Cách để Xử Lý Khi Cắn Phải Lưỡi - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Có 18 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 87.299 lần.
Trong bài viết này: Thực hiện sơ cứu Rửa và chữa lành vết thương bằng cách súc miệng Chữa trị và làm dịu đau Thực hiện các biện pháp phòng ngừa Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoChẳng may cắn phải lưỡi khi nhai thức ăn, khi nói chuyện hoặc khi lúng túng là chuyện thường xảy ra. Bài viết này của wikiHow sẽ mách cho bạn cách chữa lành lưỡi bị thương. Tham khảo bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ răng hàm mặt nếu bạn thường bị thương do tình cờ cắn phải lưỡi.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Thực hiện sơ cứu
Tải về bản PDF-
- Các loại virus kháng thuốc cũng có thể gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vết thương chảy máu.
1 Rửa sạch tay. Trước khi chạm vào bên trong miệng, bạn cần dành một phút để rửa sạch tay bằng nước nóng và xà phòng. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay. Mục đích là để ngăn chặn vi trùng từ tay lây lan sang vết thương hở ở lưỡi gây nhiễm trùng.[1] -
- Khi đầu lưỡi bị thương, bạn hãy đẩy lưỡi lên vòm miệng và giữ như vậy từng đợt 5 giây. Bạn cũng có thể dùng lưỡi ép vào phần trong má.
- Nếu với tới được vết thương, bạn hãy đặt một viên đá lạnh lên chỗ lưỡi bị cắn. Bạn cũng có thể dùng hàm ếch giữ viên đá và áp lên lưỡi nếu không quá đau. Xê dịch viên đá cho đến khi đá tan. Bạn cũng có thể đặt vải sạch hoặc gạc y tế lên vùng tổn thương và ép nhẹ.[3]
2 Dùng lực ép. Khi cắn phải lưỡi, có lẽ lúc đầu bạn sẽ bị chảy máu vì lưỡi là nơi tập trung nhiều mạch máu. Lực ép lên vùng tổn thương sẽ làm máu chảy chậm lại và giúp máu đông. Quan trọng là phải hành động ngay sau khi bị thương.[2] -
- Trường hợp chảy máu nghiêm trọng cần gọi dịch vụ cấp cứu.
3 Kiểm tra vết thương. Há to miệng và dùng gương để quan sát lưỡi. Nếu máu đã ngừng chảy và vết thương có vẻ nông, bạn có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và vết đứt có vẻ sâu, bạn cần gọi cho nha sĩ và hỏi xem vết thương có cần khâu không. - 4 Kiểm tra các vết thương khác. Cắn vào lưỡi thường là do chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn. Bạn nên kiểm tra phần còn lại trong miệng để xem răng có bị tổn thương hoặc long ra, hoặc lợi bị chảy máu do gãy răng không. Chuyển động hàm lên xuống xem có đau không. Nếu xảy ra một trong những tổn thương như trên, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nha sĩ.[4]
-
- Nếu người bị thương là trẻ em, có lẽ trẻ sẽ thích một thanh hoa quả đông lạnh để làm tê vết thương.[6]
5 Chườm lạnh. Lưỡi sẽ sưng ngay sau khi bị thương, vì vậy nó sẽ dễ bị cắn lần nữa. Bạn hãy đặt một vật lạnh như viên đá bọc vải sạch lên vết thương. Giữ yên trong 1 phút đến khi thấy tê, sau đó lấy ra. Bạn có thể thực hiện như vậy nhiều lần trong vài ngày.[5] - 6 Uống thuốc giảm đau. Chọn loại thuốc kháng viêm mà bạn dung nạp tốt như Advil và uống theo liều lượng được khuyên dùng ngay khi có thể. Thuốc có thể giúp bạn giảm sưng, đồng thời chống cơn đau thường xảy ra ngay sau khi bị thương.[7]
- 7 Súc miệng bằng nước súc miệng. Nếu có sẵn nước súc miệng, bạn hãy lập tức súc miệng. Điều này giúp làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn cắn phải lưỡi khi đang ăn. Nhổ ra và súc lại lần nữa nếu thấy có máu chảy.[8] Quảng cáo
Rửa và chữa lành vết thương bằng cách súc miệng
Tải về bản PDF-
- Muối tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Việc súc miệng nước muối giúp làm sạch vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Muối cũng có đặc tính chữa lành, giúp vết thương mau lành hơn.
