Tất Tần Tật Về Thai Máy - Cử động Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ

Thai máy là gì? Không biết cảm giác thai máy là như thế nào nhỉ?” chắc hẳn là điều mà các mẹ mới mang thai lần đầu băn khoăn. Cảm giác này được các các mẹ đã sinh con bật mí rằng đó là cảm xúc bất ngờ và vô cùng hạnh phúc.

Vậy thực chất em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào? Khi nào em bé đạp trong bụng mẹ? Ý nghĩa của từng cú đạp mạnh mẽ đó là gì? Vì sao thai đạp nhiều? Thai nhi it đạp có sao không? Ngoài đạp, con cử động như thế nào trong bụng mẹ?

Nếu đây là những điều mẹ đang quan tâm thì mời mẹ cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây với POH nhé!

Chắc hẳn bố mẹ đang rất mong chờ cú đạp đầu tiên của con đúng không nào?

MỤC LỤC

Thai máy là gì?

Thai máy từ tuần bao nhiêu?

Thai 8- tuần đã máy chưa?

Thai máy ở vị trí nào?

Thai máy như thế nào?

Cách làm cho thai nhi đạp

Thai đạp nhiều về đêm?

Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ?

Xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Em bé đạp trong bụng mẹ có đau không?

Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Thai nhi đạp ít hơn vào cuối thai kỳ

Thai máy - Chuyển động của thai nhi trong thai kỳ

Thai máy là gì?

Thai máy là hiện tượng mẹ cảm nhận được em bé cử động trong bụng mẹ như đá, đạp, trườn...

Cử động thai máy giật giật trong bụng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với hoạt động của ruột. Nhất là ở các mẹ mang thai lần đầu tiên.

Thai máy từ tuần bao nhiêu?

Rất nhiều mẹ thắc mắc: Bao nhiêu tuần thì thai đạp? Câu trả lời là: Các mẹ thường cảm nhận được hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ (thai máy) vào khoảng tuần thứ 18 đến tuần 20 của thai kì. Các mẹ đã từng mang thai có thể sẽ cảm nhận được con cử động trong bụng sớm hơn một chút, vào khoảng tuần thứ 16.

Các mẹ mang thai lần thứ hai thường cảm nhận được thai máy sớm hơn mẹ mang thai lần đầu

Thai 8 tuần đã máy chưa?

Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết thai 7 tuần đã máy chưa? Hoặc thai 8 tuần đã máy chưa?...

Thật ra em bé rùng mình trong bụng mẹ và bắt đầu cựa quậy từ khoảng tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8. Nhưng những rung động ban đầu ấy rất nhỏ nên mẹ phải chờ đến những tuần sau này, khi con cử động mạnh hơn thì mới cảm nhận được.

Thai máy ở vị trí nào?

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ vào giai đoạn mẹ cảm nhận được thai máy lần đầu tiên (16-22 tuần) thường là tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế mẹ thường cảm nhận được con đạp hay cử động ở phía trên hoặc phần giữa bụng nhiều hơn là ở bụng dưới.

Ngoài ra còn rất nhiều điều thú vị về hoạt động của con trong bụng mẹ, mời các mẹ đọc thêm tại bài viết Chuyển động của thai nhi trong thai kỳ nhé!

Thai máy như thế nào?

Nhiều mẹ đã từng mang thai chia sẻ rằng mỗi cử động của con trong thai kì đều mang đến cho mẹ những cảm giác và liên tưởng khác nhau.

Có mẹ ví cử động của con như một chú bướm đậu trên bụng, có mẹ lại thấy giống như có một cầu thủ tí hon đang đá bóng ở trong bụng.

Mỗi mẹ có thể có các cảm xúc khác nhau khi cảm nhận được chuyển động của con

Hoặc có mẹ lại cảm nhận thai nhi đạp liên tục theo nhịp giống như con đang nhảy múa khi mẹ nghe những bài hát vui nhộn hay bỗng nhiên con như giật mình khi bị tác động bất ngờ bởi ánh sáng mạnh hay tiếng ồn lớn...

Còn mẹ thì cảm thấy như thế nào? POH mời mẹ cùng đọc thêm các cảm nhận thú vị có thật của các mẹ khi con đạp tại bài viết Câu chuyện của mẹ: Cảm nhận những cú đạp của con.

