, rất có thể em bé đang ở tư thế ngôi đầu, mặt quay ra ngoài - đầu bé hướng xuống dưới nhưng mặt quay ra ngoài, lưng quay vào bụng mẹ. Khi bé ở tư thế này thì bụng bạn nhìn sẽ không tròn lắm.
3 Đánh dấu vị trí bé đạp. Xác định vị trí bé đạp là cách đơn giản nhất giúp bạn hình dung ra tư thế của bé. Nếu bé đạp ở vùng trên rốn bạn thì đầu bé đang quay xuống dưới. Nếu các cú đạp xuất hiện ở dưới rốn thì có thể bé đang quay đầu lên trên. Bạn hãy dựa vào chỗ bé đạp để tưởng tượng ra vị trí của cẳng chân và bàn chân bé.[3]
Thực hành theo hướng dẫn của bác sĩ
Tải về bản PDF-
- Khi bác sĩ xác định vị trí em bé, bạn hãy xin cảm nhận cùng để làm quen với cảm giác về các bộ phận khác nhau của bé từ bên ngoài tử cung.
1 Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách cảm nhận em bé trong bụng. Thường thì các bác sĩ có chuyên môn chỉ cần sờ bụng thai phụ là có thể xác định được vị trí của em bé. Lần tới khi đi khám định kỳ, bạn nhớ nhờ bác sĩ hướng dẫn một số mẹo và cách tự cảm nhận em bé tại nhà nhé![4] -
- Nếu nhịp tim nghe rõ nhất ở dưới rốn mẹ thì có thể em bé đang nằm xoay đầu xuống dưới, còn trên rốn mẹ thì bé xoay đầu lên trên.
- Bạn hãy thử nghe qua lõi của cuộn giấy vệ sinh để khuyếch đại âm thanh.
2 Nghe nhịp tim của bé. Dù không rõ ràng lắm nhưng nghe nhịp tim sẽ giúp bạn phần nào đoán được tư thế em bé đang nằm. Nếu có ống nghe ở nhà thì bạn có thể áp vào bụng và tự nghe, nếu không, hãy nhờ chồng hoặc người thân áp tai vào bụng và nghe giúp bạn trong một căn phòng yên tĩnh. Thường thì bạn có thể nghe được nhịp tim của bé bằng những cách này vào hai tháng cuối của thai kỳ – dù hơi khó để xác định vị trí tim bé chính xác.[5] Bạn nên nghe ở một vài vị trí khác nhau trên bụng để xác định vị trí nhịp tim bé đập to và rõ nhất. -
- Bạn hãy siêu âm một lần ở tam cá nguyệt thứ nhất và siêu âm lại khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai, hoặc thường xuyên hơn nếu sức khoẻ của em bé cần được theo dõi chặt chẽ. Hãy tham khảo chi tiết hơn về thời gian mà bạn cần đi siêu âm từ bác sĩ.[7]
- Công nghệ siêu âm hiện đại có thể cho hình ảnh siêu âm vô cùng rõ nét, tuy nhiên không phải tất cả các phòng khám đều có thiết bị siêu âm công nghệ cao.
3 Đi siêu âm. Siêu âm là phương pháp duy nhất có thể xác định tư thế của em bé một cách chính xác. Phương pháp này dùng sóng âm để ghi lại hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Bạn hãy đặt lịch siêu âm thường xuyên với bác sĩ sản khoa hoặc nhân viên hộ sinh để theo dõi em bé, hoặc đơn giản là để xác định vị trí của bé trong tử cung.[6]
Phác họa tư thế của em bé trên bụng
Tải về bản PDF- 1 Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. Vẽ lại tư thế của bé ở trên bụng có thể là một thách thức rất thú vị. Khi mang thai ở tháng thứ 8, bạn hãy thử phác họa lại tư thế của con ngay sau khi đi siêu âm hoặc kiểm tra tim thai về. Về nhà, bạn cần kiếm một ít màu nước hoặc bút dạ không độc hại và một bé búp bê có khớp tay chân.[8]
- 2 Tìm vị trí đầu của em bé. Bạn nằm ngửa ở một nơi thoải mái, kéo áo lên, dùng lực ấn nhẹ và cảm nhận một khối cứng tròn quanh vùng xương chậu sau đó vẽ một hình tròn ở vị trí đầu của em bé.[9]
- 3 Xác định vị trí tim bé. Vẽ một hình trái tim ở chỗ mà bạn cảm nhận được nhịp tim của bé – có thể bác sĩ đã chỉ cho bạn vị trí này đi khám, nếu không, bạn hãy dùng ống nghe để nghe hoặc nhờ người thân áp tai nghe vào bụng và xác định vị trí nhịp tim đập rõ nhất.[10]
- 4 Xác định vị trí mông bé. Bạn nhẹ nhàng cảm nhận vị trí một khối tròn, mềm hơn đầu bé một chút, đó chính là mông bé, sau đó đánh dấu vị trí này trên bụng.[11]
- 5 Đánh dấu các bộ phận khác của em bé mà bạn có thể cảm nhận được. Một vùng phẳng và dài có thể là lưng của bé, những cục nhỏ có thể là đầu gối hoặc khuỷu tay của con. Hãy nghĩ đến vị trí bé đạp và đánh dấu những bộ phận bạn có thể xác định được.[12]
- 6 Đặt búp bê ở các tư thế khác nhau. Bây giờ đã đến lúc bạn dùng đến bé búp bê, hãy dựa vào vị trí đầu và tim của em bé để mô phỏng tư thế tương tự trên búp bê. Làm vậy sẽ giúp bạn hình dung ra tư thế của em bé trong bụng rõ ràng hơn![13]
- 7 Hãy thỏa sức sáng tạo. Bạn có thể vẽ lại tư thế của bé thành một bức tranh hoặc chụp một vài bức ảnh thú vị. Đó sẽ là những vật lưu niệm rất tuyệt vời!.[14]
Lời khuyên
- Có thể sẽ hơi khó để cảm nhận được các bộ phận của em bé nếu bạn là người rất cơ bắp hoặc có nhiều mỡ bụng.[15] Vị trí của nhau thai cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận em bé – bạn có thể sẽ không cảm nhận được nhiều chuyển động và những cú đạp của bé nếu nhau bám ở trước thành tử cung (nhau bám mặt trước)
- Từ sau tuần thứ 30 của thai kỳ thì việc tự xác định tư thế của em bé ở nhà sẽ dễ dàng hơn, còn trước đó thì siêu âm vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất.