1 Pha nước súc muối súc miệng. Lấy 250 ml nước máy. Thêm vào 1 thìa cà phê (5 g) muối và khuấy tan. Súc miệng trong 15-20 giây, thực hiện mỗi ngày 3 lần cho đến khi lành. Đặc biệt có tác dụng nếu bạn súc miệng ngay sau bữa ăn.[9] -
- Ô-xy già là một loại thuốc sát trùng mạnh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trong vết thương. Nó cũng có tác dụng như một chất làm sạch nhờ loại bỏ các mẩu vụn ở vết đứt và cung cấp một lượng ô-xy cho các tế bào, nhớ đó có thể giúp cầm máu.
- Ô-xy già cũng có dạng gel, bạn có thể dùng bông gòn bôi trực tiếp lên vết đứt.
2 Súc miệng nước ô-xy già (hydrogen peroxide) và nước. Pha nửa phần ô-xy già (3%) và nửa phần nước. Súc miệng bằng dung dịch này trong 15-20 giây và nhổ ra. Cẩn thận đừng nuốt. Bạn có thể súc miệng như vậy đến 4 lần một ngày.[10] -
- Antacid kiểm soát mức a-xít trong miệng, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành. Kháng histamine giúp giảm viêm. Hai dược chất này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một loại dung dịch mà có người gọi là “nước súc miệng thần kỳ”.[11]
- Nếu không thích súc miệng với hỗn hợp này, bạn có thể pha chế đặc hơn và bôi dưới dạng bột nhão.
3 Súc miệng với antacid/kháng histamine. Hòa một phần diphenhydramine (như dung dịch chống dị ứng Benadryl) với một phần antacid (như sữa magnesia). Súc miệng với hỗn hợp này trong một phút và nhổ ra. Bạn có thể thực hiện một hoặc hai lần mỗi ngày. - 4 Dùng nước súc miệng truyền thống. Benzydamine hydrochloride, chlorhexidine gluconate 0,12%, hoặc nước súc miệng tiêu chuẩn cũng là những lựa chọn tốt. Súc miệng theo liều lượng khuyến nghị trong 15-30 giây, sau đó nhổ ra. Đặc biệt súc miệng sau khi ăn sẽ làm sạch các vụn thức ăn khỏi vết thương, giúp vết thương mau lành nhờ tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng.[12] Quảng cáo
Chữa trị và làm dịu đau
Tải về bản PDF-
- Động tác này sẽ giúp cầm máu nếu vết đứt hở lại và giảm đau trong suốt quá trình chữa lành.
1 Tiếp tục dùng túi đá hoặc gạc lạnh. Cho vài viên đá lạnh vào túi ni lông và đặt lên lưỡi cho đến khi bớt đau. Bạn cũng có thể bọc túi đá trong khăn tay ẩm cho dễ chịu hơn. Mút kem que đá hoặc uống nước lạnh cũng giúp giảm đau, tuy nhiên bạn cần nhớ không uống loại có tính a-xít. -
- Lô hội là một liệu pháp thảo mộc đã được chứng minh là giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Nó cũng có tác dụng chống một số loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nuốt trực tiếp lô hội.[14]
- Bạn cũng có thể cho gel lô hội vào gạc vô trùng và đắp lên vết thương. Như vậy sẽ có tác dụng lâu hơn nhờ ngăn chặn nước bọt làm tan chất gel.
2 Bôi lô hội. Bạn có thể mua gel lô hội ở hiệu thuốc. Hoặc bạn có thể cắt một nhánh lô hội và lấy phần gel bên trong lá đắp lên vết thương, tối đa 3 lần mỗi ngày. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bôi sau khi súc miệng và ban đêm trước khi đi ngủ.[13] - 3 Dùng gel bôi miệng. Mua loại gel làm tê và sát trùng ở các hiệu thuốc. Ví dụ như Orajel có dạng tuýp nhỏ dễ bôi. Bạn chỉ cần nặn một ít gel lên miếng bông gòn sạch và bôi lên vết thương. Lặp lại mỗi ngày từ 2-4 lần cho đến khi lành.