Cách làm cho thai nhi đạp

Tử cung của mẹ không chỉ là nơi nuôi dưỡng con mà còn là “sân chơi” để con biểu diễn đủ mọi hành động. Thế nhưng không phải màn biểu diễn nào mẹ cũng cảm nhận được mà mẹ chỉ có thể phát hiện ra khi con thực hiện động tác mạnh và đủ lâu mà thôi.

Mẹ có thể cảm nhận thai nhi trườn trong bụng mẹ, các cú đá hoặc nấc cụt của con nhưng rất khó để nhận ra con đang cử động ngón tay, ngón chân hay đang nuốt nước ối.

Nếu mẹ lo lắng về việc con đạp ít hoặc không cảm nhận được con đạp hay chơi đùa gì thì mẹ có thể thử một số cách để khuyến khích thai nhi đạp đó là uống nước lạnh hoặc tạo âm thanh lớn. Tuy nhiên POH không khuyến khích mẹ làm việc này.

Nếu cảm thấy bất thường về sức khỏe thai nhi, mẹ nên đi khám. Nếu bé phát triển bình thường thì cách tốt nhất làm thai nhi đạp được nhiều mẹ nên thai giáo cho bé từ sớm. Nhiều mẹ thai giáo tại POH cảm nhận thấy con đạp rõ rệt khi gọi tên hoặc đọc truyện thai giáo hoặc khi thai giáo ánh sáng, vận động... cho con.

Uống nước lạnh là cách được nhiều mẹ lựa chọn để thử phản ứng của thai nhi nhưng POH không khuyến khích

Tháng cuối thai nhi ít đạp có sao không?

Con càng lớn hơn thì mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động của con càng ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng. Thế nhưng đến tháng cuối thai kì, gần đến ngày chuyển dạ thì dường như con lại đạp ít hơn trước.

Nguyên nhân mẹ không cảm nhận được thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là do kích thước cơ thể của con đã to hơn lúc trước rất nhiều nên không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội khiến con khó cử động.

Trong thời gian này nếu con đã xoay người theo tư thế ngôi thuận để sẵn sàng ra đời thì mẹ sẽ cảm nhận được các cú đạp mạnh ở hai bên mạn sườn.

Mỗi tuần con lại lớn hơn và có các cử động khác nhau, mời mẹ tìm hiểu thêm về điều này tại bài viết Thai nhi chuyển động trong bụng mẹ ở mỗi tuần như thế nào.

Thai đạp nhiều về đêm?

Cuối thai kì là thời gian thai nhi đạp nhiều nhất và con thường tích cực đạp khi mẹ vừa ăn xong, mẹ nghe nhạc thư giãn và khi mẹ tắm. Nhiều mẹ lại cảm nhận con đạp nhiều nhất vào ban đêm và lo lắng không biết hành động này của con có gì bất thường hay không.

Vậy tại sao bé đạp nhiều vào ban đêm? Thật ra con chơi đùa, lăn lộn và đạp mẹ cả ngày nhưng chỉ vào ban đêm, khi mẹ đã dừng hết mọi công việc và nằm nghỉ ngơi thì mẹ mới cảm nhận rõ nhất các cử động của con, vì thế mẹ cảm giác con đạp nhiều hơn.

Các mẹ thường cảm nhận được thai máy nhiều vào ban đêm là vì lúc đó cơ thể mẹ thả lỏng và thư giãn nhất

Một lí do nữa là thời điểm ban đêm khi mẹ chuẩn bị đi ngủ là lúc mà cơ thể và tinh thần mẹ thư giãn và thoải mái nhất nên con cũng thấy vui vẻ và hoạt động tích cực hơn.

Mỗi mẹ có thể có những cảm nhận khác nhau về các cử động của con, nếu mẹ đang băn khoăn không biết cân nặng của mình có ảnh hưởng đến cảm nhận thai máy hay không thì mời mẹ đọc thêm bài viết Mẹ bầu thừa cân mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận những cú đạp của con?

Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ?

Thai nhi nấc cụt như thế nào?

Đó là khi mẹ cảm thấy thai nhi giật giật trong bụng với cường độ nhẹ nhàng thì rất có thể là con đang bị nấc. Có thể mẹ thấy việc thai nhi nấc cụt nghe thật khó tin, đặc biệt là với các mẹ lần đầu mang thai.