- Em bé thường cử động nhiều nhất sau khi bạn vừa ăn xong. Bạn hãy chú ý đến chuyển động và những cú đạp của bé trong khoảng thời gian này.[16]
Cảnh báo
- Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh nếu đã đến gần ngày sinh mà em bé vẫn ở tư thế đầu hướng lên trên hoặc nằm ngang. Bạn có thể sẽ phải sinh mổ nếu em bé không xoay về tư thế dễ sinh hơn.
- Nếu đang cảm nhận để xác định tư thế của bé mà xuất hiện cơn gò Braxton-Hicks (cơn co thắt tử cung liên tục), bạn hãy dừng lại và chờ cho cơn gò qua đi. Điều này không ảnh hưởng đến bé nhưng bạn sẽ không thể cảm nhận được gì cho đến khi bụng hết gò.[17]
- Bạn nên bắt đầu ghi lại chuyển động của bé từ khi bước vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Thường thì em bé sẽ đạp khoảng 10 lần và thực hiện những chuyển động khác trong vòng 2 giờ. Nếu không cảm nhận được tần suất đạp như vậy thì bạn cũng đừng lo lắng – hãy đợi một vài giờ và cảm nhận lại. Nếu vẫn không thấy bé đạp khoảng 10 lần trong vòng 2 tiếng thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.[18]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểMở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ em Cách đểTrưởng thành Cách đểCó giọng nói hay Cách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận Cách đểVượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại gia Cách đểVượt qua Sự tự ti Cách đểSống một lối sống lành mạnh Cách đểLoại bỏ sẹo do tự rạch Cách đểĐiều trị chấn thương háng Cách đểRèn luyện sức khỏe Cách đểGiảm Cân Cách đểMỉm cười Một cách Thường xuyên hơn Cách đểNhìn trong Bóng tối Cách đểChẩn đoán chứng phù mỡTham khảo
- ↑ https://www.naturalbirthandbabycare.com/how-can-i-tell-the-position-of-my-baby/
- ↑ http://www.open.edu/openlearncreate/mod/oucontent/view.php?id=41&printable=1
- ↑ http://www.open.edu/openlearncreate/mod/oucontent/view.php?id=41&printable=1
- ↑ https://www.naturalbirthandbabycare.com/how-can-i-tell-the-position-of-my-baby/
- ↑ http://www.open.edu/openlearncreate/mod/oucontent/view.php?id=41&printable=1
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/basics/why-its-done/prc-20014506
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/basics/definition/prc-20014506
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-positions-in-womb#transverse-lie5
- ↑ http://www.open.edu/openlearncreate/mod/oucontent/view.php?id=41&printable=1
- ↑ http://americanpregnancy.org/while-pregnant/kick-counts/
- ↑ https://www.naturalbirthandbabycare.com/how-can-i-tell-the-position-of-my-baby/
- ↑ http://americanpregnancy.org/while-pregnant/kick-counts/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Jennifer Boidy, RN Y tá được hành nghề Bài viết này đã được cùng viết bởi Jennifer Boidy, RN. Jennifer Boidy là y tá hành nghề tại Maryland. Cô đã nhận bằng liên kết khoa học về điều dưỡng của trường Cao đẳng Cộng đồng Carroll vào năm 2012. Bài viết này đã được xem 35.820 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Ả Rập Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Nhật Tiếng Thái Tiếng Nga Tiếng Hà Lan- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểMở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ emCách đểTrưởng thànhCách đểCó giọng nói hayCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--417Từ khóa » Vị Trí đạp Của Thai Nhi
-
Tất Tần Tật Về Thai Máy - Cử động Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ
-
Bà Bầu Nằm Nghiêng Bên Trái, Thai Máy Nhiều Hơn | Vinmec
-
Cử động Thai: Nên đếm Lúc Nào Trong Ngày? | Vinmec
-
Thai Máy Như Thế Nào Là Bất Thường?
-
Bật Mí Về Vị Trí Nằm Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ - FaGoMom
-
Mẹ Bầu Nên Biết: Tại Sao Thai Nhi đạp Nhiều Vào Tháng Cuối? | Medlatec
-
Thai Máy ở Vị Trí Nào? Hướng Dẫn Cách Theo Dõi Thai Máy - Fitobimbi
-
Bao Nhiêu Tuần Thì Thai Máy? Hướng Dẫn Theo Dõi Cử động Thai Cho ...
-
Thai Máy ở Vị Trí Nào Và Những điều Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
-
Những Cú đạp Của Thai Nhi Cho Thấy Con Phát Triển Khỏe Mạnh
-
7 Sự Thật Thú Vị Về Hiện Tượng Thai Nhi đạp Khi ở Trong Bụng Mẹ
-
Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết Về Thai Máy
-
Cách Xử Lý Khi Thai Nhi đạp ít, đạp Nhiều ở Tháng Thứ 7 | Huggies