- 4 Thử dùng kem bôi miệng. Loại kem này hoạt động tương tự như gel bôi miệng. Lấy một ít kem cho lên bông gòn và áp lên vết thương. Lặp lại liệu pháp này tối đa 4 lần một ngày cho đến khi lành. Bạn cũng có thể dùng ngón tay bôi trực tiếp lên vết thương.
- 5 Dùng muối nở. Trộn một thìa cà phê muối nở với nước cho đến khi thành một hỗn hợp mịn. Nhúng bông gòn vào hỗn hợp và đắp lên vết thương. Muối nở giúp giảm tiết a-xít và vi khuẩn, đồng thời cũng giúp giảm sưng, viêm và đau.[15]
- 6 Ăn mật ong. Lấy một thìa cà phê mật ong và liếm hết chỗ mật ong trên thìa hoặc nhỏ mật ong lên vết thương. Lặp lại mỗi ngày hai lần. Mật ong sẽ bao bọc niêm mạc miệng và ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có hại. Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể trộn thêm nghệ vào mật ong. Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành khi được kết hợp với keo ong.[16]
- 7 Bôi sữa magnesia lên vết thương. Nhúng bông gòn vào chai sữa magnesia và bôi vào vết thương. Bạn có thể thực hiện 3 đến 4 lần một ngày. Liệu pháp này còn hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau khi súc miệng. Sữa magnesia là một loại antacid hoạt động, có tác dụng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích.[17] Quảng cáo
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, nếu răng của bạn không thẳng hàng, bạn có thể nhận thấy mình hay cắn vào lưỡi. Nha sĩ và bác sĩ răng hàm mặt sẽ đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
1 Đến nha sĩ. Bạn nên đến nha sĩ ít nhất mỗi năm hai lần để được chăm sóc răng miệng định kỳ. Nếu cần chăm sóc thêm do liên quan đến vấn đề cắn, bạn sẽ phải đến nha sĩ thường xuyên hơn. Một số người đặc biệt có rủi ro cao bị thương trong miệng, chẳng hạn như người có răng sắc hoặc có nhiều lỗ hổng trong răng, dẫn đến răng dễ bị nứt gãy và để lại các cạnh sắc. Nha sĩ sẽ đề nghị các giải pháp chữa trị.[18] - 2 Kiểm tra độ khít của hàm răng và lợi. Đảm bảo hàm răng của bạn phải vừa khít với lợi và không lung lay quá nhiều. Hàm răng sắc cạnh cũng không tốt. Bạn nên đến nha sĩ để đảm bảo độ khít của hàm răng nếu bạn đang bị thương do cắn phải.[19]
- 3 Tránh bị kích ứng từ các dụng cụ răng miệng. Nếu có đeo các dụng cụ răng miệng, bạn cần đảm bảo chúng phải vừa khít trong miệng mà không chuyển động quá nhiều. Hỏi bác sĩ răng hàm mặt về mức độ cử động mà bạn nên chú ý. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh và tránh cắn vào lưỡi.
- 4 Đeo dụng cụ bảo vệ. Nếu chơi các môn thể thao có độ rủi ro cho răng miệng, bạn cần đeo dụng cụ bảo vệ miệng và/ hoặc mũ bảo hiểm. Các dụng cụ này sẽ giúp ổn định hàm trong trường hợp bị va chạm và giảm khả năng cắn vào lưỡi hoặc các chấn thương khác.[20]
- 5 Thực hiện biện pháp an toàn khi bị động kinh. Nếu bị mắc chứng động kinh, bạn nên cung cấp các hướng dẫn cho những người xung quanh mình. Việc đặt một vật nào đó vào miệng khi bị co giật gây hại hơn là lợi và có thể dẫn đến các vết thương do bị cắn. Thay vào đó, họ nên gọi cấp cứu và lăn bạn nằm nghiêng cho đến có sự giúp đỡ y tế. Quảng cáo
Lời khuyên
- Nhanh chóng liên lạc với nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn không bớt đau hoặc không có cải thiện sau 1 tuần, nếu vết thương xấu đi và có mùi lạ hoặc nếu bạn bị sốt.[21]
- Giữ vệ sinh răng miệng. Tiếp tục đánh răng 3 lần một ngày bằng bàn chải mềm. Cẩn thận đừng chạm vào vết thương.