Dấu hiệu thai nhi nấc cụt

Thai nhi nấc ở bụng dưới thường được các mẹ miêu tả giống như tiếng gõ nhè nhẹ. Bố mẹ có thể cảm nhận rõ hơn bằng cách đặt nhẹ tay lên vùng bụng đó.

Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt có thể là do:

  • Con đang tập phản xạ bú mút để khi ra đời sẵn sàng cho việc bú mẹ
  • Con hít nhiều nước ối một lúc khiến cơ hoành non nớt phải chịu áp lực lớn dẫn đến bị nấc
  • Hoặc do dây rốn của con đang bị chèn ép

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không?

Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là điều bình thường nhưng mẹ cũng cần chú ý đến phản ứng nấc của con.

Nếu con ngày càng nấc ít kèm theo ít chuyển động và đạp hơn trước, hay thậm chí là ngừng đạp thì mẹ nên đến bác sĩ siêu âm để kiểm tra xem liệu có phải dây rốn của con bị chèn ép khiến con khó thở hay không.

Con có thể bị nấc khi đang tập phản xạ bú mút ở trong bụng mẹ

Mẹ có thể thấy thai nhi 38 tuần nấc cụt nhiều hơn những tuần trước đó do con đang tập hít thở nên sẽ thường xuyên hít phải nước ối và gây ra hiện tượng nấc. Lúc này con có thể đã quay đầu xuống nên mẹ sẽ cảm nhận được con nấc nhiều ở phần bụng dưới.

Biết rõ về việc con nấc trong bụng sẽ giúp mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con, vì thế POH mời mẹ đọc tiếp thông tin về vấn đề này trong bài viết Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ.

Xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ dựa vào chuyển động của con

Cách xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ chính xác nhất là siêu âm. Thế nhưng siêu âm chỉ biết được tư thế của con ngay lúc ấy chứ không phải vị trí cố định của con vì con thường xuyên chuyển động và thay đổi tư thế liên tục.

Thế nên các mẹ thường đoán vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ tại nhà bằng cách dựa vào các chuyển động của con.

Ví dụ như nếu lưng của thai nằm bên trái bụng thì mẹ có thể cảm nhận được thai máy bên phải nhiều hơn vì tay và chân của trẻ sẽ quay về hướng bên phải và ngược lại.

Nếu mẹ thấy thai máy bên trái bụng nhiều hơn thì rất có thể lưng của con đang quay về phía bên phải.

Thai máy bên phải là con trai hay con gái?

Xác định thai máy bên phải là con trai hay gái hiện chưa có cơ sở khoa học. Vì giới tính em bé được ấn định ngay lúc thụ tinh, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì sẽ là bé gái, nhiễm sắc thể Y thì sẽ là bé trai.

Để xác định giới tính thai nhi chính xác hơn, mẹ hãy đi siêu âm để được bác sĩ chẩn đoán.

Nhiều mẹ đoán tư thế nằm của con qua các chuyển động của trẻ

Việc thay đổi vị trí của trẻ diễn ra mạnh nhất ở tam cá nguyệt thứ hai, sang đến 3 tháng cuối của thai kì, thai nhi ngày càng lớn nên diện tích trong tử cung mẹ càng chật chội khiến con không thể dễ dàng di chuyển như trước nữa.

Vì thế tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 7 trở đi có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển dạ của mẹ. Nếu con không thể di chuyển về vị trí ngôi thuận để sinh thường tự nhiên thì khả năng mẹ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ là rất cao.

Ngôi thai thuận (còn được gọi là ngôi đầu) là tư thế mà thai nhi chúc đầu xuống bên dưới đường sinh, mông hướng lên trên và gáy hướng về phía bụng mẹ.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết Xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ dựa vào chuyển động của con.

Em bé đạp trong bụng mẹ có đau không?

Cảm giác hạnh phúc, ngỡ ngàng của mẹ trong những lần đầu tiên cảm nhận được cử động của con sẽ dần thay thế bằng sự căng tức, giật mình, đau nhói hay khó chịu khi con ngày càng đạp và di chuyển mạnh mẽ hơn.

Nhiều mẹ thậm chí còn bị mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm hoặc luôn cảm thấy khó chịu trong dạ dày vì con đạp liên tục từ lúc ăn đến lúc ngủ. Tần suất và cường độ đạp của trẻ sẽ tăng lên liên tục theo tháng tuổi của con.