Cảnh báo
- Nhai thức ăn chậm rãi, không uống rượu và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá (như thuốc hút hoặc nhai) vì chúng sẽ gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành.
- Tránh ăn các thức ăn quá cay và nhiều gia vị cũng như thức uống có tính a-xít vì chúng gây kích ứng vết thương và khiến bạn khó chịu.[22]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Cách đểLấy dằm dưới móng Cách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểQuấn băng ngón tay cái Cách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Cách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Cách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Cách đểLoại bỏ dằm đâm sâu trong da Cách đểBăng ngón chân út bị gãy Cách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Cách đểChữa lành đầu gối bị trầy xước Cách đểChăm sóc vết dao đâm Cách đểNhận biết đốt ngón tay gãy Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.cdc.gov/healthywater/hygiene/hand/handwashing.html
- ↑ http://www.webmd.com/first-aid/how-to-stop-bleeding-from-a-skin-wound
- ↑ https://healdove.com/oral-health/Bitten-Tongue-Lip
- ↑ http://www.drgreene.com/kat-bit-her-tongue/
- ↑ http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/orthopaedic_disorders/ice_packs_vs_warm_compresses_for_pain_85,P00918/
- ↑ http://www.parenting.com/article/mom-rx-treating-a-mouth-wound
- ↑ https://healdove.com/oral-health/Bitten-Tongue-Lip
- ↑ http://www.ada.org/en/science-research/ada-seal-of-acceptance/product-category-information/mouthrinses
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/tc/mouth-and-dental-injuries-home-treatment#1
- ↑ http://www.webmd.com/drugs/2/drug-4570/hydrogen-peroxide-mucous-membrane/details
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/chemotherapy/expert-answers/magic-mouthwash/faq-20058071
- ↑ https://www.jeffersondentalclinics.com/blog.html/2014/11/20/what-are-the-benefits-of-mouthwash/
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-607-aloe.aspx?activeingredientid=607
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-607-aloe.aspx?activeingredientid=607
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000047.htm
- ↑ http://www.home-remedies-for-you.com/askquestion/45358/tongue-bite-remedy.html
- ↑ http://www.webmd.com/drugs/2/drug-326/milk-of-magnesia-oral/details
- ↑ http://www.ada.org/en/press-room/news-releases/2013-archive/june/american-dental-association-statement-on-regular-dental-visits
- ↑ http://www.rdhmag.com/articles/print/volume-27/issue-7/feature/5-things-you-should-know-about-dentures.html
- ↑ http://www.dentistrytoday.com/sports-dentistry/357-athletic-mouthguards-indications-types-and-benefits
- ↑ https://healdove.com/oral-health/Bitten-Tongue-Lip
- ↑ https://healdove.com/oral-health/Bitten-Tongue-Lip
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Alina Lane, DDS Nha sĩ Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Bài viết này đã được xem 87.299 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Séc Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Hàn Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Nhật Tiếng Indonesia- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy dằm dưới móngCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểQuấn băng ngón tay cáiTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sơ cứu và Cấp cứu
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--519Từ khóa » Cắn Vô Lưỡi
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì? Nên Chọn Con Số May Mắn Nào?
-
Sau Khi Cắn Vào Lưỡi Bị Nổi Cục Sưng Có Sao Không? | Vinmec
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì? Nên Chọn Con Số May Mắn Nào?
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Lành Hay Dữ?
-
Chấn Thương Lưỡi - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Cắn Vào Lưỡi Báo điềm Gì - Thủ Thuật
-
Thường Xuyên Cắn Vào Lưỡi Khi ăn, Nếu Không Mắc 3 Thói Quen Xấu ...
-
Đang ăn Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì, Tốt Hay Xấu?
-
Chữa Vết Cắn Lưỡi - Báo Thanh Niên
-
Thường Xuyên Cắn Vào Lưỡi Quá Nhiều Có Thể Là Dấu Hiệu Của đột ...
-
Phải Làm Gì Khi Cắn Vào Lưỡi Bị Sưng? TÌM HIỂU NGAY!
-
[Giải đáp] Đang ăn Cắn Vào Lưỡi Là điềm Báo Gì ? Có Sao Không ?
-
Chữa Vết Cắn Lưỡi - ECO Pharma