Đôi khi những cú đạp của con có thể khiến mẹ đau nhói, khó chịu

Có thể khi thai nhi đạp nhiều bụng dưới vào tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6, mẹ mới chỉ thấy căng tức nhè nhẹ nhưng đến tháng thứ 7 trở đi thì những cú đạp ở bụng dưới có thể khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu dắt.

Thai nhi đạp gần cửa mình (âm đạo) còn có thể khiến mẹ cảm thấy đau buốt vì tử cung đang ngày càng to ra và chèn ép lên toàn bộ vùng xương chậu, trong đó có âm đạo của mẹ.

Nếu thai nhi đạp nhói bụng dưới khiến mẹ quá đau đớn và bất tiện, mẹ có thể thử các cách khuyến khích con di chuyển sang vị trí khác như quỳ bằng cả tay cả chân hay thử các cách thai giáo ánh sáng bằng đèn pin để con cử động theo hướng ánh sáng mà mẹ chiếu.

Nếu mẹ vẫn còn lo lắng về cảm giác khó chịu mỗi khi con đạp thì mời mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Thai nhi đạp trong bụng mẹ có gây đau đớn, khó chịu nhé!

Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Nhiều mẹ tin rằng cách thai nhi di chuyển trong bụng mẹ có thể bộc lộ một phần tính cách của trẻ sau này. Ví dụ như nếu con đạp ít thì có thể con là một đứa trẻ hướng nội, hay suy tư, nếu con đạp nhiều thì con có thể là một em bé năng động, tinh nghịch chẳng hạn.

Những mẹ có thai đạp nhiều khi nghe nhạc cũng chia sẻ suy nghĩ của mình rằng có thể con sẽ trở thành một ca sĩ, nhạc sĩ hoặc nhạc công trong tương lai.

Các mẹ thường cảm thấy thai nhi 35 tuần đạp nhiều và đây cũng là giai đoạn con đang xoay người về vị trí ngôi thuận để sẵn sàng chào đời

Thai nhi đạp và di chuyển nhiều cũng có thể coi là một dấu hiệu tốt về tình trạng sức khỏe của bé. Nhưng không lúc nào trong ngày con cũng hoạt động nhiều như nhau.

Thông thường thai nhi đạp nhiều vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối và tối, đây thường là thời gian mẹ cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất.

Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều bất thường vì dụ như bỗng nhiên đạp nhiều hơn hẳn bình thường và mẹ lo lắng về sức khỏe của con thì mẹ nên đi siêu âm để biết được kết quả chính xác nhất.

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không?

Thai nhi đạp ít hơn vào cuối thai kỳ

Giai đoạn từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 30 là thời gian mà con bắt đầu chuyển động nhiều và mạnh lên nhiều so với giai đoạn trước.

Đến khi con được 32 tuần là mẹ đã có thể cảm nhận rất rõ sức mạnh và sự năng động của con mỗi khi con đạp hay chuyển động.

Vì thế nếu thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 hoặc sớm hơn thì mẹ nên đi siêu âm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thai nhi 38 tuần ít đạp có sao không?

Thông thường bé ít đạp vào tháng cuối do không gian trong bụng mẹ không đủ rộng để con có thể thoải mái chơi đùa nhưng mẹ vẫn nên để ý theo dõi và thường xuyên thử phản ứng của trẻ.

Mẹ nên đi siêu âm nếu phát hiện con chuyển động bất thường

Cách để khuyến khích thai nhi đạp ít ở tháng thứ 8 cử động mà mẹ có thể thử là uống nước lạnh, thay đổi tư thế nằm, gọi tên và tiếp tục thai giáo hằng ngày.

Đối với các mẹ quá ngày dự sinh thì mẹ càng nên thường xuyên thử xem con có phản ứng lại với các hành động của mẹ hay không.

Nếu thấy thai nhi 39 tuần ít đạp, đạp nhẹ bất thường hoặc không đạp khi được kích thích thì mẹ nên tới bệnh viện ngay vì có nhiều nguy cơ con đang gặp tình trạng nguy hiểm về sức khỏe.

Để hiểu rõ hơn về tần suất thai máy vào những tháng cuối, mời mẹ đọc thêm bài viết về thai nhi đạp ít hơn vào cuối thai kỳ.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/thai-giao-280-ngay-yeu-thuong

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Từ khóa » Vị Trí đạp Của Thai Nhi